Tiêm một liều vắc xin không đủ ngăn chặn biến chủng Delta
Nghiên cứu mới cho thấy tiêm một liều vắc xin gần như không mang lại hiệu quả gì trước biến chủng Delta của virus gây Covid-19.
Vắc xin AstraZeneca. Ảnh AFP
Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Viện Pasteur (Pháp) thực hiện, đăng trên chuyên san khoa học Nature ngày 8.7 cho thấy tiêm một liều vắc xin Pfizer hay AstraZeneca không bảo vệ hoặc bảo vệ rất yếu trước biến chủng Delta.
Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu mẫu máu của nhiều người tiêm liều thứ nhất, chỉ có 10% mẫu hình thành kháng thể ngăn biến chủng Delta. Tuy nhiên, 95% số mẫu hình thành kháng thể ngăn Delta sau khi tiêm đủ 2 liều, theo AP.
Tiến sĩ Kathleen Mullance tại Đại học Chicago (Mỹ) cho rằng đây là một trong những lý do khiến số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh tại những vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp ở các bang Illinois và Indiana.
Pfizer muốn tiêm mũi bổ sung thứ 3 vắc xin Covid-19 ở Mỹ, công hiệu có thể giảm vì chủng Delta
Đây là kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và có thể không đồng nhất với hiệu quả của vắc xin ngoài đời thật. Tuy nhiên, một số nghiên cứu tương tự cũng cho thấy khả năng bảo vệ yếu của các vắc xin trước biến chủng Delta nếu chỉ tiêm một liều.
Kết quả phân tích tại Anh hồi tháng 5 cho thấy một liều Pfizer hoặc AstraZeneca chỉ hiệu quả 33% trong việc ngăn chặn biểu hiện triệu chứng khi nhiễm biến chủng Delta. Tuy vậy, một liều tiêm giúp ngăn trường hợp phải nhập viện, trong đó Pfizer là 94% và AstraZeneca là 71%.
Bác sĩ tiêm vắc xin Pfizer cho một người tại Los Angeles, Mỹ. Ảnh AFP
Sau 2 liều, mức hiệu quả tăng lên 88% đối với vắc xin Pfizer và 60% đối với vắc xin AstraZeneca trong việc ngăn biểu hiện triệu chứng do biến chủng Delta. Độ hiệu quả trong việc giúp bệnh nhân nhiễm Delta không phải nhập viện là 96% của Pfizer và 92% của AstraZeneca.
Nghiên cứu tại Canada chưa được bình duyệt cho thấy một liều Pfizer hiệu quả 56% trong việc ngăn chặn triệu chứng do biến chủng Delta sau 2 tuần. Tỷ lệ của AstraZeneca là 67% và Moderna là 72%. Một liều tiêm cũng giúp ngăn việc nhập viện do biến chủng Delta, trong đó vắc xin Pfizer hiệu quả 78%, AstraZeneca 88% và Moderna 96%.
Sau 2 liều, vắc xin Pfizer hiệu quả 87% trong việc ngăn triệu chứng của biến chủng Delta trong khi không đủ dữ liệu đối với vắc xin của AstraZeneca và Moderna.
Lý do khó chung sống với Covid-19 như cúm mùa
Các chuyên gia nhận định Covid-19 dễ lây và gây tử vong cao hơn cúm mùa, trong khi toàn cầu chưa có cơ chế bảo vệ giống nhau.
Khi một vài quốc gia trên thế giới, bao gồm Anh, bắt đầu lập lộ trình chung sống với Covid-19, nhiều người đã so sánh giữa nCoV và bệnh cúm cũng như đặt ra câu hỏi liệu có thể chung sống với chúng theo cách giống nhau hay không.
Covid-19 và cúm đều do những virus đường hô hấp dễ lây lan gây ra và có khả năng gây chết người. Chúng có thể lây qua giọt bắn và bề mặt nhiễm virus, gây ra một số triệu chứng tương đối giống nhau như ho, sốt, đau đầu và mệt mỏi.
Tuy nhiên, Covid-19 và bệnh cúm có rất nhiều khác biệt đối với sức khỏe cộng đồng. Covid-19 lây lan nhanh hơn và có thể gây các triệu chứng nghiêm trọng hơn nhiều so với bệnh cúm thông thường. Người nhiễm Covid-19 cũng có triệu chứng bệnh lâu hơn, khiến họ dễ lây cho nhiều người hơn.
Người dân đeo khẩu trang trong ga Waterloo, London, Anh, hôm 4/7. Ảnh: Reuters.
Các phân tích trước đó chỉ ra rằng hệ số lây nhiễm của bệnh cúm thông thường chỉ khoảng 1,28, nghĩa là 4 người bị cúm có thể truyền virus cho 5 người khác. Tuy nhiên, hệ số này ở các ca Covid-19 nhiễm biến chủng Delta là 7, tức một người nhiễm nCoV có thể truyền virus cho 7 người khác nếu không thực hiện các biện pháp phòng tránh.
Đại dịch Covid-19 cũng gây tử vong cao hơn cúm thông thường. Bệnh cúm đã khiến khoảng 44.500 người Anh thiệt mạng trong giai đoạn 2015-2016 tới 2018-2019, bằng số ca tử vong do Covid-19 ở nước này chỉ trong 9 tuần đầu tiên năm 2021.
Các bệnh cúm theo mùa cũng tồn tại đủ lâu để thế giới có thể sản xuất các loại vaccine bảo vệ người tiêm trước nguy cơ nhiễm, trở nặng và tử vong do virus. Các loại vaccine Covid-19 hiện nay có khả năng giảm nguy cơ trở nặng và tử vong do nCoV, nhưng chưa thể hoàn toàn bảo vệ người tiêm khỏi nhiễm virus.
Anh, quốc gia đang chuẩn bị dỡ các biện pháp hạn chế chống Covid-19 vào tháng này, chủ yếu sử dụng các loại vaccine Covid-19 của AstraZeneca và Pfizer, có khả năng giảm nguy cơ nhập viện khi nhiễm virus tới 90%. Chiến dịch tiêm chủng ở nước này đã chứng minh hiệu quả khi ca tử vong hàng ngày vì Covid-19 giảm xuống dưới 20 người mỗi ngày trong tuần qua.
Do sự khác biệt giữa Covid-19 và cúm, việc mọi người học cách chung sống với Covid-19 như chung sống với bệnh cúm không có nghĩa là xã hội cũng có thể dễ dàng ứng phó với nó.
Một mạng lưới giám sát toàn cầu hàng năm luôn tìm hiểu và phát hiện những biến chủng của bệnh cúm đang lây lan với nguy cơ gây ra mối đe dọa cao nhất vào năm sau. Thông tin này giúp xác định những biến chủng sẽ xuất hiện và cải thiện vaccine để chống lại chúng. Tuy nhiên, nhân loại vẫn chưa có hệ thống giám sát tương tự nào đối với Covid-19.
Đối với cơ quan y tế Anh hiện nay, sống chung với Covid-19 có nghĩa là các y bác sĩ sẽ học cách chịu đựng đợt sóng kép vào mỗi mùa đông, khi Covid-19 và bệnh cúm cùng hoành hành.
Anh hiện ghi nhận hơn 4,9 triệu ca nhiễm và hơn 128.000 ca tử vong do nCoV. Bất chấp ca nhiễm đang tăng cao, Thủ tướng Boris Johnson vẫn lên kế hoạch dỡ lệnh đeo khẩu trang và một số biện pháp hạn chế vào ngày 19/7, đánh dấu "Ngày Tự do" của Anh.
Indonesia chuẩn bị cho "kịch bản xấu nhất" trước sóng thần Covid-19 Giới chức Indonesia đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng y tế đề phòng trường hợp xấu nhất khi số ca Covid-19 ở nước này lên tới 40.000 - 50.000 ca/ngày. Bác sĩ khám cho một người mắc Covid-19 ngay trên xe tải vì không còn chỗ trong bệnh viện ở Indonesia (Ảnh: Jakarta Post). Reuters ngày 6/7 dẫn lời Bộ trưởng Điều...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh

Tiết lộ cuộc họp giờ chót của ông Putin trước đàm phán với Ukraine

Ông Trump đề xuất phát triển tiêm kích thế hệ 6

Phản ứng của ông Trump khi ông Putin không dự đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

NATO: Đàm phán giữa Nga - Ukraine có thể tiến triển trong 2 tuần tới

Chưa có thời gian cụ thể về đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Istanbul

Tổng thống Trump lên tiếng sau khi Tổng thống Putin không dự đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoại trưởng Mỹ kỳ vọng vào tiến trình đàm phán giữa Nga và Ukraine

Trung Quốc bàn giao tàu chở ô tô sức chứa 9.500 xe

Chi nhánh của Al Qaeda thừa nhận gây ra vụ tấn công ở Burkina Faso

Cử tri Hàn Quốc rất quan tâm tới cuộc bầu cử tổng thống

Trung Đông trải thảm tím, điều tiêm kích đón Tổng thống Trump
Có thể bạn quan tâm

Cô gái bị đánh gục trong quán cà phê ở TPHCM yêu cầu bồi thường 900 triệu
Pháp luật
23:54:10 15/05/2025
Phim điện ảnh "Dế Mèn" tung trailer chính thức: Đậm chất Việt, đầy kịch tính
Phim việt
23:30:48 15/05/2025
Wren Evans được bênh vực nhưng lý do nghe lạ lắm!
Nhạc việt
23:24:45 15/05/2025
Diễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổi 31 vì căn bệnh hiếm gặp
Sao việt
23:10:57 15/05/2025
Xét xử nóng: Hwang Jung Eum thừa nhận biển thủ hơn 4,3 tỷ won của công ty để đầu tư tiền ảo
Sao châu á
23:04:07 15/05/2025
Vừa mở miệng bàn chuyện chia tài sản, bố chồng đã nổi nóng đập bàn, tuyên bố một câu sắc lạnh
Góc tâm tình
22:56:08 15/05/2025
Hai học sinh đuối nước tử vong khi tắm suối
Tin nổi bật
22:52:44 15/05/2025
Jennifer Lopez gặp sự cố trước Lễ trao giải Âm nhạc Mỹ
Nhạc quốc tế
22:40:48 15/05/2025
Justin Bieber nợ quản lý cũ gần 230 tỉ đồng
Sao âu mỹ
22:34:03 15/05/2025
Chàng trai gây tranh luận sôi nổi khi hát giống Quang Dũng
Tv show
22:28:04 15/05/2025