Tiến sĩ Trần Công Trục nhận định về khả năng đụng độ trên Biển Đông

Việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động (phi pháp) trên Biển Đông, đã, đang trở thành mối nguy hiểm, đe dọa hòa bình, an ninh trong khu vực và thế giới.

Với hàng loạt các vấn đề liên quan đến những tranh chấp biển, đảo trong thời gian qua, có thể thấy, mục tiêu của Trung Quốc là mở rộng vùng ảnh hưởng trên biển, biến Biển Đông trở thành “ao nhà” của họ…

Để làm rõ vấn đề này, hôm 21/5, phóng viên đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ.

PV: Ông đánh giá thế nào về việc Trung Quốc ngày càng gia tăng các hoạt động phi pháp trên Biển Đông, biến các đảo chìm thành đảo nổi (thuộc chủ quyền của Việt Nam); đơn phương đưa ra cái gọi là “lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông?

Tiến sĩ Trần Công Trục: Đây là những động thái bộc lộ quá rõ nhưng toan tính của họ, cụ thể:

Trung Quốc tiếp tục mục tiêu hợp thức hóa cái gọi là “chủ quyền” đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Vị trí mà các năm 1956, 1974, 1988 họ đã sử dụng vũ lực để đánh chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa và một số thực thể phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Họ lợi dụng mọi cơ hội để tạo ra tình huống, giành lấy sự công nhận trên thực tế các quyền phi pháp trong các vùng biển thuộc các quyền chính đáng của các nước ven Biển Đông theo yêu sách “lưỡi bò”của họ.

Nghiêm trọng hơn, Trung Quốc muốn từ những căn cứ này để cưỡng chiếm thêm các thực thể khác. Trong đó có cả các thực thể là những bãi cạn nằm trên thềm lục địa của các quốc gia ven Biển Đông được xác định theo đúng UNCLOS 1982.

Tiến sĩ Trần Công Trục nhận định về khả năng đụng độ trên Biển Đông - Hình 1

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ (ảnh: Ngọc Quang)

Trung Quốc đang quyết tâm biến các bãi cạn, rạn san hô, các bãi đá trở thanh các đảo đủ lớn. Ý định của họ nhằm tạo lợi thế pháp lý trong việc tính đến hiệu lực của chúng khi xác định phạm vi các vùng biển và thêm lục địa theo quy đinh của UNCLOS 1982.

Đó chính là âm mưu tìm cách biện minh cho sự tồn tại phi lý của yêu sách “lưỡi bò” của Trung Quốc đang bị dư luận phê phán và lên án mạnh mẽ.

Cần phải nói thêm rằng, các bãi cạn đang được cải tạo nâng cấp còn là những căn cứ quân sự tấn công hết sức lợi hại, tạo ra thế trận tấn công “cài răng lược”.

Điều này trực tiếp đe dọa, khống chế, ngăn cản và có thể dễ bề tiêu diệt mọi căn cứ, cơ sở quốc phòng, kinh tế, dân sinh… của các lực lượng khác đang có mặt trên quần đảo này.

Việt Nam – những chủ nhân thật sự của quần đảo Trường Sa phải hết sức cảnh giác trước âm mưu nguy hiểm đó.

Các công trình được xây dựng trái phép ở đây còn là những cơ sở khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế. Nó thực hiện theo dõi, khống chế, cản trở hoạt động bình thường của tàu thuyền, máy bay đi qua Biển Đông trên các tuyến hàng hải và hàng không quốc tế.

Các công trình được xây cất ở đây cũng còn là những khu dịch vụ hậu cần không thể thiếu để Trung Quốc có điều kiện triển khai kế hoạch khai thác, vơ vét nguồn tài nguyên trong các vùng biển và thềm lục địa. Đây là ý định mà từ lâu họ ấp ủ tham vọng “xí phần”, tranh giành, chiếm đoạt…

Cuối cùng, có thể thấy rõ, ý đồ thực hiện những mục tiêu nói trên thông qua việc cải tạo, xây dựng trên các thực thể này, Trung Quốc đang quyết tâm thực hiện chiến lược khống chế, tiến tới độc chiếm Biển Đông.

Mục tiêu biến Trung Quốc vươn lên vị trí cường quốc biển trước khi trở thành siêu cường quốc tế…

PV: Song song đó, Trung Quốc liên tục đưa ra các lý do nhằm thanh minh, bao biện cho các hành động đi ngược lại với luật pháp quốc tế, nhằm biến Biển Đông thành “nhà, vườn” của họ. Ông có bình luận gì về vấn đề này?

Tiến sĩ Trần Công Trục: Những việc làm của Trung Quốc nói trên là đi ngược lại các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, các quy định của UNCLOS.

Tuy vậy, gần đây, Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách thanh minh, biện bạch rằng họ có quyền làm như vậy vì đây là “nhà”, là “vườn” của họ; các nước khác cũng đang xây đảo trên Trường Sa…

Liệu những lập luận ngụy biện này của Trung Quốc có đứng vững được không? Tôi cho rằng nên tìm câu trả lời cho 2 câu hỏi sau đây:

Thứ 1: Quần đảo Trường Sa “là nhà, là vườn” của ai?

Video đang HOT

Câu trả lời thật sự khách quan đúng đắn nhất dưới ánh sáng của luật pháp và thực tiễn quốc tế hiện hành là: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam.

Bởi vì Nhà nước Việt Nam là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu 2 quần đảo này từ khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII.

Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, rõ ràng, liên tục và hòa bình; phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế hiện hành.

Tiến sĩ Trần Công Trục nhận định về khả năng đụng độ trên Biển Đông - Hình 2

Trung Quốc đang xây dựng phi pháp sân bay, bến cảng ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn dw.de)

Việt Nam có đầy đủ các căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý đề chứng minh và bảo vệ cho chân lý này.

Còn Trung Quốc thì sao? Họ vẫn luôn luôn khẳng định rằng quần đảo Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa) và quần đảo Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa) thuộc chủ quyền của họ bởi vì có người từng cho rằng họ có “chủ quyền lịch sử”, có “danh nghĩa lịch sử” đối với các quần đảo này.

Thậm chí cả trong phạm vi khoảng 90% diện tích Biển Đông, đều nằm trong đường yêu sách “lưỡi bò” của họ.

Quan điểm pháp lý này của Trung Quốc không đứng vững được trước ánh sáng của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Nhiều học giả quốc tế, thậm chí kể cả cả học giả Trung Quốc cũng đã phê phán, bác bỏ quan điểm này.

Như vậy, rõ ràng là quần đảo Trường Sa không phải là “nhà”, là “vườn” của họ. Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đoạt “nhà, vườn” của Việt Nam – đó là thực tế không thể chối cãi được.

Việc chiếm đóng và tiến hành xây dựng trên các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hoàn toàn phi pháp, vi phạm chủ quyền quốc gia.

Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động phi pháp trong “nhà”, trong “vườn” của Việt Nam, chứ không phải là những hoạt đông bình thường trong “nhà”, trong “vườn” của họ!

PV: Có thể đánh đồng các hoạt động của Trung Quốc với các hoạt động của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa không, thưa ông?

Tiến sĩ Trần Công Trục: Câu trả lời là không thể. Bởi vì:

Việt Nam là chủ nhân của quần đảo Trường Sa. Người Việt Nam đã từng sinh sống, xây dựng, cai quản, bảo vệ quần đảo này đã từ mấy trăm năm nay, ít nhất là từ thế kỷ XVII.

Việc Việt Nam xây dựng nâng cấp các công trình phục vụ dân sinh, kinh tế, an ninh, quốc phòng trên đất của mình hoàn toàn là chuyện bình thường. Đây không phải là những hoạt động làm thay đổi hiện trạng, làm cho tình hình Biển Đông thêm căng thẳng…

Còn Trung Quốc thì sao? Họ mới đánh chiếm một số thực thể phía Tây Bắc quần đảo này từ năm 1988; việc tiếp tục xây dựng, tăng cường điều động binh lính xuống đóng giữ… biến bãi cạn thành đảo nổi phục vụ mục đích tấn công quân sự.

Trung Quốc tìm cách khống chế Biển Đông là không những vi phạm chủ quyền của Việt Nam như đã phân tích ở trên, mà còn phá vỡ cam kết được ghi nhận tại Điều 4 và Điều 5 của DOC (Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông).

Họ cố tình phá vỡ hiện trạng đúng theo tinh thần của tuyên bố chính trị này. Vì vậy không thể so sánh, đánh đồng với các hoạt đông chính đáng của Việt Nam.

PV: Ông đánh giá như thế nào về khả năng đụng độ trên Biển Đông giữa các nước có chung lợi ích, được luật pháp quốc tế thừa nhận?

Tiến sĩ Trần Công Trục: Trung Quốc tăng cường lấn đảo, biển, Mỹ điều tàu chiến đến gần…Tình huống này nếu không kiểm soát được, thì khả năng đụng độ là rất cao. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn tiếp tục phớt lờ mọi thỏa thuận chính trị song phương hoặc đa phương.

Theo đó, Trung Quốc tiếp tục tìm cách liên minh hoặc chia rẽ, phân hóa nội bộ trong từng quốc gia hay trong các tổ chức khu vực, quốc tế để phục vụ cho chiến lược “khống chế, tiến tới độc chiếm Biển Đông”.

Lịch sử nhân loại qua các cuộc chiến tranh tàn khốc cũng cho thấy nguyên nhân của mọi cuộc xung đột, chiến tranh, dù là nóng hay lạnh, cũng đều bắt đầu bằng sự tranh giành vị thế, quyền lợi giữa các cường quốc.

Tuy nhiên, xung đột, chiến tranh liệu có xảy ra hay không và vào lúc nào? Đó còn là cả một vấn đề phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện, hoàn cảnh khách quan và chủ quan của các bên liên quan.

PV: Các nước lớn, đặc biệt là Chính phủ Mỹ đang tìm cách đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc, đồng thời sẽ có lập trường cứng rắn với Trung Quốc (sẽ hiện diện quân sự ở Biển Đông). Ông đánh giá thế nào về vai trò của các nước lớn trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông?

Tiến sĩ Trần Công Trục: Không còn nghi ngờ gì nữa, dư luận quốc tế và hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là Mỹ, đã thấy rõ sự nguy hiểm và phi pháp của những công trình mà Trung Quốc đã và đang xây cất.

Trung Quốc đã, đang mở rộng, bằng việc bồi đắp trên các bãi cạn, rạn san hô, trở thành các đảo nhân tạo to lớn trong khu vực quần đảo Trường Sa. Xây các đường băng sân bay, các công trình quân sự, các khu dịch vụ kinh tế, kỹ thuật, hậu cần.

Đây trở thành mối hiểm họa hiện hữu, hội đủ các điều kiện để trước mắt là khống chế và cản trở việc thông thương qua lại của tàu thuyền, máy bay các nước hoạt động qua Biển Đông; sớm khống chế toàn diện, tiến tới độc chiếm Biển Đông theo đúng kịch bản mà Trung Quốc đã ôm ấp từ lâu.

Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc không thể chỉ dùng lời lẽ ngoại giao chung chung để thuyết phục, gây sức ép buộc Trung Quốc phải từ bỏ ý đồ của mình?

Có lẽ đã đến lúc phải có hành động mạnh mẽ hơn, phải sử dụng đến sức mạnh để đối trọng với những gì Trung Quốc đã, đang vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia khác trong khu vực và thế giới?

Đã đến lúc Mỹ cần phải thực hiện một cách thực sự nghĩa vụ của mình trước các đồng minh trong khu vực đang bị xâm hại.

Chính sách xoay trục sang châu Á- Thái Bình Dương của Mỹ đã đến lúc không phải chỉ dừng lại bởi những tuyên bố ngoại giao chung chung và tình trạng “ỡm ờ về chiến lược”.

Có lẽ đã đến lúc Mỹ phải đi vào hành động thực chất nếu họ không muốn bị tước ngôi vị trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc?

Phải chăng vì Mỹ đã sai lầm trong việc tiếp tục chính sách trung lập đối với các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong Biển Đông, bất chấp sự thật đúng sai?. Vì lợi ích của riêng mình, Mỹ đã rút khỏi khu vực Biển Đông nói riêng và khu vực châu Á -Thái Bình Dương nói chung?

Điều này tạo cơ hội cho Trung Quốc nắm lấy để thực hiện các bước tiến mạnh mẽ nhằm hiện thực hóa yêu sách của họ trong Biển Đông như hiện nay. Việc này đặt Mỹ vào tình thế bất lợi, buộc họ phải điều chỉnh, thay đổi chính sách của mình.

Nhưng nếu Mỹ chỉ quan tâm đến lợi ích an ninh an toàn hàng hải của riêng mình không thôi thì có lẽ chỉ là giải quyết được “cái ngọn” của vấn đề, thậm chí có thể được hiểu đây chỉ là cái cớ để Mỹ quay lại Biển Đông, chứ không phải là đã quan tâm giải quyết “tận gốc” của vấn đề phức tạp hiện nay.

Vì vậy, nên chăng đã đến lúc mọi tranh chấp muốn giải quyết triệt để thì chỉ có thể bắt đầu từ gốc, không phải là từ ngọn?

Vấn đề chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam mới là gốc rễ của vấn đề cần được quan tâm giải quyết một cách minh bạch, dưới ánh sáng của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, biện pháp đấu tranh ngoại giao, pháp lý vẫn là thích hợp nhất so với biện pháp quân sự.

Bởi vì, hòa bình luôn luôn là nguyện vọng tha thiết nhất của nhân loại.

Nhiều nhà bình luận quốc tế cũng đã từng cảnh báo rằng đã có lúc thế giới đang đứng bên miệng hố chiến tranh bởi những tranh chấp gay gắt giữa các thế lực mang đậm màu sắc chính trị, quân sự, sắc tộc và tôn giáo.

Tại thời điểm hiện tại, thế giới vẫn đang ở trong tình trạng bất ổn đó. Các liên minh, các phe phái đối nghịch nhau trên phạm vi thế giới đã có mầm mống xuất hiện tại một số điểm nóng.

Biển Đông là một trong số điểm nóng đó. Có thể nói đây là thời khắc mà mọi ứng xử đều hết sức thận trọng, phải đặt lợi ích chung vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới lên trên hết.

Không nên “đổ thêm dầu vào lửa”! Cách ứng xử thích hợp nhất là phải thật sự bình tĩnh, cảnh giác phân biệt rõ đúng sai.

Bất kể là ai, dù đó là Mỹ hay Trung Quốc nếu hành xử không theo đúng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của mình thì kiên quyết phản đối đấu tranh đến cùng, không khoan nhượng.

Theo Giáo Dục

Trung Quốc có thể xây đường băng trên bãi đá Xu Bi

Trung Quốc có thể đang chuẩn bị xây một đường băng trên bãi đá Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong bối cảnh hoạt động cải tạo đảo trên Biển Đông đang được Bắc Kinh tiến hành với tốc độ nhanh chưa từng thấy.

Trung Quốc có thể xây đường băng trên bãi đá Xu Bi - Hình 1

Hình ảnh chụp bãi đá Xu Bi từ vệ tinh ngày 6/2 (trái) và ngày 17/4 (phải). (Ảnh: ADSDG)

Tờ Diplomat mới đây đăng tải một số hình ảnh có độ phân giải cao chụp từ vệ tinh hôm 17/4 cho thấy chỉ trong 10 tuần, Trung Quốc đã xây dựng một hòn đảo trên bãi đá Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tờ báo nhận định kích thước và hình dạng của dải đất mới xây phù hợp cho một đường băng dài 3.300 m, tương đương với độ dài đường băng mà Trung Quốc đang xây trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trung Quốc có thể xây đường băng trên bãi đá Xu Bi - Hình 2

Hình ảnh chụp đá Chữ Thập ngày 14/2 (trái) và 17/4 (phải). (Ảnh: ADSDG)

Các nhà phân tích quân sự nhận định đường băng dài 3.300 m gần như có thể hỗ trợ tất cả các loại chiến đấu cơ và máy bay hỗ trợ của hải quân và không quân Trung Quốc.

Nếu hình ảnh chụp ngày 6/2 trước đó cho thấy Bắc Kinh chỉ tiến hành hoạt động hút bùn đắp đất lên 2 khu vực nhỏ trên bãi đá Xu Bi, thì đến ngày 17/4, diện tích đắp đất tại đây tăng lên 2,27 km2. Diện tích này gần bằng hòn đảo ước tính rộng khoảng 2,65 km2 đang hình thành nhanh chóng trên bãi đá Chữ Thập.

Trung Quốc có thể xây đường băng trên bãi đá Xu Bi - Hình 3

Hình ảnh vệ tinh chụp bãi đá Xu Bi ngày 17/4. (Ảnh: ADSDG)

Tuy nhiên, Diplomat nhận định hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại hai bãi đá Xu Bi và Chữ Thập có một điểm khác biệt đáng chú ý. Đó là trên bãi đá Chữ Thập có một cảng cỡ lớn cùng một đường băng/đường lăn đang hình thành. Trong khi hiện nay chưa có cơ sở hải quân nào xuất hiện trên bãi Xu Bi .

Nhưng tại rìa phía nam của bãi đá Xu Bi, Trung Quốc đang mở rộng và gần hoàn thành một kênh đào, cho phép xây dựng một cầu cảng. Ngoài ra, hoạt động đắp đất liên tục ở phía nam Xu Bi có thể nhằm xây các bến cảng cho hải quân tập kết.

Trung Quốc có thể xây đường băng trên bãi đá Xu Bi - Hình 4

Hình ảnh chụp bãi đá Vành Khăn ngày 13/4. (Ảnh: ADSDG)

Ngoài ra, theo Diplomat, tại bãi đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc cũng tiến hành cải tạo đất nhanh chóng. Đến ngày 13/4, bãi đá được đắp cát và san hô, mở rộng diện tích lên 2,42 km2 dù trước đó vài tháng bãi đá này hoàn toàn ngập nước.

Hình ảnh vệ tinh ngày 13/4 chụp bãi đá Vành Khăn cho thấy có ít nhất 23 máy hút bùn đang hoạt động tại đây cùng ít nhất 24 tàu xây dựng trong vũng gần đó. Ngoài ra, tại địa điểm này còn có 28 xe trộn/vận chuyển bê tông và hàng chục xe tải lớn cùng máy xúc.

Trung Quốc có thể xây đường băng trên bãi đá Xu Bi - Hình 5

Hình ảnh vệ tinh ngày 13/4 chụp rìa bắc của bãi đá Vành Khăn. (Ảnh: ADSDG)

Trung Quốc cũng mở rộng đắp đất ở rìa phía bắc đá Vành Khăn để tạo một diện tích đủ rộng để xây đường băng hạ cánh dài hơn 3.000 m. Một vùng rộng ở phía nam bãi đá này đã được cải tạo chỉ trong vòng 8 tuần.

Các bãi đá Xu Bi, Vành Khăn, Chữ Thập là 3 trong số ít nhất 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc cải tạo, được cho là nhằm phục vụ mục đích quân sự trong tương lai.

Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích khu vực Biển Đông giàu tài nguyên, chồng lấn lên vùng biển của các nước láng giềng trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia.

Các nước ASEAN đã nhiều lần lên tiếng phản đối hành động phi pháp, ngang ngược của Bắc Kinh, trong khi Mỹ cũng từng kêu gọi Trung Quốc dừng các hành động cải tạo đảo, làm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông.

Thoa Phạm

Theo Diplomat

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89"Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89
12:30:59 14/05/2025
Ông Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông PutinÔng Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông Putin
23:52:37 13/05/2025
Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19
23:20:22 13/05/2025
Miss World 2025: đại diện Thái lên đồ bó sát 'nhức mắt', bị quốc tế trừ điểm?Miss World 2025: đại diện Thái lên đồ bó sát 'nhức mắt', bị quốc tế trừ điểm?
11:30:36 14/05/2025
Dàn tỷ phú công nghệ theo chân ông Trump sang Trung ĐôngDàn tỷ phú công nghệ theo chân ông Trump sang Trung Đông
12:20:32 14/05/2025
Thủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch SindoorThủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch Sindoor
13:14:15 14/05/2025
Quan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý doQuan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý do
18:02:42 13/05/2025
Mỹ tiến tới ngừng kê đơn thuốc chứa fluoride cho trẻ emMỹ tiến tới ngừng kê đơn thuốc chứa fluoride cho trẻ em
06:18:00 15/05/2025

Tin đang nóng

Thêm 1 màn bắt hoa cưới linh nghiệm: Hoá ra Hồ Quỳnh Hương đã bất chấp "xin vía" từ đôi Vbiz đặc biệt này!Thêm 1 màn bắt hoa cưới linh nghiệm: Hoá ra Hồ Quỳnh Hương đã bất chấp "xin vía" từ đôi Vbiz đặc biệt này!
06:13:55 15/05/2025
Tôi thoát khỏi nỗi oan tày trời nhờ mẹ chồng không biết nhà lắp cameraTôi thoát khỏi nỗi oan tày trời nhờ mẹ chồng không biết nhà lắp camera
05:04:30 15/05/2025
Nhân vật cứ xuất hiện là khán giả phim 'Cha tôi người ở lại' ức chếNhân vật cứ xuất hiện là khán giả phim 'Cha tôi người ở lại' ức chế
05:58:14 15/05/2025
Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư "mẹ xin lỗi con gái"Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư "mẹ xin lỗi con gái"
07:32:22 15/05/2025
Tranh cãi lớn nhất Hoàn Châu Cách Cách suốt 27 năm: Tiểu Yến Tử và Hạ Tử Vy, ai mới là nữ chính?Tranh cãi lớn nhất Hoàn Châu Cách Cách suốt 27 năm: Tiểu Yến Tử và Hạ Tử Vy, ai mới là nữ chính?
05:44:07 15/05/2025
Tử vi tháng 6: 3 con giáp lội ngược dòng ngoạn mục, từ áp lực biến thành động lực, hái lộc đầy tayTử vi tháng 6: 3 con giáp lội ngược dòng ngoạn mục, từ áp lực biến thành động lực, hái lộc đầy tay
07:39:38 15/05/2025
Kịch bản 'buồn' cho các hãng xe nổi tiếng thế giới tại thị trường Trung QuốcKịch bản 'buồn' cho các hãng xe nổi tiếng thế giới tại thị trường Trung Quốc
07:32:24 15/05/2025
Xác minh thông tin công ty trừ tiền lỗ vào lương công nhânXác minh thông tin công ty trừ tiền lỗ vào lương công nhân
08:12:49 15/05/2025

Tin mới nhất

Cận cảnh khu biệt phủ hoành tráng của đại gia xây không phép, sắp bị phá dỡ

Cận cảnh khu biệt phủ hoành tráng của đại gia xây không phép, sắp bị phá dỡ

08:40:19 15/05/2025
Một khu dinh thự bề thế tại Trung Quốc sẽ bị phá dỡ trong thời gian tới, vì chủ nhân xây dựng công trình nhưng không được cấp phép.
Động thái cứng rắn của EU với Nga trước ngày đàm phán về Ukraine

Động thái cứng rắn của EU với Nga trước ngày đàm phán về Ukraine

08:15:18 15/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về gói trừng phạt thứ 17 đối với Nga, chủ yếu nhắm vào đội tàu chở dầu ngầm của Moscow.
Nga sẽ chờ Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình

Nga sẽ chờ Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình

08:05:37 15/05/2025
Nga sẽ cử một phái đoàn tới Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5 để đàm phán trực tiếp với Ukraine và hy vọng Kiev cũng sẽ làm như vậy.
Ấn Độ phản bác Trung Quốc đổi tên lãnh thổ tranh chấp chủ quyền

Ấn Độ phản bác Trung Quốc đổi tên lãnh thổ tranh chấp chủ quyền

07:44:56 15/05/2025
Ấn Độ lên tiếng sau khi Trung Quốc đặt tên lại cho một số địa danh ở khu vực mà 2 bên tranh chấp chủ quyền trong nhiều năm qua.
Tổng thống Putin công bố thành phần đoàn đàm phán với Ukraine: Người đứng đầu đầy bất ngờ

Tổng thống Putin công bố thành phần đoàn đàm phán với Ukraine: Người đứng đầu đầy bất ngờ

07:26:49 15/05/2025
Tuy nhiên, theo một cựu quan chức Liên bang Nga tiết lộ với tờ Washington Post, phía Moskva sẽ được đại diện bởi Ngoại trưởng Sergey Lavrov và trợ lý chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin, ông Yuri Ushakov.
Tây Ban Nha xác định được 3 địa điểm gây sự cố mất điện diện rộng

Tây Ban Nha xác định được 3 địa điểm gây sự cố mất điện diện rộng

07:21:51 15/05/2025
Cuộc điều tra có sự tham gia của nhiều thành phần từ chính phủ, các cơ quan an ninh đến các chuyên gia kỹ thuật. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Tây Ban Nha nêu đích danh các khu vực xuất hiện sự cố.
Ông Trump gặp Tổng thống lâm thời Syria sau thông báo dỡ bỏ trừng phạt

Ông Trump gặp Tổng thống lâm thời Syria sau thông báo dỡ bỏ trừng phạt

07:20:40 15/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp với lãnh đạo Syria tại Ả rập Xê út vào ngày 14/5 sau thông báo bất ngờ của Washington về việc dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt đối với Damascus.
Tân Thủ tướng Đức cam kết đưa đất nước trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Tân Thủ tướng Đức cam kết đưa đất nước trở lại quỹ đạo tăng trưởng

06:14:21 15/05/2025
Về quan hệ xuyên Đại Tây Dương, người đứng đầu Chính phủ Đức nhấn mạnh sự phối hợp chặt chẽ với Mỹ và khẳng định lại cam kết của Đức đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Mỹ nêu điều kiện 'có đi có lại' với Iran

Mỹ nêu điều kiện 'có đi có lại' với Iran

06:13:13 15/05/2025
Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng còn đề cập đến Syria và tuyên bố đang cân nhắc khả năng bình thường hóa quan hệ song phương. Về Liban, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định đang có cơ hội xây dựng một tương lai hòa bình tại đây.
Hàng loạt hãng hàng không tiếp tục dừng bay đến Israel

Hàng loạt hãng hàng không tiếp tục dừng bay đến Israel

06:08:12 15/05/2025
Thậm chí, hãng Virgin Atlantic còn dừng hẳn tuyến bay London - Tel Aviv. Các hãng giá rẻ như Wizz Air và Ryanair cũng tạm ngừng khai thác đường bay đến Israel.
Mỹ 'bỏ rơi' châu Âu trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ 'bỏ rơi' châu Âu trong cuộc chiến thuế quan

06:04:35 15/05/2025
Và vào đầu tuần này, Trung Quốc đã đạt được bước đột phá khi Washington và Bắc Kinh đồng ý cắt giảm thuế quan xuống còn 30% và 10% đối với hàng hóa của nhau.
'Át chủ bài' của châu Á trong cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ

'Át chủ bài' của châu Á trong cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ

05:56:55 15/05/2025
Sự phản kháng chính trị rất mạnh mẽ, đặc biệt là trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật Bản và Hàn Quốc hiện là những người mua gạo, thịt lợn và lúa mì hàng đầu của Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Du lịch trải nghiệm tại thị xã Chũ: Nhiều điểm hút khách

Du lịch trải nghiệm tại thị xã Chũ: Nhiều điểm hút khách

Du lịch

08:49:59 15/05/2025
Với lợi thế là vùng trồng cây ăn quả lớn của cả nước, nổi tiếng với những vườn đồi vải thiều, cam, bưởi sum suê trái ngọt, thị xã Chũ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
Cha tôi, người ở lại - Tập 39: Thảo ngất xỉu sau mấy ngày thất tình

Cha tôi, người ở lại - Tập 39: Thảo ngất xỉu sau mấy ngày thất tình

Phim việt

08:43:28 15/05/2025
Thảo quyết tâm quên Nguyên đi nhưng cô lại không biết rằng cần có thời gian mới có thể quên được, cô chọn cách vùi đầu vào làm việc và học tập tới mức kiệt sức ngất xỉu.
Sao Việt 15/5: Ngọc Hân ôm bụng bầu đi du lịch, Việt Trinh khoe ảnh hiếm lúc trẻ

Sao Việt 15/5: Ngọc Hân ôm bụng bầu đi du lịch, Việt Trinh khoe ảnh hiếm lúc trẻ

Sao việt

08:41:36 15/05/2025
Hoa hậu Ngọc Hân vẫn giữ được tinh thần thoải mái vi vu nước ngoài dù đang bầu hơn 5 tháng, diễn viên Việt Trinh gây chú ý khi hé lộ bức ảnh hiếm bên đồng nghiệp.
Ai bị triệu tập tới phiên tòa vụ cán bộ tha người buôn lậu xe Lexus?

Ai bị triệu tập tới phiên tòa vụ cán bộ tha người buôn lậu xe Lexus?

Pháp luật

08:35:38 15/05/2025
Nguyên Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh, nguyên Viện trưởng VKSND huyện Tân Biên bị triệu tập tới phiên tòa xét xử vụ tha người buôn lậu xe Lexus với tư cách người liên quan.
Em xinh 'Say Hi': Thế hệ mới của nữ idol Việt Nam lộ diện

Em xinh 'Say Hi': Thế hệ mới của nữ idol Việt Nam lộ diện

Tv show

08:32:03 15/05/2025
Chương trình âm nhạc Em xinh Say Hi quy tụ dàn nữ nghệ sĩ hot nhất Vpop hiện nay gồm Bích Phương, Châu Bùi, Phương Ly, Orange, Pháo,....
8 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng

8 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng

Sức khỏe

08:31:28 15/05/2025
Các chuyên gia ung thư cho rằng việc phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư là chìa khóa quan trọng nhất để cứu bệnh nhân. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống, giảm chi phí điều trị và nhiều lợi ích khác.
Diễn biến bất ngờ vụ xây nhầm nhà 3 tầng trên đất người khác

Diễn biến bất ngờ vụ xây nhầm nhà 3 tầng trên đất người khác

Tin nổi bật

08:09:53 15/05/2025
Liên quan đến vụ nhà 3 tầng xây nhầm lên 2 thửa đất của người khác ở Hải Dương, chủ ngôi nhà đã bỏ tiền mua lại một thửa đất và đổi cho người còn lại lấy thửa đất của mình.
iPhone lại giảm sốc, reviewer công nghệ chỉ thời điểm "bắt đáy" tốt nhất

iPhone lại giảm sốc, reviewer công nghệ chỉ thời điểm "bắt đáy" tốt nhất

Đồ 2-tek

08:03:38 15/05/2025
iPhone 14 và iPhone 15 được giảm sâu đến 2,5-3 triệu đồng. iPhone 13 lần đầu tiên xuống mức hơn 11 triệu đồng cho máy mới chính hãng. Nên bắt đáy hay chờ giá rơi thêm?
GTA 6 và nỗi ám ảnh cho game thủ, cấu hình khiến người chơi quan ngại, thừa nhận "bất lực"

GTA 6 và nỗi ám ảnh cho game thủ, cấu hình khiến người chơi quan ngại, thừa nhận "bất lực"

Mọt game

07:49:11 15/05/2025
Đây chắc chắn là điều khiến không ít game thủ phải quan ngại khi GTA 6 ra mắt. Sự háo hức dành cho Grand Theft Auto VI (GTA 6) vẫn chưa hề hạ nhiệt kể từ khi Rockstar tung ra hai trailer đầu tiên.
Top 3 con giáp được Thần Tài chiếu cố, gặp nhiều may mắn nhất ngày 15/5

Top 3 con giáp được Thần Tài chiếu cố, gặp nhiều may mắn nhất ngày 15/5

Trắc nghiệm

07:41:55 15/05/2025
Trong ngày 15/5, 3 con giáp này đón may mắn dồn dập.Giữa năm vận đỏ bừng sáng: 4 con giáp bước vào giai đoạn hoàng kim, quý nhân xuất hiện, công danh
C-SUV "hot" nhất Việt Nam có giá khởi điểm rẻ ngang xe hạng B

C-SUV "hot" nhất Việt Nam có giá khởi điểm rẻ ngang xe hạng B

Ôtô

07:35:08 15/05/2025
Nhiều đại lý vẫn áp dụng mức giảm 35 triệu đồng cho Mazda CX-5 trong tháng 5, chỉ dành cho bản tiêu chuẩn nhưng áp dụng cho cả xe sản xuất năm 2025.