Tiến tới ‘Quốc gia smartphone’ – tắt sóng 2G
Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn định hướng triển khai lộ trình kế hoạch dừng công nghệ di động 2G.
Theo đó, chậm nhất đến tháng 9/2024, mạng 2G sẽ dừng cung cấp tại Việt Nam.
Để phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển tần số vô tuyến điện, chậm nhất đến tháng 9/2024, thời điểm hết hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động và giấy phép băng tần số vô tuyến điện, các đơn vị phải hoàn thành việc dừng công nghệ 2G.
Học sinh miền núi dùng smartphone bắt sóng điện thoại 3G để học online. Ảnh: Đại học Tây Bắc
Sóng 2G sẽ biến mất
Việt Nam đã xây dựng lộ trình để nhanh chóng phổ cập smartphone đến 100% người dân và sẽ tắt sóng 2G khi mật độ thuê bao này còn khoảng 5%. Cùng với việc tắt sóng, nhà mạng sẽ hỗ trợ điện thoại thông minh cầm tay cho các thuê bao 2G để dịch vụ thông tin đến người tiêu dùng liên tục, không gián đoạn. Cách làm này đã từng được áp dụng ở các quốc gia tiến tới việc toàn dân sử dụng điện thoại thông minh.
Việt Nam hiện sử dụng khoảng 61,3 triệu chiếc điện thoại thông minh và nằm trong top 10 quốc gia sử dụng điện thoại thông minh nhiều nhất trên thế giới.
Việc sử dụng điện thoại thông minh còn phục vụ chương trình chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, tiến tới một xã hội học tập và học tập suốt đời, mọi người dân có thể học và trau dồi kiến thức, phổ cập thông tin bằng thiết bị di động thông minh.
Video đang HOT
Hiện, các doanh nghiệp di động căn cứ định hướng này để xây dựng lộ trình, kế hoạch dừng công nghệ di động 2G. Cụ thể, phải triển khai các giải pháp chuyển đổi thuê bao sang sử dụng smartphone 4G, 5G, phấn đấu đạt mục tiêu đến cuối năm 2023 chỉ còn dưới 5% thuê bao 2G.
Một số nhà mạng cũng đã tiến hành tắt dần các trạm phát sóng 2G ở những nơi phủ sóng 3G,4G tốt và nhu cầu về 2G ít.
Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo bên cạnh định hướng để công dân chủ động chuyển đổi sang sử dụng smartphone, các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và hỗ trợ người sử dụng chuyển đổi, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiết bị di động đầu cuối trên thị trường Việt Nam thay đổi định hướng kinh doanh… nhằm đạt mục tiêu chung về tắt sóng công nghệ cũ đã đặt ra, đồng thời góp phần đạt được mục tiêu phổ cập điện thoại thông minh, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Hiện nay, sóng di động 5G được hỗ trợ cho người tiêu dùng ở Việt Nam bởi các nhà cung cấp dịch vụ. Việc triển khai công nghệ di động 5G song song với vận hành duy trì 2G, 3G, 4G đồng thời dẫn tới tốn kém chi phí và khai thác không hiệu quả.
Nếu tắt bớt sóng 2G, hoặc tắt bớt sóng 3G thì có thể tối ưu hóa vận hành và dành nguồn lực, băng tần số vô tuyến điện cho công nghệ mới. Việt Nam đã lựa chọn phương án tắt sóng 2G để thúc đẩy thực hiện mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng đã phê duyệt.
Theo chương trình này, mục tiêu phổ cập mạng di động 4G, 5G và điện thoại thông minh đến từng người dân Việt Nam. Cuộc cách mạng này sẽ thúc đẩy Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số… một cách nhanh chóng và cũng là động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển nhanh và mạnh hơn.
Khi 100% người dân sử dụng smartphone sẽ thúc đẩy những dịch vụ số phong phú hơn, dịch vụ dữ liệu được sử dụng nhiều hơn, nhà mạng có thêm doanh thu.
Các lưu ý cho doanh nghiệp viễn thông và công dân tiến tới “Quốc gia smartphone”
Lưu ý đầu tiên là các thiết bị đầu cuối thông tin di động sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ 4G trở lên.
Mỗi năm thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng trên 20 triệu máy điện thoại, trong đó, khoảng 60% là điện thoại thông minh (smartphone), 40% là điện thoại phổ thông (featurephone, 8 triệu máy). Với 25,6 triệu thuê bao sử dụng thiết bị chỉ hỗ trợ 2G, 3G đang hoạt động trên mạng, theo thời gian vòng đời của thiết bị (trung bình khoảng 3 năm), thì lượng thiết bị này sẽ dần được loại bỏ ra khỏi mạng khi không còn nguồn cung.
Việc một số địa phương đưa ra quyết tâm đẩy nhanh tiến độ phổ cập smarphone trong dân là minh chứng cho việc Việt Nam sẽ đạt mục tiêu này sớm. Mới đây, tỉnh Lạng Sơn đã đề xuất tắt sóng 2G trên một số địa bàn của tỉnh này có tỉ lệ sử dụng sóng 2G thấp.
Tuy nhiên, địa phương nào cũng cần có lộ trình việc tắt sóng 2G để không ảnh hưởng đến đời sống công dân. Các địa phương thí điểm cho kết quả việc tắt sóng 2G không gây ảnh hưởng mới tiến tới việc tắt sóng 2G hoàn toàn.
Tỉnh Lạng Sơn đưa ra mục tiêu đến năm 2025 là phổ cập sóng 5G trên địa bàn liên quan trực tiếp đến kế hoạch chuyển đổi số tổng thể và toàn diện từ chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, cửa khẩu số… tại địa phương này.
Muốn thực hiện chuyển đổi số, đưa người dân lên không gian số ở địa phương phát triển bậc nhất về kinh tế cửa khẩu như Lạng Sơn thì toàn bộ người dân phải sử dụng smartphone, phải biết sử dụng ứng dụng trên nền tảng số. Việc toàn bộ người dân sử dụng smartphone sẽ tác động lớn đến công cuộc chuyển đổi số địa phương.
Lạng Sơn hiện có 80% hộ gia đình đang sử dụng Internet cáp quang băng rộng; mỗi hộ gia đình có 1 điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Năm 2022, tỉnh Lạng Sơn quyết tâm phủ sóng băng rộng di động đến 100% thôn, bản; bắt đầu phát sóng 5G; giảm thuê bao 2G xuống dưới 5%, tiến tới lộ trình tắt sóng 2G.
Một số địa phương khác như Quảng Ninh, Hải Phòng… đa số công dân đã hình thành nhiều thói quen của cuộc sống số. Việc sử dụng smartphone để học tập, thanh toán dịch vụ, giao dịch xã hội… đã trở nên quen thuộc.
Việt Nam đang xóa dần vùng lõm sóng viễn thông
Mục tiêu của Bộ TT&TT là phổ cập việc truy cập Internet băng rộng tới 100% hộ gia đình và 100% người dân có smartphone.
Xóa các vùng lõm sóng di động là một chủ trương lớn của ngành TT&TT Việt Nam. Hoạt động này được khởi xướng từ tháng 9/2021 nhằm mục tiêu hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến và thúc đẩy phát triển xã hội số.
Theo Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), trước thời điểm ngày 1/1/2021, cả nước có tổng cộng 2.418 thôn lõm sóng. Đây là những điểm mà người dân không thể tiếp cận được với sóng di động. Số liệu được tổng hợp và báo cáo từ kết quả thu thập của các địa phương.
Xóa các vùng lõm sóng di động là một chủ trương lớn của ngành TT&TT Việt Nam.
Ở thời điểm chương trình Sóng và máy tính cho em bắt đầu được triển khai, Việt Nam vẫn còn hơn 2.000 điểm lõm sóng di động. Tuy nhiên, số lượng điểm lõm sóng đã giảm mạnh chỉ sau một năm.
Tính đến hết quý 3 năm 2022, các doanh nghiệp viễn thông đã phủ sóng thêm 2.152 thôn trong tổng số 2.418 thôn lõm sóng. Trong đó, bao gồm 1.380 thôn được phủ sóng năm 2021 và 772 thôn được phủ sóng năm 2022.
Với kết quả này, sau một năm triển khai chương trình "Sóng và máy tính cho em", ngành TT&TT Việt Nam đã phủ sóng được 89% tổng số thôn bị lõm sóng trên toàn quốc.
Ở một góc nhìn rộng hơn, các doanh nghiệp viễn thông đã phủ sóng 99,72% số thôn, bản trên toàn quốc, tăng 2,18% so với năm 2021.
Theo Cục Viễn thông, hiện cả nước vẫn còn 226 thôn chưa được phủ sóng (chiếm 0,27% lượng thôn, bản). Nguyên nhân của tình trạng này là bởi 148 thôn trong số đó chưa có điện hoặc điện lưới không đảm bảo cho trạm hoạt động.
Ngoài ra, có 88 thôn lõm sóng chỉ có dưới 50 hộ gia đình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp viễn thông chưa triển khai được trạm BTS tại 30 thôn lõm sóng do gặp khó khăn về điều kiện thời tiết, địa hình.
Nhân viên nhà mạng xóa vùng lõm sóng tại làng chài Ninh Đảo, xã Vạn Thạnh (Khánh Hòa).
Hiện Việt Nam có tổng cộng 81,8 triệu thuê bao băng rộng di động, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng thuê bao băng rộng di động này tương đương 83 thuê bao/100 dân.
Với thuê bao băng rộng cố định, cả nước có 20,73 triệu thuê bao, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính đến cuối năm nay, lượng thuê bao băng rộng cố định sẽ đạt 21,7 triệu thuê bao, tương đương 22 thuê bao/100 dân.
Tính đến hết tháng 9/2022, tỷ lệ hộ gia đình Việt Nam sử dụng Internet cáp quang là 72,2%, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Cục Viễn thông, nhiều khả năng đến hết năm 2022, Việt Nam sẽ đạt xấp xỉ mục tiêu đề ra là 75% tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet cáp quang.
Huawei thừa nhận gặp khó trong việc sản xuất smartphone khi vấp phải các lệnh cấm của Mỹ Giám đốc điều hành Nhóm Kinh doanh Tiêu dùng Huawei Yu Chengdong gần đây đã trao đổi với giới truyền thông Trung Quốc, thảo luận về những thách thức mà công ty phải đối mặt trong quá trình sản xuất dòng Mate 50. Huawei thừa nhận gặp khó khăn trong việc sản xuất smartphone khi vấp phải các lệnh cấm của Mỹ (Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những điều người dùng cần ở Smart TV

iPhone kỷ niệm 20 năm sẽ có đột phá lớn về màn hình

Chi tiết quan trọng cần chú ý khi mua cáp USB

WhatsApp thắng kiện NSO Group vụ hack vào năm 2019

Smartphone pin khủng đang được ưa chuộng

Viettel IDC nhận cú đúp giải thưởng an ninh mạng - phát triển bền vững

Công nghệ lưu trữ 'thọ' hơn 5.000 năm, chỉ 1 USD/TB

Seagate đặt mục tiêu sản xuất ổ cứng 100 TB

Google Maps trên iPhone thông minh hơn nhờ tính năng AI mới

iPhone sẽ 'suy tàn' sau 10 năm nữa?

Amazon kết hợp AI vào robot có khả năng cảm nhận

Ứng dụng Torus vào quản trị năng lượng doanh nghiệp
Có thể bạn quan tâm

Mẹ biển - Tập 37: Giàu về làng chài và phát hiện ra chuyện 'động trời' mẹ đã làm
Phim việt
08:37:58 10/05/2025
Sao Việt 10/5: Phan Đinh Tùng bị thủng màng nhĩ, Mai Ngọc hồi dáng sau sinh
Sao việt
08:33:32 10/05/2025
Em xinh Say Hi gặp biến trước công chiếu, "vựa muối" của show bị 1 Anh trai chê
Tv show
08:27:18 10/05/2025
Bé 4 tuổi ném cọc tiền 500 nghìn đồng của bố mẹ qua ban công chung cư ở Hà Nội, cái kết bất ngờ
Netizen
08:12:19 10/05/2025
Thỏa thuận thương mại Anh - Mỹ gây sóng gió cho ngành ô tô
Thế giới
08:02:53 10/05/2025
Những con trai của huyền thoại chơi bóng ra sao?
Sao thể thao
07:57:54 10/05/2025
Nhận hối lộ hơn 11 tỷ đồng, cựu Giám đốc sở chi 960 triệu đồng đi từ thiện
Tin nổi bật
07:41:56 10/05/2025
Bắt 2 đối tượng vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
Pháp luật
07:34:58 10/05/2025
Jennie bị fan chê 'quá dẹo', 'thua kém' trước sao khác, không còn chỗ đứng ở HQ
Sao châu á
07:32:17 10/05/2025
Khung hình gây sốt của nam diễn viên hot nhất thế giới: 2 tay nắm giữ 2 "bảo bối", quả thật thắng đời 2-0!
Sao âu mỹ
07:31:23 10/05/2025