Thuốc xịt họng, tưởng lành nhưng nguy hiểm nếu dùng tuỳ tiện
Nhiều người vẫn nghĩ thuốc xịt họng an toàn nên mỗi lần ho hắng thường tự mua thuốc xịt họng. Kết quả là nhiều người đã phải cầu cứu đến bác sĩ vì miệng khô, ăn uống khó khăn, mất cảm giác…
Thuốc xịt họng, tưởng lành nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng tuỳ tiện. (Ảnh minh họa)
Ho suốt mấy tuần liền không đỡ, chị Hoa (Ba Đình, Hà Nội) đã đổi 2 lần kháng sinh (theo chỉ dẫn của nhân viên quầy thuốc gần nhà) mà những cơn ho về đêm của chị vẫn không ngớt. Trong “đơn thuốc” mà nhân viên bán thuốc “kê” cho chị lần nào cũng có thêm thuốc giảm ho dạng uống và xịt.
Nghe lời bạn bè mách, chị lại đổi loại thuốc xịt khác. Kết quả là đã dùng tới 4 lọ xịt mà ho thì..vẫn hoàn ho. Thậm chí, tình trạng không những không cải thiện mà còn gây cảm giác ngứa rát họng, miệng khô, ăn uống khó khăn, mất cảm giác. Cực chẳng đã, chị đành phải đến viện khám. Tại đây các bác sĩ kết luận chị bị kích thích tại chỗ vùng hầu họng và bị viêm phế quản nhẹ.
“Lại thêm một đợt kháng sinh khác, bác sĩ nói do tôi tuỳ tiện sử dụng thuốc nên mới ra nông nỗi này”, chị Hoa than phiền.
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, BV ĐH Y Hà Nội cho biết, thời tiết giao mùa khiến nhiều người khó chịu khi mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan , viêm thanh quản , phế quản… chủ yếu do liên cầu tan huyết bê ta nhóm A gây nên. Tuy nhiên, đa số người bệnh thường chủ quan không đi khám mà tự ý mua các loại thuốc dạng xịt vì tiện lợi, dễ sử dụng, trong số đó có không ít người đã lạm dụng và dùng thuốc sai cách.
Trong khi đó, trên thực tế hiện có rất nhiều loại thuốc xịt họng khác nhau. Phải dựa vào kết quả chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ mới có thể quyết định cho người bệnh sử dụng loại thuốc xịt họng nào với liều lượng và thời gian cần thiết.
TS Bích Đào cho hay, trong quá trình khám và điều trị cho bệnh nhân tại BV ĐH Y bà nhận thấy có rất nhiều người khi đến khám chuyên khoa Tai Mũi Họng đã chia sẻ về việc thường xuyên sử dụng thuốc xịt họng vì tiện lợi, có thể dùng mọi lúc mọi nơi và thấy hiệu quả nhanh. Do đó, những lần sau nếu thấy hơi đau họng, lập tức lấy thuốc ra xịt liên tục, nhiều lần, và cứ thế dẫn đến lạm dụng thuốc, hiệu quả giảm đi rõ rệt thậm chí còn thấy khó chịu với các triệu chứng tăng nặng.
Trường hợp chị Hoa là ví dụ điển hình. Thậm chí, một số khác sử dụng thuốc xịt họng… còn dở trong lần được kê đơn trị viêm họng trước đây với mong muốn có hơi thở thơm tho.
“Hệ quả là do dùng nhiều lần trong ngày không theo chỉ định gây ra hậu quả bị kích thích tại chỗ vùng hầu họng. Tình trạng không những không cải thiện mà còn gây cảm giác ngứa rát họng, miệng khô, ăn uống khó khăn, mất cảm giác”, TS. BS Phạm Bích Đào nói.
Video đang HOT
Vậy chỉ dùng thuốc xịt họng trong trường hợp nào?
Trả lời câu hỏi này, TS Phạm Thị Bích Đào nói, có nhiều loại thuốc xịt họng khác nhau, thường là kháng sinh hoặc kháng viêm sử dụng tại chỗ với các hoạt chất như fusafungine, -glycyrrhetinic, tyrothricin, hydrocortisone acetate, lidocaine.
Ngoài ra, thuốc có tác động trên một số vi khuẩn nên cũng có thể làm giảm hôi miệng. Bên cạnh đó, thuốc xịt họng còn có tác dụng điều trị hỗ trợ tại chỗ có tính kháng khuẩn trong các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm mũi, viêm xoang, sổ mũi, viêm họng – mũi, viêm họng, viêm amiđan, sau cắt amiđan, viêm thanh quản, viêm khí quản.
“Thuốc không dùng được trong trường hợp dị ứng thuốc, trẻ sơ sinh (dưới 30 tháng tuổi) do nguy cơ gây co thắt thanh quản”, TS. BS Thị Phạm Bích Đào nhấn mạnh.
Theo vị chuyên gia tai mũi họng, việc sử dụng thuốc xịt họng như thế nào người bệnh cũng cần phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi liều lượng và số lần dùng thuốc ở người lớn và trẻ em khác nhau. Thường điều trị không quá 10 ngày; nếu trên thời hạn này, cần xem xét lại việc điều trị.
Theo đó, để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, cần thực hiện đúng thao tác: Trước khi sử dụng lần đầu, nhấn 5 lần lên nút ấn để khởi động bơm định liều; Bình xịt phải được giữ thẳng đứng giữa ngón cái và ngón trỏ, ống tra ở phía trên.
“Khi sử dụng, đặt ống tra miệng (màu trắng) trong miệng và ngậm môi lại, sau đó nhấn mạnh và lâu lên nút ấn đồng thời hít sâu. Thực hiện cũng cùng một thao tác khi dùng để xịt vào mũi sau khi đã gắn ống tra tương ứng”, TS Bích Đào hướng dẫn.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, trước khi dùng thuốc, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe tổng thể, đặc biệt là phụ nữ có thai và cho con bú để cân nhắc cách dùng hiệu quả nhất.
Đặc biệt, nếu dùng dài hạn thuốc có khả năng gây mất cân bằng hệ tạp khuẩn bình thường với nguy cơ khuếch tán vi khuẩn. Đặc biệt, thuốc có thể gây phản ứng tại chỗ tạm thời kiểu kích thích vùng miệng – hầu họng thì cần gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn biện pháp khắc phục.
Các loại thuốc xịt họng:
Dựa vào kết quả chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ quyết định sử dụng loại thuốc xịt họng nào cho người bệnh với liều lượng và thời gian cần thiết. Có nhiều loại thuốc xịt họng khác nhau:
Thuốc chứa kháng sinh đa peptid: như benzakonium, fulsagin, hexaspray, neomycin… dùng trong các trường hợp bị viêm nhiễm vùng hầu họng do vi khuẩn như viêm họng, viêm amiđan, viêm VA, viêm thanh quản…
Thuốc chứa corticoid: như betamethasol, fluticasol (seretide, flixotide)… có tính chất dự phòng các cơn co thắt phế quản nhưng do dạng bào chế đặc biệt cũng như hàm lượng thuốc thấp nên việc sử dụng lâu dài cũng không gây ra những tác dụng toàn thân.
Thuốc chứa các hoạt chất giãn phế quản: như salbutamol, terbutalin, bambec, berodual… Các thuốc thuộc nhóm này thường được chỉ định cắt cơn co thắt phế quản cũng như cho việc vận chuyển chất nhầy được dễ dàng cho các bệnh nhân hen phế quản cấp hoặc mạn tính.
Thuốc xịt họng, dễ dùng nhưng những ai nên tránh tuyệt đối?
Sau một vài lần dùng thuốc xịt họng vì tiện lợi, hiệu quả nhanh, không ít người lạm dụng, để hậu quả tăng nặng.
Thời tiết giao mùa khiến nhiều người khó chịu khi mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, phế quản... Đa số người bệnh thường chủ quan không đi khám mà tự ý mua các loại thuốc dạng xịt vì tiện lợi, dễ sử dụng, trong số đó có không ít người đã lạm dụng và dùng thuốc sai cách.
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, nhiều người khi đến khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng chia sẻ thường xuyên sử dụng thuốc xịt họng vì tiện lợi, có thể dùng mọi lúc mọi nơi và thấy hiệu quả nhanh. Do đó, những lần sau nếu thấy hơi đau họng, lập tức lấy thuốc ra xịt liên tục, nhiều lần, cứ thế dẫn đến lạm dụng thuốc, hiệu quả giảm đi rõ rệt thậm chí còn thấy khó chịu với các triệu chứng tăng nặng.
Ảnh minh hoạ
Một số khác sử dụng thuốc xịt họng... còn dở trong lần được kê đơn trị viêm họng trước đây với mong muốn có hơi thở thơm tho, dùng nhiều lần trong ngày không theo chỉ định, khiến bệnh nhân bị kích thích tại chỗ vùng hầu họng. Tình trạng không những không cải thiện mà còn gây cảm giác ngứa rát họng, miệng khô, ăn uống khó khăn, mất cảm giác.
Dùng thuốc xịt họng trong trường hợp nào?
Có nhiều loại thuốc xịt họng khác nhau, thường là kháng sinh hoặc kháng viêm sử dụng tại chỗ. Ngoài ra, thuốc có tác động trên một số vi khuẩn nên cũng có thể làm giảm hôi miệng.
Bên cạnh đó, thuốc xịt họng còn có tác dụng điều trị hỗ trợ tại chỗ có tính kháng khuẩn trong các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm mũi, viêm xoang, sổ mũi, viêm họng - mũi, viêm họng, viêm amiđan, sau cắt amiđan, viêm thanh quản, viêm khí quản.
"Thuốc không dùng được trong trường hợp dị ứng thuốc, trẻ sơ sinh (dưới 30 tháng tuổi) do nguy cơ gây co thắt thanh quản" - PGS.TS Bích Đào khẳng định.
Dựa vào kết quả chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ quyết định sử dụng loại thuốc xịt họng nào cho người bệnh với liều lượng và thời gian cần thiết. Có nhiều loại thuốc xịt họng khác nhau:
Thuốc chứa kháng sinh đa peptid : như benzakonium, fulsagin, hexaspray, neomycin... dùng trong các trường hợp bị viêm nhiễm vùng hầu họng do vi khuẩn như viêm họng, viêm amiđan, viêm VA, viêm thanh quản...
Thuốc chứa corticoid: như betamethasol, fluticasol (seretide, flixotide)... có tính chất dự phòng các cơn co thắt phế quản nhưng do dạng bào chế đặc biệt cũng như hàm lượng thuốc thấp nên việc sử dụng lâu dài cũng không gây ra những tác dụng toàn thân.
Thuốc chứa các hoạt chất giãn phế quản : như salbutamol, terbutalin, bambec, berodual... Các thuốc thuộc nhóm này thường được chỉ định cắt cơn co thắt phế quản cũng như cho việc vận chuyển chất nhầy được dễ dàng cho các bệnh nhân hen phế quản cấp hoặc mạn tính.
Cách dùng đúng thuốc xịt họng
Liều lượng và số lần dùng thuốc ở người lớn và trẻ em khác nhau nên người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Thường điều trị không quá 10 ngày; nếu trên thời hạn này, cần xem xét lại việc điều trị.
Để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, cần thực hiện đúng thao tác:
Trước khi sử dụng lần đầu, nhấn 5 lần lên nút ấn để khởi động bơm định liều.
Bình xịt phải được giữ thẳng đứng giữa ngón cái và ngón trỏ, ống tra ở phía trên.
Khi sử dụng, đặt ống tra miệng (màu trắng) trong miệng và ngậm môi lại, sau đó nhấn mạnh và lâu lên nút ấn đồng thời hít sâu. Thực hiện cũng cùng một thao tác khi dùng để xịt vào mũi sau khi đã gắn ống tra tương ứng.
Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe tổng thể, đặc biệt là phụ nữ có thai và cho con bú để cân nhắc cách dùng hiệu quả nhất. Ngoài ra, nếu dùng dài hạn thuốc có khả năng gây mất cân bằng hệ tạp khuẩn bình thường với nguy cơ khuếch tán vi khuẩn. Đặc biệt, thuốc có thể gây phản ứng tại chỗ tạm thời kiểu kích thích vùng miệng - hầu họng thì cần gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn biện pháp khắc phục.
Chuyên gia tai mũi họng chỉ cách chữa ngạt mũi hiệu quả bất ngờ Nếu ngạt mũi do viêm mũi dị ứng thì có thể thực hiện theo nguyên tắc làm sạch dị nguyên tại phòng ngủ, giường ngủ bằng cách hút bụi của phòng, giường, thay ga (chiếu), vỏ chăn, gối... hằng ngày. Chuyên gia tai mũi họng chỉ cách chữa ngạt mũi hiệu quả bất ngờ. (Ảnh minh họa) Những ngày này thời tiết thay...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Viêm đường tiết niệu có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Ăn trứng để giảm cân thời điểm nào tốt nhất?

Giấc ngủ trưa ngắn có lợi cho trí não và thể chất

Mua thuốc online trị mẩn ngứa, bị nấm da toàn thân

Nhà virus học cảnh báo nguy cơ đại dịch từ mèo

Cứu sống cụ ông U80 bị suy thận, suy tim khi đang đi du lịch

5 lợi ích từ loại quả đứng ngôi 'vua xuất khẩu' của Việt Nam

Thấy chảy máu mũi kéo dài, bé trai đến viện bác sĩ gắp ra thứ 'đáng sợ'

Nguy kịch vì tự uống paracetamol quá liều

2 trẻ nhập viện vì phù bất thường, phát hiện viêm cầu thận cấp

Sản phụ mang song thai có một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp

Vòng khóa siết ngón tay bé trai, gia đình cưa cửa mang đến viện
Có thể bạn quan tâm

Bạn thân NS Vũ Linh làm bưng bê, bất ngờ đến mộ, thắp hương khấn 1 câu lộ bí mật
Sao việt
10:32:25 24/05/2025
Vợ mang bầu 6 tháng thì mẹ vợ xách túi đến ở cùng nhưng chỉ được một thời gian ngắn, tôi đã muốn đuổi bà về quê
Góc tâm tình
10:25:14 24/05/2025
Cách phối đồ ấn tượng với gam màu pastel mát mẻ
Thời trang
10:17:06 24/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 28: Nguyên cảnh báo sẽ xử lý Hậu nếu làm ông Nhân đau lòng
Phim việt
10:13:20 24/05/2025
Gia đình Tiktoker lên clip xin lỗi với thái độ trịnh thượng đối mặt bão tẩy chay
Netizen
10:09:51 24/05/2025
Bị điều tra khởi tố và dấu chấm hết của "bản sao G-Dragon": Fan bàng hoàng, tiếc nuối cho một nghệ sĩ đa tài của Kpop
Nhạc quốc tế
10:02:27 24/05/2025
Nam diễn viên 61 tuổi nghi hẹn hò Hoa hậu 2K2 sau 1 năm ly hôn, showbiz có thêm cặp đôi lệch tuổi gây choáng?
Sao châu á
09:57:05 24/05/2025
Quan chức Mỹ - Trung cam kết duy trì các kênh liên lạc mở
Thế giới
09:56:31 24/05/2025
Khởi tố người phụ nữ sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả trên mạng xã hội
Pháp luật
09:36:31 24/05/2025
Ngôi làng hình 'bát quái' ở Bảo Lộc nhìn từ trên cao
Du lịch
09:07:49 24/05/2025