‘Thuyền ma’ Nhật Bản trôi dạt đến Mỹ
Một thuyền cá Nhật Bản trôi dạt qua Thái Bình dương sau trận sóng thần năm 2011 được tìm thấy tại bờ biển California, Mỹ.
Con thuyền Nhật Bản được tìm thấy tại Crescent City, California. Ảnh: AFP
Con thuyền nhỏ dài 6 mét được phát hiện đầu tháng này gần thành phố ven biển Crescent City. Con thuyền bị phủ gần kín bởi loài hàu bé sống ngoài biển khơi.
Lãnh sự quán Nhật Bản ở San Francisco đã hỗ trợ Cục Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ tìm kiếm xuất xứ của chiếc thuyền. Trên thân thuyền có các ký tự ghi “trường cấp ba Takata” và “Rikuzentakata”.
Lori Dengler, một nhà địa chất thuộc đại học quốc gia Humboldt của California, đã dịch các ký tự viết tay trên thuyền rồi đăng các bức ảnh về nó lên trang Facebook của thành phố Rikuzentakata, tỉnh Iwate, Nhật Bản
Con thuyền sau đó được xác nhận thuộc sở hữu đúng trường trung học trên. Nó là vật thể thứ 27 được xác nhận là rác sóng thần trôi từ Nhật Bản sang bờ tây Mỹ, và là vật thể đầu tiên được tìm thấy ở California.
Một trong những vật thể lớn nhất được tìm thấy cho đến nay là tàu cá dài 65 mét, trôi vào bang Oregon hồi tháng 6, sau một hành trình 15 tháng băng qua Thái Bình dương từ cảng Misawa, tỉnh Aomori của Nhật Bản.
Video đang HOT
Cách đây một năm, tuần duyên Mỹ đã đánh chìm “con tàu ma” này ngoài khơi Alaska, sau khi xác định đây là chướng ngại nguy hiểm cho các phương tiện hàng hải.
Nhật Bản tháng trước vừa kỷ niệm hai năm thảm họa kép ngày 11/3/2011, khi một trận động đất mạnh 9 độ Richter ở ngoài khơi bờ biển đông bắc nước này đã gây nên sóng thần cao tới 15 m, cướp đi sinh mạng của khoảng 19.000 người và gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ.
Cơn sóng thần trên cũng đã tạo ra một khối rác lớn nhất, đánh trôi khoảng 5 triệu tấn mảnh vỡ nhà cửa, xe cộ, dụng cụ gia đình và nhiều thứ khác ra biển.
Ước tính có 3,5 triệu tấn đã bị chìm ngay sau đó, trong khi còn khoảng 1,5 triệu tấn nhựa, gỗ, lưới đánh cá, các tàu công-te-nơ, phế liệu công nghiệp và vô số vật thể khác trôi xa hơn ra đại dương.
Theo VNE
Mối nguy mất trắng vệ tinh bởi rác vũ trụ
Mọi vệ tinh lớn nhỏ, đắt rẻ hay thậm chí là Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đều có thể trở thành đống phế liệu nếu chẳng may va chạm với các mảnh rác vũ trụ từ chính hoạt động trong không gian của con người.
Rác vũ trụ là thuật ngữ đang ngày càng được nhắc đến bởi số lượng lớn các vệ tinh và chương trình chinh phục không gian mà con người đã và đang tiến hành. Vệ tinh hết hạn sử dụng, mảnh tên lửa bị loại bỏ trong quá trình phóng tàu vũ trụ hay thậm chí là mảnh vỡ các vệ tinh mục tiêu trong các vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo đều có thể gây ra mối họa lớn trong không gian.
Mô phỏng toàn cảnh rác vũ trụ và vệ tinh bao quanh trái đất.
Mới chỉ cuối tuần trước, Đài Tiếng nói nước Nga đưa tin, một vệ tinh của Moscow bị hư hại nghiêm trọng sau vụ va chạm với mảnh vỡ vệ tinh Trung Quốc, bị phá hủy trong vụ thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh mà Bắc Kinh tiến hành năm 2007. Đây cũng là vụ va chạm giữa các mảnh rác vũ trụ và vệ tinh đang hoạt động thứ 2 kể từ năm 2009.
Thực chất, vệ tinh khí tượng Phong Vân 1C là nạn nhân của một hoạt động quân sự mà Bắc Kinh tiến hành năm 2007. Yêu cầu thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh khiến Trung Quốc chọn Phong Vân 1C, hoạt động ở độ cao 800 km, làm mục tiêu cho tên lửa. Vụ thử nghiệm thành công là tín hiệu tốt đối với giới quân sự Bắc Kinh nhưng hơn 3.000 mảnh vỡ mà nó để lại trong không gian là mối họa khôn lường đối với các vệ tinh khác.
Ngoài 3.000 mảnh vỡ mà vụ thử vũ khí của Trung Quốc "đóng góp", các chuyên gia Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) còn ước tính, có 500.000 đối tượng kích cỡ nhỏ và 22.000 kích cỡ lớn, tương đương một quả bóng chày đang lơ lửng trong không gian. Dù kích thước nhỏ nhưng lợi thế về tốc độ, với vận tốc di chuyển lên tới 28.000 km/h có thể khiến những mảnh rác này trở thành kẻ phá hoại khổng lồ.
Số lượng ngày càng nhiều các vệ tinh và rác vũ trụ khiến nguy cơ va chạm trở nên rất cao.
Trong khi đó, 70% các đối tượng này được xếp vào danh mục rác vũ trụ hoạt động ở quỹ đạo thấp của trái đất, ở độ cao 2.000 km trở xuống. Trớ trêu thay, đây cũng chính là quỹ đạo mà phần lớn các vệ tinh do thám, liên lạc hay truyền thông... đang hoạt động.
Với vận tốc di chuyển tương đương hoặc thậm chí là cao hơn, vụ va chạm trực diện giữa vệ tinh và các mảnh rác vũ trụ có thể phá hủy các chi tiết kỹ thuật, thậm chí là toàn bộ vệ tinh, trong đó có Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), nơi sống và làm việc ngoài vũ trụ của các phi hành gia.
Chưa hết, các mảnh rác này còn là nguy cơ thường trực đối với đội tàu vũ trụ đưa người, hàng hóa hay các thiết bị lên làm việc bên ngoài không gian. Không chỉ dừng lại ở những thiệt hại về của, các vụ va chạm tiềm năng còn đe dọa trực tiếp tới tính mạng của các phi hành gia và con người dưới mặt đất bởi "sự trở về" không mong muốn các vệ tinh và tàu vũ trụ bị phá hủy.
Các vệ tinh trên không gian.
Tính tới thời điểm hiện tại, có hơn 900 vệ tinh các loại đang làm việc trong không gian. Với số lượng lớn các mảnh vỡ, các nhà khoa học tính toán tần suất va chạm giữa các vệ tinh và rác vũ trụ sẽ xảy ra trung bình 2-3 năm/lần trong thập kỷ tới. Dù tất cả các vệ tinh đều được thiết kế để tránh va chạm với rác vũ trụ hoặc các vệ tinh khác nhưng nếu "kẻ lang thang" được phát hiện quá muộn, hệ thống phản lực đẩy trên các vệ tinh cũng không kịp giúp nó tránh được thảm họa.
Thực tế cho thấy, mảnh rác vũ trụ chỉ được phát hiện 10 giây trước khi va chạm với vệ tinh Blitz của Nga khiến các chuyên gia dưới mặt đất không kịp thay đổi quỹ. Không chỉ vệ tinh nhỏ như Blitz mà cả các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS cũng phải sơ tán nhiều lần sau khi phát hiện mảnh vỡ đang lao tới nhưng không kịp tránh nó.
Tính tới thời điểm hiện tại, các phi hành gia trên ISS đã phải di chuyển tới khoang trú ẩn ít nhất 3 lần vì các mảnh rác không gian trong 13 năm qua, trong đó có các lần sơ tán trong 2 năm liên tiếp 2011 và 2012. Dù sở hữu những công nghệ tiên tiến nhất nhưng chúng cũng không giúp ISS được an toàn tuyệt đối trước những mối nguy từ rác thải của con người trong không gian.
Theo vietbao
Nhật tưởng niệm 2 năm thảm họa động đất sóng thần Người dân Nhật biểu tình phản đối năng lượng hạt nhân, cầu nguyện cho người đã khuất, trưng bày những hiện vật trôi theo sóng thần trước ngày kỷ niệm thảm họa động đất, sóng thần vào năm 2011. Trưa ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh 9 độ Richter xảy ra ngoài khơi phía đông bắc Nhật Bản, kéo theo những cột...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ điều tàu, máy bay đến Biển Đông tập trận với Philippines

Tàu sân bay Mỹ lập kỷ lục về không kích trong chiến dịch chống Houthi

Trung Quốc phản ứng mạnh với biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ

Ông Netanyahu: Israel đã hạ thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar

Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

Khép lại 'chương đối đầu'

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

EU đề xuất sửa đổi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
Có thể bạn quan tâm

Chủ căn nhà 1.000 m không chịu di dời dù được bồi thường hơn 5,8 tỷ đồng, tuyên bố: "Chúng tôi muốn số tiền bồi thường cao gấp đôi"
Lạ vui
12:03:16 22/05/2025
Hồng Đào kể nói tái hôn ở tuổi 63, bố ruột quá sốc, Quang Minh thái độ lạ?
Sao việt
12:02:55 22/05/2025
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng ghi điểm tuyệt đối bởi món quà siêu tinh tế tặng chồng, chuẩn "dâu Việt", 100 điểm chân thành!
Sao thể thao
11:54:49 22/05/2025
Đừng lắp camera an ninh ở những nơi này
Sáng tạo
11:43:49 22/05/2025
Honda NS150GX 2025 Xe tay ga có camera hành trình, giá từ 57 triệu đồng
Xe máy
11:20:53 22/05/2025
Acer đẩy mạnh AI vào laptop, phụ kiện và thiết bị di động tại Computex 2025
Đồ 2-tek
11:20:25 22/05/2025
VEAM 'trình làng' loạt xe mới tại Autotech & Accessories 2025
Ôtô
11:19:10 22/05/2025
Bực tức trong quan hệ, cầm dao chém chồng đang ngủ rồi khóa cửa bỏ đi
Pháp luật
11:16:55 22/05/2025
6 động tác giúp giảm sụp mí mắt
Làm đẹp
11:13:27 22/05/2025
6 cách giúp tăng tốc độ điểm phát sóng di động
Thế giới số
11:12:33 22/05/2025