Thượng đỉnh EU nhiều khả năng kết thúc mà không có thỏa thuận
Các lãnh đạo EU bước sang ngày đàm phán thứ 3 ở hội nghị Thượng đỉnh Brussels mà ít khả năng đạt được thỏa thuận về gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro
Bắt đầu từ 11h sáng ngày 19/7 theo giờ địa phương tại Brussels (Bỉ), nguyên thủ 27 nước thành viên Liên minh châu Âu – EU tiếp tục gặp nhau trong ngày đàm phán thứ 3 tại Thượng đỉnh của khối sau khi hai ngày họp Thượng đỉnh chính thức kết thúc mà các nước vẫn không thể đạt được thoả thuận về gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro dành cho các nước thành viên sau đại dịch Covid-19 .
Thủ tướng Đức Merkel. Ảnh: DW.
Phát biểu trước báo giới ngay trước khi bước vào phiên thảo luận sáng ngày 19/7, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết dù các nước đều có thiện chí đạt được thoả thuận nhưng còn quá nhiều bất đồng tồn tại nên có khả năng hội nghị Thượng đỉnh lần này sẽ kết thúc mà không đạt được kết quả mong muốn.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì cho rằng thoả thuận vẫn có khả năng đạt được nhưng bất cứ sự thoả hiệp nào giữa các nước cũng không được phép làm tổn hại đến các tham vọng chính đáng của Liên minh châu Âu.
Video đang HOT
“Khúc mắc đầu tiên là về vấn đề nhà nước pháp quyền. Đây là chủ đề nằm trung tâm trong việc phân bổ có điều kiện gói phục hồi kinh tế và là vấn đề có sự đồng thuận rất lớn giữa các nước, rằng châu Âu không được phép từ bỏ các nguyên tắc và giá trị của mình. Cuối cùng là về tổng số tiền cụ thể của gói phục hồi thì giữa các nước vẫn còn có bất đồng”.
Trước đó, trong ngày 18/7, cuộc họp của các lãnh đạo EU đã kéo dài đến nửa đêm nhưng không có tiến triển, dù trong buổi chiều Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Charles Michel đã đưa ra một đề xuất mới theo hướng nhượng bộ hơn đối với nhóm nước phản đối, gồm Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển và Áo.
Theo đề xuất mới, trong gói 750 tỷ euro, phần trợ cấp cho các nước giảm từ 500 tỷ euro xuống còn 450 tỷ còn phần cho vay tăng từ 250 tỷ euro lên 300 tỷ. Ngoài ra, đề xuất mới cũng cho phép bất cứ quốc gia thành viên nào của EU có thời hạn 3 ngày để đưa một vấn đề cải cách của một quốc gia thành viên khác ra thảo luận trước toàn thể 27 nước, nếu như cảm thấy cải cách đó không phù hợp để nhận được tiền trợ cấp từ EU.
Đây đều là các yêu cầu từ nhóm nước phản đối, đặc biệt từ Thủ tướng Hà Lan , Mark Rutte , người luôn đòi hỏi việc phân bổ nguồn tiền phục hồi phải đi kèm yêu cầu cải cách và giám sát. Các đòi hỏi này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước Nam Âu như Italy, Tây Ban Nha hay Hy Lạp.
Trong tối 18/7, Thủ tướng Italia Giuseppe Conte tuyên bố, các đàm phán khó khăn hơn hình dung và Hà Lan không hiểu được sự cần thiết của việc cần có một biện pháp ứng phó mạnh mẽ của EU.
Các nước châu Âu hoan nghênh đề xuất quỹ phục hồi hậu COVID-19 của EC
Ngày 27/5, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã ca ngợi đề xuất của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen, về việc lập quỹ phục hồi sau dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trị giá 750 tỷ euro là "một tín hiệu tuyệt vời từ Brussels".
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC), Bà Ursula Von Der Leyen trong cuộc họp báo sau hội nghị trực tuyến của EU về gói hỗ trợ các quốc gia chịu tác động từ dịch COVID-19 ở Brussels, Bỉ ngày 23/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên mạng xã hội Facebook, ông Conte nêu rõ: "500 tỷ euro trợ cấp và 250 tỷ euro cho vay là công bằng. Giờ hãy thúc đẩy các cuộc đàm phán và giải ngân quỹ này sớm". Tương tự, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng kêu gọi "phải nhanh chóng xúc tiến kế hoạch phục hồi EU trị giá 750 tỷ euro với các đối tác châu Âu của chúng ta".
Về phần mình, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đề xuất của EU sẽ là một nền tảng cơ bản cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Trong một tuyên bố, Madrid hoan nghênh đề xuất trên là lời đáp cho "rất nhiều trong số các đề nghị của Tây Ban Nha".
Trước đó cùng ngày, bà Leyen đã đề xuất quỹ phục hồi kinh tế hậu COVID-19 trị giá 750 tỷ euro cho Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, đề xuất này cần phải giành được sự ủng hộ của các nước thành viên để được thực thi. Dự kiến bà Leyen sẽ đệ trình kế hoạch trước Nghị viện châu Âu (EP) trong ngày 27/5 trước khi tiến hành một cuộc họp báo. Nếu được thông qua, đây là sẽ là gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử EU và sẽ bao gồm các biện pháp đánh thuế sâu rộng đối với các mặt hàng nhựa, khí thải carbon và các hãng công nghệ lớn.
Kế hoạch trên được đưa ra sau nhiều áp lực lớn từ Italy và Tây Ban Nha - những nước đầu tiên chịu tác động của đại dịch cũng như phải gánh chịu các khoản nợ lớn nhằm tái thiết nền kinh tế. Nếu được thông qua như dự thảo, Italy sẽ được viện trợ trực tiếp 81,8 tỷ euro trong 3 năm tới, trong khi Tây Ban Nha sẽ nhận được 77,3 tỷ euro. Ngoài ra, Italy và Tây Ban Nha cũng sẽ được vay số tiền lần lượt là 90 tỷ euro và 31 tỷ euro. Ngoài 650 tỷ hỗ trợ và cho vay, EU cũng dành 100 tỷ euro cho các chương trình giải cứu.
Italy và Tây Ban Nha nằm trong số những nước bị tác động mạnh nhất trong đợt dịch COVID-19. Tây Ban Nha hiện ghi nhận 283.339 ca nhiễm, trong đó 27.117 ca tử vong, trong khi tại Italy, 230.555 người đã nhiễm COVID-19 và 32.955 ca tử vong.
Trong phát biểu mới nhất, bà Leyen kêu gọi các thành viên EU hãy "gạt ra các định kiến của mình" và ủng hộ chiến lược phục hồi chung. Được biết, trước khi EC công bố kế hoạch trên, ngày 23/5, các quốc gia EU gồm Áo, Hà Lan, Đan Mạch và Thụy Điển, tự nhận là "Bộ tứ tằn tiện", đã trình đề xuất riêng của mình nhằm phục hồi kinh tế sau dịch, tái khẳng định phản đối việc giảm nợ hoặc chuyển một lượng tiền hỗ trợ lớn đến cho các nước Nam Âu.
Bộ tứ trên muốn việc hỗ trợ khẩn cấp cho các nước bị ảnh hưởng nặng nề được thực hiện dưới dạng các khoản vay một lần "với kỳ hạn ưu đãi", có thể được nhất trí trong vòng 2 năm. Bên cạnh đó, số tiền cho vay có thể "được chuyển thẳng tới các hoạt động đóng góp phần lớn cho việc phục hồi như nghiên cứu và cải tiến, tăng khả năng chống chọi của lĩnh vực y tế và đảm bảo một sự chuyển đổi sang nền kinh tế xanh". Đề xuất nêu rõ việc hỗ trợ phục hồi kinh tế phải đi kèm với "một cam kết cải cách mạnh mẽ và khuôn khổ tài chính", coi đây là một nghĩa vụ đối với các nước nhận hỗ trợ.
Bà Leyen khẳng định: "Ngày mai, cái giá của việc không hành động chống khủng hoảng sẽ còn đắt hơn nữa. Giờ đây hãy cùng nhau đặt các nền móng cho tương lai chung. Hãy gạt đi các định kiến cũ".
COVID-19: Thủ tướng Hà Lan không thể gặp mẹ lần cuối Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte không thể tới thăm người mẹ đang hấp hối của mình do các hạn chế đi lại giữa mùa dịch. Mẹ của ông Rutte, bà Mieke Rutte-Dilling, 96 tuổi qua đời hôm 13/5 tại viện dưỡng lão ở The Hague, gần 2 tháng sau khi Hà Lan ban hành cấm mọi người đến thăm người thân tại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI

Dư luận Indonesia dậy sóng với những phát ngôn 'vạ miệng' của bộ trưởng y tế

Trung Quốc: Mưa lớn tại Hồ Nam khiến người dân phải sơ tán

Tranh cãi phí hành lý: Người tiêu dùng kêu gọi EU vào cuộc

Liên hợp quốc cảnh báo Syria vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Phát hiện phù điêu nữ thần La Mã gần Bức tường Hadrian tại miền Bắc nước Anh

AP: Căn cứ không quân Nga tại Syria bị tập kích

Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'

Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius

Lở đất tại Trung Quốc làm ít nhất 14 người mắc kẹt

Anh bị cáo buộc vi phạm quy định của WTO trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

10 phim Hàn có kết thúc "bực bội" nhất mọi thời đại: Số 4 đã thành huyền thoại ức chế nhưng số 1 mới khiến các fandom nổi điên
Phim châu á
05:58:47 23/05/2025
Nộm ngó sen tôm thịt giòn ngon, chua chua ngọt ngọt thanh mát cho ngày hè
Ẩm thực
05:57:09 23/05/2025
Hai nam thần Hàn 'biến mất' khỏi màn ảnh khi đang ở đỉnh cao danh vọng: Một cái tên ai cũng phải ngỡ ngàng
Hậu trường phim
05:56:31 23/05/2025
Đau họng kéo dài, bé trai 8 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp di căn
Sức khỏe
05:51:39 23/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh
Tin nổi bật
23:33:07 22/05/2025
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi
Sao việt
23:31:54 22/05/2025
Miss World phá lệ, hoa hậu Anh đang thi thì bỏ về, nghi mang thai, Á hậu thế chỗ
Sao châu á
23:19:07 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công
Netizen
23:11:47 22/05/2025