Thuốc điều trị Covid-19 – lỗ đen trong đại dịch

Gần một năm rưỡi trong đại dịch, các nhà nghiên cứu khắp thế giới vẫn vật lộn chưa tìm ra phương thuốc hiệu quả, dễ sử dụng để điều trị Covid-19.

10 loại thuốc được phê duyệt khẩn cấp hoặc khuyến nghị sử dụng tại Mỹ. Hai trong số đó về sau bị thu hồi giấy phép vì không đủ hiệu quả. Chính phủ gần đây tạm dừng lô hàng của một loại khác do không tác dụng trên biến thể mới. Những loại thuốc phù hợp để điều trị người bệnh giai đoạn khởi phát hiện rất khó sử dụng. Thuốc dành cho người nhập viện chỉ thực sự hiệu quả khi bệnh nhân đã chuyển nặng.

Daniel Griffin, trưởng bộ phận truyền nhiễm của mạng lưới y tế ProHealth New York , cho biết: “Chúng tôi bị giới hạn. Hiện chưa có phương pháp điều trị Covid-19 nào thực sự ấn tượng”.

Có rất nhiều lý do khiến thuốc chữa Covid-19 còn là bức tranh ảm đạm. Giới chức tập trung nguồn lực phát triển nhanh vaccine và đã thành công. Tuy nhiên, nghiên cứu trong lĩnh vực điều trị còn thiếu sót, bất chấp tính cấp thiết từ các đợt bùng phát. Các thử nghiệm lâm sàng rải rác của Mỹ phải cạnh tranh để có nguồn bệnh nhân tình nguyện. Khi các loại thuốc hiệu quả nhưng khó sử dụng ra đời, hệ thống y tế rệu rã của đất nước chưa đủ trang thiết bị để cung cấp chúng cho người nhiễm nCoV.

Ở một khía cạnh khác, sự thiếu hiểu biết của các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế gây khó dễ cho người bệnh. Bob Bellin, sinh sống tại Austin, Texas, từng trải nghiệm điều này. Ông xét nghiệm dương tính nCoV tháng 12 năm ngoái, triệu chứng đau đầu và ho nhẹ. Bellin lo lắng bởi có bệnh lý suy giảm miễn dịch.

Ông gọi cho một trung tâm hỗ trợ xin thông tin điều trị kháng thể, song nhân viên trực điện thoại không biết về phương pháp này, dù nó từng được sử dụng cho cựu tổng thống Donald Trump. Sau vài phút nghiên cứu, nhân viên gọi lại và thông báo danh sách các bệnh viện hỗ trợ điều trị kháng thể. Tuần tiếp theo, Bellin được truyền dịch trong ba giờ và khoẻ hẳn, có thể chạy bộ trở lại.

Thuốc điều trị Covid-19 - lỗ đen trong đại dịch - Hình 1

Ông Bob Bellin, sinh sống tại Austin, Texas, nhiễm nCoV tháng 12/2020. Ảnh: WSJ

Nghiên cứu vụn vặt, thuốc khó sử dụng

Video đang HOT

Khi đại dịch hoành hành, các nhà khoa học và công ty dược phẩm vội vã tìm kiếm phương pháp điều trị tiềm năng. Tuy nhiên, các nghiên cứu hầu hết là nhỏ lẻ, với ít tình nguyện viên. Đây cũng không phải lĩnh vực được chú trọng so với vaccine. Thực tế, tình trạng này tồn tại từ lâu.

Đợt bùng phát SARS năm 2003 và MERS năm 2012 làm dấy lên báo động về nhu cầu nghiên cứu virus. Tuy nhiên, sau khi dịch được kiểm soát, sự quan tâm lại chuyển về các loại thuốc tiềm năng sinh lời hơn, dành cho ung thư, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm gan.

Từ năm 2000 đến 2017, tài trợ toàn cầu cho nghiên cứu liên quan đến virus corona là 500 triệu USD, tương đương 0,5% tổng chi phí cho bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn này, theo phân tích của tạp chí Lancet.

Đến khi ra mắt, thuốc Covid-19 hầu hết khó sử dụng, hoặc chỉ hiệu quả trong từng giai đoạn nhất định. Một trong những loại thuốc đầu tiên được phê duyệt khẩn cấp là remdesivir. Các thử nghiệm năm 2014 cho thấy thuốc loại bỏ SARS (cùng họ với nCoV) khỏi phổi chuột nhiễm bệnh, hiệu quả trong giai đoạn mới phát bệnh.

Tuy nhiên, remdesivir không dễ dùng trên người, cần truyền tĩnh mạch và theo dõi vài ngày trong bệnh viện. Nhà sản xuất Gilead cho biết ở dạng viên, thuốc sẽ bị gan phân hủy trước khi đi đến máu.

Vì vậy, các nhà khoa học chuyển hướng nghiên cứu remdesivir trên các bệnh nhân nghiêm trọng, phải vào viện. Song ở thời điểm này, nồng độ virus của nhiều người đã giảm, dù cơ thể vẫn vật lộn với các tổn thương. Trong thử nghiệm lâm sàng, thuốc tăng thời gian phục hồi, nhưng không hiệu quả đáng kể tgiảm tử vong.

Thuốc men không đuổi kịp tốc độ đại dịch

Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường Informa Pharma Intelligence, từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2021, các hãng dược đã khởi động hàng nghìn thử nghiệm thuốc trên thế giới, 650 dự án diễn ra tại Mỹ. Song tất cả không đáp ứng kịp nhu cầu khẩn cấp hoặc tốc độ của đại dịch.

Janet Woodcock, quyền uỷ viên của FDA, thanh tra Chiến dịch Thần tốc, cho biết các thử nghiệm cạnh tranh để tìm kiếm tình nguyện viên. Điều này làm chậm quá trình nghiên cứu.

Trong số gần 3.000 nhóm thử nghiệm lâm sàng, tính đến tháng 11/2020, chỉ 5% đủ nghiêm ngặt để cung cấp dữ liệu thực tiễn, theo phân tích của tiến sĩ Woodcock hồi tháng 2 năm nay.

Bà cho biết: “Mọi người thường cho ra kết quả mang tính lý thuyết hoặc thử nghiệm rất nhỏ, chúng dễ gây hiểu lầm. Chúng ta không thể có dữ liệu nếu chưa tiếp cận một cách hệ thống hơn”.

Thuốc điều trị Covid-19 - lỗ đen trong đại dịch - Hình 2

Các chuyên gia đang kiểm tra lô thuốc kháng thể Regeron điều trị Covid-19, tháng 5/2021. Ảnh: AP

Các thử nghiệm tại Mỹ tốn nhiều công sức và thời gian, đòi hỏi bác sĩ thu thập dữ liệu từ hàng loạt bệnh nhân. Song, ở một điểm sáng khác, các nhà khoa học tại Đại học Oxford theo đuổi cách làm đơn giản, thực dụng hơn. Nghiên cứu có tên là Recovery, mang đặc tính của các thử nghiệm lâm sàng hiện đại, chẳng hạn so sánh thuốc với giả dược và tiến hành xét nghiệm máu đại trà để ước đoán tác dụng phụ. Các nhà khoa học nhanh chóng ghi danh được hàng nghìn tình nguyện viên.

Bên cạnh đó, các thử nghiệm của Viện Y tế Quốc gia Mỹ phụ thuộc nhiều vào trung tâm y tế học thuật. Trong khi đó, người mắc Covid-19 thường tập trung ở các bệnh viện cộng đồng hoặc công lập tại địa phương. Những nơi này không đủ trang thiết bị để thử nghiệm lâm sàng, dẫn đến sự chậm trễ.

“Chúng ta có hàng chục nghìn người nhập viện trên cả nước, nhưng họ không được ghi danh vào nghiên cứu”, bà Woodcock nói.

Chính quyền Joe Biden gần đây cho biết sẽ chi 3,2 tỷ USD hỗ trợ phát triển thuốc kháng nCoV. Mỹ cũng có hơn 225 thử nghiệm lâm sàng, gồm các loại thuốc mới lẫn đã phê duyệt trước đây. Một vài phương pháp tiềm năng, cho thấy kết quả hứa hẹn.

Hai “ông lớn” là Merck và Pfizer đều đang thử nghiệm thuốc kháng virus có thể dùng tại nhà ngay sau khi nhiễm bệnh. Merck từng thất bại hồi tháng 4 khi sản phẩm của hãng không hiệu quả trên bệnh nhân nhập viện. Hãng tiếp tục thử nghiệm thuốc trên những người mới biểu hiện triệu chứng.

Trẻ em sản sinh kháng thể mạnh hơn người lớn khi mắc Covid-19

Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả khi trẻ em hoặc thanh thiếu niên mắc Covid-19 nhẹ hoặc không có triệu chứng vẫn kích hoạt phản ứng kháng thể mạnh mẽ.

Trẻ em sản sinh kháng thể mạnh hơn người lớn khi mắc Covid-19 - Hình 1

Nghiên cứu cho thấy trẻ bị bệnh nhẹ hoặc thậm chí không có bất kỳ triệu chứng nào khi mắc Covid-19 sẽ phát triển một phản ứng miễn dịch. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

"Phát hiện này rất đáng khích lệ, đặc biệt là trong thời điểm chúng ta chưa thể tiêm phòng cho trẻ em dưới 12 tuổi", tiến sĩ Jillian Hurst, trợ lý giáo sư tại Khoa Nhi của Trường Y Đại học Duke (Mỹ), đồng tác giả nghiên cứu, chia sẻ trong thông cáo báo chí của trường.

Bà Hurst cho biết: "Nghiên cứu cho thấy trẻ bị bệnh nhẹ hoặc thậm chí không có bất kỳ triệu chứng nào khi mắc Covid-19 sẽ phát triển một phản ứng miễn dịch có khả năng cung cấp sự bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng trong tương lai".

Theo Medicine Net , bà Hurst và các đồng nghiệp đã đo phản ứng kháng thể ở 69 bệnh nhân, từ 2 tháng tuổi đến 21 tuổi, trong đó 51% là nữ. Những bệnh nhân này được xác định nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ của các triệu chứng không gây ra những phản ứng miễn dịch khác nhau ở trẻ em. Bên cạnh đó, các kháng thể chống lại SARS-CoV-2 vẫn tồn tại đến 4 tháng sau khi nhiễm bệnh ở hầu hết những người tham gia.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng nồng độ kháng thể của trẻ em đều bằng hoặc cao hơn so với người lớn ở thời điểm 2 và 4 tháng sau khi mắc Covid-19.

Tiến sĩ Genevieve Fouda, phó giáo sư tại Khoa Nhi và Di truyền phân tử và vi sinh, Đại học Duke, tác giả nghiên cứu, phân tích: "Hầu hết các nghiên cứu về phản ứng miễn dịch của trẻ em với SARS-CoV-2 đều tập trung vào những bệnh nhân nhập viện ở mức độ nghiêm trọng hoặc mắc hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C), hoặc chỉ đánh giá khả năng miễn dịch trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính. Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp thông tin quan trọng rằng các đáp ứng miễn dịch với SARS-CoV-2 ở trẻ em và thanh thiếu niên diễn ra bất kể mức độ nghiêm trọng của bệnh".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Điều gì xảy ra khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC?Điều gì xảy ra khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC?
08:06:51 22/05/2025
Covid-19 tăng trở lại: Các bệnh viện chuẩn bị cách ly, điều trị thế nào?Covid-19 tăng trở lại: Các bệnh viện chuẩn bị cách ly, điều trị thế nào?
20:39:57 21/05/2025
Ca phẫu thuật phức tạp cứu sống người đàn ông bị liệt và nhiễm nấm cột sốngCa phẫu thuật phức tạp cứu sống người đàn ông bị liệt và nhiễm nấm cột sống
05:48:41 21/05/2025
2 loại rau kiểm soát tiểu đường nhưng người Việt thường ăn sai cách2 loại rau kiểm soát tiểu đường nhưng người Việt thường ăn sai cách
22:00:22 20/05/2025
Viêm phế quản có lây không?Viêm phế quản có lây không?
11:08:48 21/05/2025
Tắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lờiTắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời
17:42:21 21/05/2025
Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thởNgã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở
23:32:29 21/05/2025
7 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc chống trầm cảm7 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc chống trầm cảm
07:51:43 22/05/2025

Tin đang nóng

1 nam ca sĩ hàng đầu lộ hình ảnh tình một đêm, chi tiền triệu vẫn không thể khiến đối phương im lặng1 nam ca sĩ hàng đầu lộ hình ảnh tình một đêm, chi tiền triệu vẫn không thể khiến đối phương im lặng
16:45:00 22/05/2025
Toàn cảnh drama Sùng Bầu và nhà cung cấp miến dong: Đặt đơn hàng lớn rồi "bom" khiến người đàn ông lâm cảnh nợ nần?Toàn cảnh drama Sùng Bầu và nhà cung cấp miến dong: Đặt đơn hàng lớn rồi "bom" khiến người đàn ông lâm cảnh nợ nần?
15:25:46 22/05/2025
CSGT chới với trên yên xe máy, khống chế nam thanh niên ở TPHCMCSGT chới với trên yên xe máy, khống chế nam thanh niên ở TPHCM
16:34:32 22/05/2025
Trợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chếtTrợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chết
19:31:42 22/05/2025
Tôn Bằng bị triệu tập, nắm bằng chứng bất lợi Hằng Du Mục, khi nào tới Nhật Lệ?Tôn Bằng bị triệu tập, nắm bằng chứng bất lợi Hằng Du Mục, khi nào tới Nhật Lệ?
17:36:16 22/05/2025
SỐC: Công ty Sen Vàng chấm dứt hợp đồng với Hoa hậu Thuỳ TiênSỐC: Công ty Sen Vàng chấm dứt hợp đồng với Hoa hậu Thuỳ Tiên
16:40:31 22/05/2025
Lý Khải Hinh 'ngọc nữ' nhà nòi bị trợ lý cũ vu khống, tự minh oan đỉnh thế nào?Lý Khải Hinh 'ngọc nữ' nhà nòi bị trợ lý cũ vu khống, tự minh oan đỉnh thế nào?
16:09:08 22/05/2025
30 tấn hàng có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại chuẩn bị bán trên các nền tảng online30 tấn hàng có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại chuẩn bị bán trên các nền tảng online
18:28:35 22/05/2025

Tin mới nhất

7 loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu xấu (cholesterol xấu)

7 loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu xấu (cholesterol xấu)

09:15:16 22/05/2025
Đây là loại thực phẩm phổ biến nhất ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các loại cá như...
Bé gái 19 tháng tuổi ngã vào xô đựng nước thải điều hòa

Bé gái 19 tháng tuổi ngã vào xô đựng nước thải điều hòa

08:05:53 22/05/2025
Cụ thể, khi gặp trường hợp trẻ đuối nước cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm, tới vị tr&iac...
7 lợi ích bất ngờ khi ăn trái cây lúc bụng đói vào buổi sáng

7 lợi ích bất ngờ khi ăn trái cây lúc bụng đói vào buổi sáng

08:04:36 22/05/2025
Chất xơ trong trái cây thúc đẩy quá trình tiêu hóa trơn tru bằng cách kích thích nhu động ruột và ngăn ng&...
5 lợi ích của trà xanh đối với người đái tháo đường

5 lợi ích của trà xanh đối với người đái tháo đường

08:04:04 22/05/2025
Điều này có nghĩa là, việc uống trà xanh thường xuyên có thể hỗ trợ cơ thể kiểm soát lượng đư...
Gia đình, trường học chung tay phòng bệnh tay chân miệng

Gia đình, trường học chung tay phòng bệnh tay chân miệng

07:42:31 22/05/2025
Bộ Y tế cho biết, bệnh tay chân miệng là bệnh lưu hành quanh năm lây truyền qua đường tiêu hóa, xuất hiện ở h&#...
TPHCM: Cấp cứu người phụ nữ nguy kịch sau khi... gãi ngứa

TPHCM: Cấp cứu người phụ nữ nguy kịch sau khi... gãi ngứa

23:32:26 21/05/2025
Thấy quá khó chịu, người phụ nữ đã gãi mạnh cho đỡ ngứa và ngâm nước nóng ở chân, nhưng sau đ...
Những thói quen ăn uống gây hại không ngờ của người Việt

Những thói quen ăn uống gây hại không ngờ của người Việt

17:28:20 21/05/2025
Ăn đồ tái sống, để thức ăn qua đêm và không rửa tay trước khi ăn là những thói quen ăn uống phổ biN...
Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh

11:06:51 21/05/2025
Lương y khuyến cáo, tốt nhất nếu xác định phải ra ngoài trời nắng thì không nên uống nước rau má trưN...
Xót xa bé 2 tuổi bị chó nhà nuôi tấn công phải nhập viện với nhiều vết thương phức tạp

Xót xa bé 2 tuổi bị chó nhà nuôi tấn công phải nhập viện với nhiều vết thương phức tạp

10:55:29 21/05/2025
Chó cắn không chỉ gây ra những tổn thương trên da và xương, mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây truyền virus dại. Trong ...
Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?

Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?

06:01:57 21/05/2025
Ngoài dư thừa calo, các yếu tố như giấc ngủ kém, stress kéo dài, hormone cortisol tăng cao cũng góp phần làm tăng tích ...
Không chủ quan khi mắc bệnh basedow trong thai kỳ

Không chủ quan khi mắc bệnh basedow trong thai kỳ

05:53:36 21/05/2025
Bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số kỹ thuật cận lâm sàng phục vụ chẩn đoán. Đáng chú...
7 lý do để thêm gạo lứt vào chế độ ăn uống

7 lý do để thêm gạo lứt vào chế độ ăn uống

05:42:58 21/05/2025
Không giống như ngũ cốc tinh chế, gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hơn, nghĩa là nó không gây ra sự...

Có thể bạn quan tâm

Son Heung-min bị vu cáo ép buộc người tình phá thai

Son Heung-min bị vu cáo ép buộc người tình phá thai

Sao thể thao

21:26:42 22/05/2025
Niềm vui đoạt danh hiệu vô địch Europa League của Son Heung-min không thực sự trọn vẹn, khi ngôi sao Tottenham vướng vào vụ l&ugra...
Người yêu cũ danh hài Hoài Linh tuổi 47: Cuộc sống kín tiếng, vẫn giữ hình xăm khuôn mặt Hoài Linh ở ngực

Người yêu cũ danh hài Hoài Linh tuổi 47: Cuộc sống kín tiếng, vẫn giữ hình xăm khuôn mặt Hoài Linh ở ngực

Sao việt

21:26:03 22/05/2025
Sau vài năm thoải mái chia sẻ chuyện tình yêu với Hoài Linh thì thời gian gần đây, nữ ca sĩ từng nổi tiếng đ&...
Mỹ chính thức nhận 'cung điện bay' từ Qatar

Mỹ chính thức nhận 'cung điện bay' từ Qatar

Thế giới

21:25:01 22/05/2025
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Sean Parnell ngày 21.5 cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã đồng ý nhậ...
Tai nạn liên hoàn giữa 5 xe trước khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, 2 người tử vong

Tai nạn liên hoàn giữa 5 xe trước khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, 2 người tử vong

Tin nổi bật

21:23:08 22/05/2025
Vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 ô tô và 2 xe máy trước khu vực chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức ...
Hai tài xế ô tô trả giá vì gây tai nạn kinh hoàng, khiến 4 mẹ con tử vong tại chỗ

Hai tài xế ô tô trả giá vì gây tai nạn kinh hoàng, khiến 4 mẹ con tử vong tại chỗ

Pháp luật

21:18:34 22/05/2025
Ngày 22/5, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Đàm Văn Lương (SN 1986, trú Cao Bằng) và Lê Văn Ngà (SN 1966, trú Hà...
Xót xa hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên hàng đầu vừa đột ngột qua đời vì ung thư

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên hàng đầu vừa đột ngột qua đời vì ung thư

Sao châu á

21:16:31 22/05/2025
Trước sự ra đi đau lòng của Chu Viên Viên, những hình ảnh cuối cùng của cô trong lúc nằm viện cũng đư̖...
Phơi bày thủ đoạn che giấu tội ác của Diddy, 500 bức ảnh làm bằng chứng mới sốc

Phơi bày thủ đoạn che giấu tội ác của Diddy, 500 bức ảnh làm bằng chứng mới sốc

Sao âu mỹ

21:06:27 22/05/2025
Trước khi bắt đầu các cuộc vui, Sean "Diddy" Combs thường rất cẩn trọng trong từng khâu đảm bảo không gây chú...
Loan Barbie gây thương nhớ trong bộ áo dài thướt tha

Loan Barbie gây thương nhớ trong bộ áo dài thướt tha

Netizen

21:00:05 22/05/2025
Nguyễn Thị Ngọc Loan (biệt danh Loan Barbie) đang là một trong cái tên gây "sốt" ở các cuộc thi chạy trong nước. Mới ...
Cuộc nói chuyện của bố Neko Lê và "bình rượu": Ai mà nghĩ lúc ở bên con gái, nam rapper cá tính lại "biến" thành thế này!

Cuộc nói chuyện của bố Neko Lê và "bình rượu": Ai mà nghĩ lúc ở bên con gái, nam rapper cá tính lại "biến" thành thế này!

Tv show

20:55:53 22/05/2025
Khán giả không khỏi bật cười khi chứng kiến màn tương tác cực kỳ dễ thương giữa anh tài Neko Lê và c&oci...
5 món này là "hố đen chi tiêu", nếu đã mua thì sẽ rất hối hận!

5 món này là "hố đen chi tiêu", nếu đã mua thì sẽ rất hối hận!

Sáng tạo

20:44:17 22/05/2025
Sau nhiều lần vung tiền rồi tiếc , tôi đã dần học được cách tiêu dùng thông minh hơn. Có những món lúc...
Cơn sốt phim tài liệu "Anh trai": Thu về chục tỷ, mỏ vàng cho nghệ sĩ Việt?

Cơn sốt phim tài liệu "Anh trai": Thu về chục tỷ, mỏ vàng cho nghệ sĩ Việt?

Hậu trường phim

20:40:25 22/05/2025
Nhiều khán giả cho rằng phim tài liệu âm nhạc là dòng phim kén khán giả, phụ thuộc lớn vào 2 yếu tố: Danh tiế...