Tiền Giang chuyển đổi 200.000ha đất lúa “chạy” hạn, mặn
Mới đây, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang Cao Văn Hóa cho biết, tỉnh đã có kế hoạch chuyển từ 200.000ha đất lúa sang trồng cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản, giữ lại 40.000ha lúa công nghệ cao để tránh hạn mặn đang ngày càng xâm nhập sâu vào nội đồng.
Qua kết quả theo dõi tình hình xâm nhập mặn của Trạm Mỹ Tho, trong 6 năm (từ 2010-2015), mức độ xâm nhập mặn trên sông Tiền của các tháng trong năm, giữa các năm đều khác nhau, tùy thuộc mùa mưa kết thúc sớm hay muộn và sự xuất hiện cường độ của gió chướng, mực nước đầu nguồn sông Tiền.
Có thể nói, tháng 3 và tháng 4 hằng năm là 2 tháng có mức độ xâm nhập mặn cao nhất. Độ mặn năm 2016 trên sông Hàm Luông (tỉnh Bến Tre) ở mức cao nên đã chảy sang sông Tiền, gây ảnh hưởng đến nông dân sản xuất nông nghiệp.
Nông dân huyện đảo Tân Phú Đông đang ồ ạt chuyển đất lúa sang trồng sả. Ảnh: P.V
Theo UBND tỉnh Tiền Giang, thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ, tỉnh đã ban hành chương trình, kế hoạch để thực hiện chung thích ứng biến đổi khí hậu. Sau đợt hạn, mặn năm 2016, tỉnh đã xây dựng thực hiện đề án để chuyển đổi sản xuất, có những diện tích lúa chuyển hẳn sang cây ăn trái và cây trồng khác. Một số diện tích được khuyến cáo cắt vụ do ảnh hưởng của thời tiết.
Vừa qua, tỉnh này đã chuyển đổi hơn 12.900ha đất lúa sang cây ăn trái và nuôi thủy sản. Trong đó, khu vực phía Đông của tỉnh đang có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh mẽ nhất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nhiều diện tích đất lúa kém hiệu quả, có nguy cơ thiếu nước sản xuất vào mùa khô đã được người dân chuyển sang trồng hoa màu, cây ăn trái.
Theo ghi nhận, khu vực cặp đê sông Tra, từ huyện Gò Công Tây đến thị xã Gò Công, phong trào trồng thanh long trên nền đất lúa đang phát triển mạnh.
Anh Trần Văn Tiền (xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây) cho biết, khu vực này thường xuyên thiếu nước sản xuất vào mùa khô. Do đó, nhiều hộ dân đã chuyển từ sản xuất lúa sang trồng thanh long. Hơn 2 năm qua, gia đình anh cũng đã chuyển 4.000m2 đất lúa sang trồng thanh long. Theo anh Tiền, thu nhập từ trồng thanh long cao gấp 4 – 5 lần so với trồng lúa.
Video đang HOT
Bên cạnh việc chuyển đổi cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang hoa màu, cây ăn trái, thời gian qua, nhiều người dân ở các huyện phía Đông của tỉnh đã chuyển đổi một số diện tích đất lúa sang trồng cỏ để chăn nuôi dê, bò… Trong khi đó, tại vùng phía Tây của tỉnh cũng đã thực hiện việc chuyển đổi từ đất lúa sang cây ăn trái.
Theo đó, phía Nam Quốc lộ 1 cơ bản đã chuyển sang trồng cây ăn trái. Riêng phía Bắc Quốc lộ 1 đã chuyển đổi hơn 5.850ha đất lúa sang cây ăn trái; trong đó có hơn 1.850ha chuyển đổi theo đúng quy hoạch.
Song song với việc chuyển đổi sản xuất, tỉnh cũng đã triển khai công tác phòng, chống hạn, mặn, thi công nhiều dự án như: Cống Xoài Hột; nạo vét kinh 14; thay 4 cửa cống Xuân Hòa; nạo vét các kinh đầu mối, nội đồng; xử lý các điểm sạt lở và nâng cấp các tuyến đê biển, đê sông… nhằm đảm bảo cho vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Ông Cao Văn Hóa cho biết thêm, ngành nông nghiệp tỉnh này vừa nhân giống thành công 4 giống lúa chịu hạn mặn lên 4%o.
Tuy nhiên, theo TS Mai Thành Phụng – chuyên gia nông nghiệp, lúa chịu được mặn khi còn trong giai đoạn lúa non. Sau giai đoạn này, không có giống lúa nào, dù tầm cỡ thế giới, chịu được mặn 1. “Vào giai đoạn này nếu lúa bị nhiễm nặm, dù 1% cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất”- ông Phụng khẳng định.
Hiện, Việt Nam đang có khá nhiều giống lúa chịu mặn, như: Nhóm lúa chịu mặn tới 3, gồm: OM8017; OM4900; OM5629; OM545, KC06 – Đài Thơm 8 (lúa lai, thơm, dẻo); nhóm chịu mặn tới 4, gồm: OM6976; OM2517; OM9921; OM8108; OM6162; OM3539; OM576; OM9921; OM9915; ST3; ST5; ST20; GKG. Và nhóm chịu mặn tới 6, gồm: OM10252; OM6677, Một Bụi Đỏ.
Theo Danviet
Việt Nam mới chỉ có giống lúa chịu mặn "nửa mùa"
Ông Cao Văn Hóa - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, tỉnh này vừa lai tạo thành công 4 giống lúa chịu mặn lên đến 4 (bốn phần ngàn).
Tuy nhiên, tại Hội thảo "Các giải pháp kinh tế, kỹ thuật để phát triển cây ăn quả và lúa thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL" ngày 21/9 tại Tiền Giang, do Trung ương Hội Nông dân và UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức, TS.Mai Thành Phụng (Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới) khẳng định, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới cũng chỉ có giống lúa chịu mặn trong giai đoạn lúa còn non.
Phó Chủ tịch Hội Nông Dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định phát biểu tại hội thảo.
"Nếu gặp nước mặn dù 1 thì lúa cũng đã bị ảnh hưởng. Khi ấy, cây lúa đang sinh trưởng sẽ xuất hiện hiện tượng lép hạt, kéo giảm năng suất nghiêm trọng" - TS. Phụng cho biết.
Theo TS.Phụng, để trồng lúa thích ứng biến đổi khí hậu, một trong các giải pháp là nông dân nên ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI). Theo đó, sử dụng mạ non (11-15 ngày); mở rộng hàng sông và cấy 1 dảnh/khóm hoặc có thể gieo sạ, thưa; giữ cho đất đủ ẩm, song không ngập; tăng lượng hữu cơ nhiều nhất có thể để tăng độ thoáng khí của đất tối đa. Như vậy, nội dung cơ bản và quan trọng của SRI là thay đổi về kỹ thuật tưới nước.
SRI được giới thiệu vào Việt Nam từ năm 2007 nhưng đã phát triển nhanh chóng và diện tích canh tác theo SRI của cả nước đã đạt trên 185.000 ha, chủ yếu phân bố ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
Bên cạnh đó, ứng dụng giải pháp 3 giảm, 3 tăng (3G3T) và sử dụng các giống chín sớm (ngắn ngày).
TS.Phụng đề xuất, nếu độ mặn của đất và nước vượt quá mức chịu đựng của cây lúa thì nên chuyển đổi đất sang mục đích khác có hiệu quả kinh tế cao hơn và thân thiện với môi trường. Không nên áp đặt là phải lai tạo giống lúa chịu mặn quá cao hoặc canh tác lúa bằng mọi giá.
Hiện nay, Việt Nam có các giống lúa chịu mặn, như: Nhóm chịu mặn tới 3, có: OM8017, OM4900, OM5629, OM5451, KC06 - Đài Thơm 8 (lúa lai, thơm, dẽo); nhóm chịu mặn tới 4 có: OM6976, OM2517, OM9921, OM8108, OM6162, OM3539, OM576, OM9921, OM9915, ST3, ST5, ST20, GKG; nhóm chịu mặn 6 có: OM10252, OM6677, Một Bụi Đỏ.
Các nhà khoa học khuyến khích nông dân áp dụng phân hữu cơ trong quy trình sản xuất lúa nhằm thích ứng BĐKH.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 4 triệu ha, trong đó có trên 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và gần 811.000ha đất nuôi trồng thủy sản. Vùng đất này là nơi cư trú và sản xuất của 17,8 triệu người dân, là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, cung cấp hơn 50% sản lượng gạo (trong đó góp 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước), hơn 70% lượng thủy sản và hơn 36% lượng trái cây cho cả nước.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định, vùng này hiện đang gặp thách thức rất lớn, đó là vấn đề biến đổi khí hậu: xâm nhập mặn, thiếu phù sa, sạt lở đã gây thiệt hại lớn đến sản xuất lúa và cây ăn quả của vùng.
Tại hội thảo, các chuyên gia khoa học cảnh báo, qua nhiều phân tích từ mô hình toán và qua thảo luận ở cấp quản lý cùng với cộng đồng nông dân, xu thế biến đổi khí hậu chung ở vùng ĐBSCL cho thấy, diễn biến khí hậu hiện đã và đang gây bất lợi cho sản xuất, sinh kế và đời sống của người dân ở đây. Các tác động của biến đổi khí hậu kềm hãm phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Hiện nay, mực nước biển dâng 0,19 cm/năm. Dự báo nước biển sẽ dâng cao thêm 100 cm vào năm 2100. ĐBSCL chỉ cao hơn mực nước biển trung bình từ 0-4m, nên khả năng chìm dưới mặt biển khá lớn.
"Đã có 9/13 tỉnh ĐBSCL đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu" - TS.Phụng cho biết.
Nông dân Đồng Tháp Mười thu hoạch lúa.
Ông Cao Văn Hóa thông tin, năm 2016, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng hơn 50 km trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. "Tiền Giang đang có hơn 200.000ha đất lúa, nhưng sắp tới sẽ quy hoạch chỉ còn 41.000ha đất lúa để thích ứng với BĐKH" - ông Hóa nói.
TS.Vũ Tiến Khang - Trưởng khoa Canh tác (Viện Lúa ĐBSCL) kiến nghị, Chính phủ nên thúc đẩy nhiều chính sách khuyến khích việc áp dụng phân hữu cơ trong quy trình sản xuất lúa nhằm giảm thiểu áp dụng hóa học, thuốc BVTV, góp phần tăng độ phì nhiêu đất, giảm ô nhiễm môi trường..., thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.
Theo Danviet
Thủ tướng: Cần 3.000 tỉ đồng chống sạt lở ĐBSCL Chiều 27-9, tại Tiền Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL về công tác phòng, chống, khắc phục sạt lở và sản xuất vụ đông xuân 2019-2020. Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, những năm gần đây, bùn cát từ thượng nguồn về ngày càng giảm. Trong khi đó,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện

Nữ tài xế ở Hà Nội 'tố' bị người đi ô tô dùng dùi cui vụt vào đầu

Vụ nữ sinh tử vong do tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Hội Bảo vệ quyền trẻ em kiến nghị xử lý nghiêm

Vụ bé trai bị từ chối cấp cứu: NV kíp trực bị đình chỉ, lộ gia cảnh gây bất ngờ

Xe ba gác chuyển làn đột ngột bị xe ben tông văng, tài xế tử vong

Quan điểm trái ngược trong vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Rà phá bom, mìn, vật nổ để làm sạch khu vực hạ lưu Thủy điện Hòa Bình

Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ

5 chủ tịch xã, thị trấn tạm dừng công tác điều hành để xử lý vi phạm đất đai

Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

Vụ cá bò hòm giá 3,5 triệu đồng/kg tại Nha Trang: Xác định nhiều vi phạm

Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm
Có thể bạn quan tâm

Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
Thế giới
21:35:57 07/05/2025
Bệnh nhân ung thư bán ma túy để kiếm lời
Pháp luật
21:35:47 07/05/2025
Đại Nghĩa 'khô nước mắt' trước di ảnh mẹ, bạn diễn tiết lộ bí mật trước lúc mất?
Sao việt
21:30:16 07/05/2025
Google phát triển trợ lý AI Gemini phiên bản cho trẻ em
Thế giới số
21:04:33 07/05/2025
Nhạc sĩ 'Viết tiếp câu chuyện hòa bình' lên tiếng về từ gây khó hiểu
Nhạc việt
20:49:58 07/05/2025
"Cô gái nhiều lông nhất thế giới" có bạn trai mới sau khi ly hôn
Netizen
20:22:39 07/05/2025
Độc lạ Rolls-Royce Wraith rắc vàng 24K từ trong ra ngoài
Ôtô
20:12:44 07/05/2025
Ông trùm Diddy lộ tóc bạc, thừa nhận lo lắng trong ngày đầu hầu tòa
Sao âu mỹ
20:01:02 07/05/2025
Sao nam "Lật mặt 8" đưa con gái cực xinh tham gia "Bố ơi", chỉ 1 chi tiết đã khiến triệu người tan chảy
Tv show
19:54:36 07/05/2025
Bảng giá xe Rebel 1100 2023 mới nhất tháng 5/2025
Xe máy
19:46:48 07/05/2025