Thuốc lá và bia rượu ảnh hưởng tới sức khỏe thế nào?
Uống rượu bia và hút thuốc gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng tình trạng lạm dụng đồ uống có cồn và thuốc lá, thuốc lào trên thực tế vẫn không giảm.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, nhưng đa số là do sự hiểu biết còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ do thiếu các biện pháp tuyên truyền giáo dục về thuốc lá, bia rượu và tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người.
Ảnh hưởng của thuốc lá tới sức khỏe
Khói thuốc lá chứa tới hơn 7000 chất phần lớn là chất độc hại, trong đó có khoảng 60 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin. Nicotin dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. Tuy nhiên người nghiện hút thuốc lá quá nhiều không bị chết ngay vì liều lượng cứ ngấm dần vào cơ thể.
Khói thuốc lá độc hại cho cả người hút lẫn những người không hút thuốc, nhưng hít phải khói thuốc lá.
Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu. Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.
Khi đã nói đến hút thuốc lá, người ta thường hay quên mất khái niệm “hút thuốc lá thụ động”, nghĩa là những người không hút thuốc, nhưng hít phải khói thuốc lá. Đôi khi những người này lại gánh chịu hậu quả nặng nề hơn. Cho nên chúng ta chỉ có dữ liệu 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá nhưng quên mất tới 33 triệu người không hút thuốc bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động.
Nhĩ châm, cứu tinh cho người cai thuốc láĐỌC NGAY
Bỏ hút thuốc lá, giảm nhiều bệnh ĐỌC NGAY
Ảnh hưởng của bia rượu tới sức khỏe
Tác hại của lạm dụng rượu bia rất nhiều, chưa kể đến các vụ tai nạn giao thông, ở đây chỉ nói đến góc độ bệnh tật và sức khỏe thì có thể kể ra một vài tác hại chủ yếu như sau:
Video đang HOT
1. Độc hại với gan: Gan là cơ quan nội tạng rất quan trọng của con người, có thể ví gan như một nhà máy sản xuất ra tất cả các cơ chất quan trọng đối với cơ thể; đồng thời gan cũng là cơ quan thanh lọc, chuyển hóa tất cả những chất độc đối với cơ thể. Nhưng rượu bia lại là chất gây tổn thương gan đầu tiên và nặng nề nhất. Rượu làm cho gan bị nhiễm mỡ, sau đó xơ hóa và mất dần chức năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, ung thư gan, nhiễm trùng…
2. Ảnh hưởng đến não và thần kinh: Uống rượu thường xuyên có liên quan với trầm cảm, lo âu và nhiều vấn đề tinh thần khác. Gần 1/3 các ca tự tử là có liên quan đến rượu.
Rượu ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều cơ quan trong cơ thể
3. Làm tăng nguy cơ gây ung thư: Theo giáo sư Linda Bauld thuộc Trung tâm nghiên cứu thuốc lá và rượu Anh Quốc, thì có bằng chứng xác đáng cho thấy rượu làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như vòm họng, thực quản, gan, ruột và ung thư vú. Đặc biệt, người uống rượu lại rất hay kèm hút thuốc, càng làm tăng nguy cơ bệnh tật.
4. Ảnh hưởng đến các bệnh lý tim mạch : Cồn là chất độc và có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tim. Do vậy khi một người uống rượu, tế bào cơ tim chết, và thay vào đó là mô xơ không có khả năng co bóp. Dẫn đến bệnh cơ tim do rượu, hậu quả là suy tim, loạn nhịp tim và tử vong.
5. Tăng nguy cơ mắc bệnh thận : Thường xuyên uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận lên gấp đôi, theo Tổ Chức Thận Anh Quốc. Thận lọc và thải chất độc ra khỏi dòng máu, rượu làm suy giảm khả năng thực hiện chức năng này của thận.
6. Rượu làm tăng nguy cơ loãng xương và bệnh Gút: Uống rượu thường xuyên gây loãng xương, làm xương mỏng, yếu và dễ gãy hơn, đồng thời cũng lâu liền hơn nếu bị gãy do cồn trong rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái tạo xương, ức chế sự tân tạo, do đó làm cán cân nghiêng về bên hủy xương. Cũng do rượu bia làm ảnh hưởng chức năng thận, trong đó có chức năng thải trừ a xit uric trong máu dẫn đến tăng a. uric làm nảy sinh bệnh Gút hoặc bệnh tiến triển nặng hơn.
PGS.TS Nguyễn Đức Hải – Viện trưởng Viện điều trị cán bộ cao cấp, Bệnh viện TWQĐ 108
Thiếu niên 15 tuổi ở Tuyên Quang ngộ độc cần sa phải vào viện vì co giật, hôn mê, loạn thần
Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực Nội khoa - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho một thiếu niên 15 tuổi (ở Tuyên Quang), nhập viện trong tình trạng lơ mơ, nói nhảm, nhịp tim nhanh, ý thức của bệnh nhân tiến triển xấu dần sau đó xuất hiện co giật và hôn mê.
Ngộ độc cần sa khiến trẻ loạn thần, co giật, tím tái... bác sĩ phải đặt nội khí quản
TS.BS Chu Thanh Sơn - Khoa Hồi sức tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, qua khai thác tiền sử và bệnh sử, kết hợp thăm khám lâm sàng, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân sử dụng chất gây nghiện.
Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết đã được thực hiện để tìm căn nguyên gây bệnh. Kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với các chất ma túy có trong cần sa.
Theo gia đình, cách đây 3 năm, bệnh nhân có sử dụng chất gây nghiện do bị nhóm bạn lôi kéo và đã được cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.
Từ đó đến nay, do có sự giám sát từ cha mẹ nên trẻ không còn giao du với nhóm bạn nữa. Tuy nhiên, một tháng trước khi nhập viện, trẻ ở nhà một mình trong khoảng 20 ngày do gia đình có việc cần giải quyết, có khả năng trẻ lại bị bạn bè lôi kéo mà gia đình không hề hay biết.
TS.BS Chu Thanh Sơn - Khoa Điều trị tích cực nội khoa thăm khám cho bệnh nhân sau điều trị ngộ độc cần sa
Thiếu niên này được đưa vào Bệnh viện Tỉnh với các dấu hiện loạn thần sau đó co giật, tím tái, được các bác sĩ đặt ống nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để theo dõi và tiếp tục điều trị.
Cần sa - Một loại ma túy nguy hiểm
TS.BS Chu Thanh Sơn cho biết, cần sa là một chất kích thích, gây nghiện, thường được sử dụng bằng cách cuốn vào tờ giấy trắng hoặc nhồi trong điếu thuốc lá, điếu thuốc lào để hút.
Trong cần sa có chứa một số cannabinoid, với thành phần chính là chất delta-9tetrahydrocannabinol (THC). THC sẽ gắn với thụ thể cannabinoid CB1 và CB2 ở não có thể gây ra các tác dụng kích thích, an thần hoặc ảo giác phụ thuộc vào liều và thời gian sau khi sử dụng. Ngoài ra THC có thể đồng thời gây các tác dụng giải phóng catecholamine (gây nhịp tim nhanh) và ức chế phản xạ giao cảm (bệnh nhân tụt huyết áp tư thế).
Khi sử dụng cần sa, người dùng thường có triệu chứng như nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, xung huyết kết mạc, chảy nước mắt, nói nhiều, hoang tưởng, kích động mạnh thậm chí có những hành vi và hành động tiêu cực tự gây hại cho mình và người khác.
Sử dụng cần sa trong thời gian dài thường liên quan đến các bệnh lý tâm thần, viêm phế quản mạn, tăng nguy cơ ung thư, rối loạn nhịp tim và bệnh lý mạch vành. Khi ngộ độc nặng có thể gây ra tình trạng khó thở, suy hô hấp, co giật, shock đe dọa tính mạng.
Khuyến cáo khẩn của chuyên gia để trẻ tránh xa chất gây nghiện
Chia sẻ về vấn đề trên, TS.BS Đỗ Minh Loan - Trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa con cái sa vào con đường nghiện hút.
Điều này càng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn trẻ đang trải qua những thời điểm khó khăn như: quá trình thay đổi tâm sinh lý và hình thành nhân cách tuổi dậy thì, chuyển cấp học, chuyển trường hay gia đình có nhiều mâu thuẫn, cha mẹ ly hôn...
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ (CDC), rượu, cần sa và thuốc lá là những chất được vị thành niên sử dụng phổ biến nhất, 50% học sinh lớp 9 đến 12 đã từng sử dụng cần sa. Việc trẻ ở nhóm tuổi này có nhiều nguy cơ sử dụng các chất gây nghiện, chất ma túy có nhiều nguyên nhân.
Trẻ vị thành niên luôn tò mò, muốn thử trải nghiệm tìm cảm giác lạ, muốn tự khẳng định bản thân và có xu hướng mạo hiểm.
Một lý do khác khiến trẻ vị thành niên tìm đến các chất gây nghiện chính là muốn thoát khỏi các áp lực rất đa dạng trong cuộc sống như các stress trong gia đình (bố mẹ mâu thuẫn, ly thân..,), áp lực trong nhà trường (thi cử, học tập...) và stress trong các mối quan hệ bạn bè, tình yêu...
Trong đó, trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bạn bè. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý và quan tâm đến bạn bè của con để giúp con tránh chịu ảnh hưởng xấu, bị lôi kéo sử dụng chất ma túy.
Gần gũi, làm bạn với con, giúp con có sự cân bằng hợp lý giữa học tập, nghỉ ngơi thư giãn và thể thao là cách các bậc phụ huynh nên làm để giúp con có lối sống lành mạnh, phòng ngừa nguy cơ sử dụng chất ma túy.
Cần sa là một chất kích thích, chất gây nghiện, thường được sử dụng bằng cách cuốn vào tờ giấy trắng hoặc nhồi trong điếu thuốc lá, điếu thuốc lào để hút. Ảnh internet
Một số dấu hiệu gợi ý nguy cơ trẻ có thể đã sử dụng chất ma túy như: rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, thức suốt đêm hoặc ngủ quá nhiều), sao nhãng các thú vui hoặc sở thích bình thường trẻ vẫn thích, rối loạn hành vi, dễ cáu giận, nhu cầu cần nhiều tiền và kết quả học tập sút kém...
Nếu cha mẹ thấy con có các dấu hiệu như trên, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất (hoặc Bệnh viện Nhi Trung ương) để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, hiện nay, ngoài cần sa, "cỏ Mỹ" có chứa XLR-11 là hợp chất tổng hợp, có cơ chế tác dụng tương tự cần sa nhưng mạnh và nguy hiểm hơn cần sa nhiều lần. Các chất kích thích ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người, do vậy người dân tuyệt đối không nên sử dụng, dù chỉ dùng thử một lần.
5 lời khuyên để phòng bệnh ung thư của chuyên gia Ung thư là bệnh lý gây nên bởi nhiều yếu tố phối hợp, được chia thành 2 nhóm yếu tố: nhóm yếu tố thay đổi được (như hành vi lối sống, môi trường..) và nhóm yếu tố không thay đổi được (tuổi, gen...). Tại Việt Nam, các ung thư phổ biến ở nam giới gồm ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

5 lợi ích từ loại quả đứng ngôi 'vua xuất khẩu' của Việt Nam

4 loại rau mùa hè giúp hạ nhiệt cho gan, đào thải độc tố hiệu quả

Thấy chảy máu mũi kéo dài, bé trai đến viện bác sĩ gắp ra thứ 'đáng sợ'

Nguy kịch vì tự uống paracetamol quá liều

2 trẻ nhập viện vì phù bất thường, phát hiện viêm cầu thận cấp

Những triệu chứng phổ biến của biến thể Covid-19 mới cần lưu ý

Sản phụ mang song thai có một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp

Vòng khóa siết ngón tay bé trai, gia đình cưa cửa mang đến viện

Nhiều bệnh nhân mắc ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch... do nghiện thuốc lá

Trí tuệ nhân tạo, kỳ vọng mới trong xạ trị ung thư đầu cổ

Tay chân miệng ở TP.HCM tăng nhanh, cảnh báo nguy cơ thành dịch

Muốn từ bỏ thuốc lá thành công, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn
Có thể bạn quan tâm

Quang Linh Store như 'rắn mất đầu', nợ lương, nhân viên cũ lên clip bóng gió?
Netizen
07:45:21 24/05/2025
Vy Oanh tuổi 40: Giữ sắc vóc sau 3 lần sinh nở, viên mãn bên chồng đại gia
Sao việt
07:43:43 24/05/2025
HLV Conte đi vào lịch sử
Sao thể thao
07:39:36 24/05/2025
Bị "chị em nối khố" Blake Lively lợi dụng ké fame, Taylor Swift và bạn trai quyết định "cạch mặt"?
Sao âu mỹ
07:37:51 24/05/2025
Mỹ nhân Cbiz 'đẩy' cha ruột vào vòng lao lý, gia đình phá sản chỉ vì 1 trang sức
Sao châu á
07:32:46 24/05/2025
Mẹ biển - Tập 45: Bí mật 20 năm trước được hé lộ, Ba Sịa được minh oan
Phim việt
07:29:57 24/05/2025
Màn lột xác chấn động cả Trung Quốc: Sao nữ bị tàn phá nhan sắc vì ngộ độc khí gas giờ đẹp như Kim Hee Sun
Hậu trường phim
07:20:51 24/05/2025
Màn comeback không chút bọt sóng của nam ca sĩ "flop vì thực lực": Đến bao giờ mới hết nhạc dở, lỗi thời?
Nhạc việt
06:53:18 24/05/2025
COVID-19: Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung vật tư y tế phòng dịch
Thế giới
06:21:53 24/05/2025
Món sườn heo làm thế này chỉ mất 15 phút nấu mà vị chua ngọt, sốt ngon ăn cùng cơm thì tuyệt vị!
Ẩm thực
05:58:59 24/05/2025