Tiền trường: bao nhiêu mới đủ?
Các trường “ sáng tạo” ra rất nhiều loại phí dưới những tên gọi khác nhau buộc phụ huynh phải đóng. Thế nhưng, dù đã thu hàng trăm ngàn, hàng triệu đồng, các trường vẫn cứ kêu thu không đủ chi.
Giờ học chiều 6/10 của học sinh Trường THPT Nguyễn Thái Bình, quận Tân Bình, TP.HCM. Trường này chỉ thu một khoản học phí 110.00 đồng/tháng/học sinh, ngoài ra không thu thêm khoản nào khác.
Đầu năm học 2012-2013, phụ huynh học sinh các trường trên địa bàn TP.HCM hồ hởi đón nhận thông tin không phải đóng tiền cơ sở vật chất. Bù vào đó, ngân sách sẽ được rót thêm để các trường có thể hoạt động.
Tăng đột biến
Thế nhưng niềm vui đó chẳng kéo dài lâu. Tại nhiều trường mầm non ở quận 6, TP.HCM, trường đã trả lại tiền cơ sở vật chất thật, song bù lại các khoản thu khác tăng đột biến so với số tiền được trả lại và so với năm học trước.
Cụ thể, Trường mầm non Rạng Đông 12 không thu 600.000 đồng tiền cơ sở vật chất nhưng lại có các khoản thu mới là tiền học phẩm học cụ 200.000 đồng, thiết bị vật dụng phục vụ bán trú 250.000 đồng ngoài ra còn có tiền quản lý ăn sáng 50.000 đồng, phục vụ bán trú 200.000 đồng… bên cạnh các khoản học phí(200.000 đồng), tiền ăn (28.000 đồng/ngày), quỹ hội phụ huynh (45.000 đồng/tháng).
Các khoản thu mới đều nằm trong kế hoạch thu năm học 2012-2013 do Phòng GD-ĐT quận 6 đưa ra. Tuy nhiên, việc thay đổi tên gọi các khoản thu cùng với sự chậm trễ của quy định trả lại tiền cơ sở vật chất (ban hành khi các trường đều đã vào năm học) khiến nhiều phụ huynh hoang mang. Chị L.T., một phụ huynh tại quận này, bức xúc: “Trả lại tiền cơ sở vật chất rồi tăng các khoản khác cũng như không. Cuối cùng phụ huynh vẫn phải đóng và đóng nhiều hơn năm cũ”.
Bên cạnh đó, phụ huynh phải cắn răng đóng những khoản tiền “thỏa thuận” mà mình không hề mong muốn hoặc bị “chế tài” nếu không hoàn thành chỉ tiêu tiền trường. Phụ huynh của Trường mầm non Phước Bình, Q.9 cho biết: “Cách đây một tuần gia đình nhận được thư ngỏ, trong đó đề nghị phụ huynh đóng khoản tiền “nâng cao chất lượng” với mức 200.000- 300.000 đồng, tuy không bắt buộc nhưng lại có lưu ý “ai không đồng ý, không đóng thì ghi ý kiến vô giấy”.
Tại một trường mầm non ở quận 1, phụ huynh cũng bất ngờ khi giáo viên thông báo thu 135.000 đồng/học sinh để “ốp gạch lên tường” nhưng khi phụ huynh hỏi kỹ hơn “ốp gạch ở đâu vì trường vừa xây mới rất đẹp?” thì nhận được câu trả lời “gạch đã ốp tường xong rồi, giờ mới huy động phụ huynh đóng góp để… trả nợ”. Ở một trường khác, tiền cơ sở vật chất vẫn được thu một cách bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra. Bên cạnh tiền cơ sở vật chất, phụ huynh còn phải đóng cả tiền “trang bị ban đầu.” Đó là chưa kể các khoản thu cho từng khoản cụ thể như công trình vệ sinh, cây xanh… lên đến hàng triệu đồng.
Video đang HOT
Phụ huynh một trường tại quận 12 bức xúc: “Đầu năm học, cô giáo ghi lên bảng 16 khoản thu khác nhau với tổng số tiền 470.000 đồng. Trong đó có hàng loạt khoản thuộc dạng hỗ trợ như: hỗ trợ vệ sinh phí 50.000 đồng hỗ trợ sửa chữa, thay bóng đèn, thay cửa kiếng, bàn ghế 25.000 đồng hỗ trợ sửa chữa, bảo trì máy móc phòng học tiếng Anh 50.000 đồng hỗ trợ hoạt động phong trào văn thể mỹ 40.000 đồng hỗ trợ thay rèm cửa 160.000 đồng… Tiền hỗ trợ mà đưa vào danh sách như thế, thử hỏi có phụ huynh nào dám không đóng?”.
Đặt nhiều tên
Tại Hà Nội, trong số 35 trường mà đoàn kiểm tra của HĐND thành phố đến kiểm tra có 13 trường thu sai. Rất nhiều khoản khi được công bố người ta mới biết đó là khoản thu phổ biến. Có trường đã thu tiền học phẩm của học sinh nhưng vẫn thu thêm tiền chụp ảnh thẻ, tiền mua phôi bằng tốt nghiệp, tiền photo tài liệu, đề thi, photo phiếu “dặn dò”, tiền mua sách tham khảo, mua vở “đồng phục”, bút “đồng phục”.
Trường THCS Ngô Quyền, Sơn Tây, Hà Nội thu cả tiền mua ghế để học sinh ngồi chào cờ. Trường THCS Sơn Tây thu tiền photo đề thi khảo sát học sinh giỏi, thi học kỳ. Một số trường thu tiền môn tin học, bảo dưỡng máy tính, trông xe đạp, làm vệ sinh, tiền thuê người tưới cây trong sân trường, tiền thuê người phân luồng giao thông trước cổng trường học.
Có những trường như Trường tiểu học Nguyễn Trãi, Lê Văn Tám, Hà Nội thu hàng trăm triệu đồng để sửa chữa, mua sắm thiết bị. Trong đó có những khoản chi không thích hợp với trường học như tiền lát sàn gỗ. Trường tiểu học Ngọc Hà, Hà Nội thu tiền mua máy nước nóng lạnh, tiền mua máy điều hòa…
Theo một số phụ huynh lớp 1 Trường tiểu học Lê Văn Tám, Hà Nội, ngoài quỹ phụ huynh trường và quỹ phụ huynh lớp, họ còn được ban đại diện cha mẹ học sinh vận động đóng 200.000 đồng/học sinh/tháng để bồi dưỡng cho cô giáo vì sĩ số quá đông nên… cô vất vả.
Tại trường tiểu học Nam Thành Công, phụ huynh còn phải đóng tiền “giữ chân cô” trung bình 100.000-200.000 đồng/học sinh. Rất nhiều lời gợi ý được đưa ra vào dịp đầu năm học kiểu như vận động tiền sơn lại phòng học, gia cố cửa, sửa quạt điện… thậm chí cả tiền thông tắc nhà vệ sinh.
Tuy đặt ra nhiều khoản thu như thế nhưng các trường đều than thở nhiều về việc thu không đủ chi, ngân sách quá eo hẹp, nhà trường đành phải vận động phụ huynh hỗ trợ thêm mới bảo đảm chất lượng dạy và học.
Hiệu trưởng một trường mầm non tại quận 6, TP.HCM cho biết: “Mức thu hằng năm không đủ để hoạt động, trường thường phải “xin” thêm ban đại diện cha mẹ học sinh. Năm nay, theo quy định mới thì không “xin” được nữa. Hiện tại, trường chỉ thu cao hơn năm ngoái gần 100.000 đồng đối với những khoản được phép thỏa thuận. Tuy nhiên phụ huynh vẫn không đồng tình. Thật sự những khoản thỏa thuận này đã tăng lên, song nếu để hoạt động tốt vẫn phải gói ghém lắm. Sau khi tăng, lương bảo mẫu, cấp dưỡng được tăng lên khoảng 700.000 đồng/người/tháng, nâng tổng thu nhập của họ lên khoảng 2 triệu đồng. Thu nhập này vẫn chưa tương xứng với việc họ phải có mặt ở trường từ 5h-6h sáng và làm việc liên tục, không nghỉ trưa, tới khi phụ huynh cuối cùng đón con về”.
Vậy đến bao giờ các trường mới thu đủ và bao nhiêu là đủ để các trường không phải biến hóa khoản này, khoản kia móc túi phụ huynh?
Theo tuổi trẻ
Khi phụ huynh không dám đối mặt với "lạm thu"
Đã có văn bản pháp lý để làm cơ sở căn cứ khi tham gia đóng góp các khoản đầu năm học nhưng nhiều phụ huynh vẫn bày tỏ bức xúc của mình về việc "lạm thu". Tuy nhiên, họ không dám phản ánh trực diện bởi lo sợ ảnh hưởng đến con em mình.
Phụ huynh "tiếp tay" cho lạm thu
Qua đường dây nóng của báo điện tử Dân trí, một bậc phụ huynh tên T. ở huyện Thường Tín (Hà Nội) bức xúc chia sẻ: "Theo dõi thông tin báo đài thấy Sở GD-ĐT quy định không thu tiền bảo vệ, trông xe, quét dọn nhưng trường tiểu học T.T vẫn "xé rào" thực hiện". Khi PV hỏi khoản này có biên lai thu hay không thì phụ huynh này chỉ ngậm ngùi nói: "Nhà trường chỉ nói bằng miệng không có văn bản hay phiếu thu".
Đó là một trong hàng trăm tình huống liên quan đến công tác thu chi đầu năm ở Hà Nội mà chúng tôi tiếp nhận được. Qua đây mới thấy, không khó để các trường "lách luật" lạm thu nhưng vấn đề đặt ra: Phụ huynh biết khoản thu là không đúng quy định nhưng vẫn "nhắm mắt" nộp cho xong!
Giải thích về "nghịch lý này" này, chị L.T.P ở quận Đống Đa chia sẻ: "Mình mà có ý kiến với giáo viên chủ nhiệm thì thế nào con mình cũng bị "đì". Chính vì thế ấm ức là thế nhưng không dám nói ra". Khi PV đặt vấn đề, nếu phụ huynh đã sợ như vậy thì sao lại đi phản ánh sự việc với người bên ngoài lỡ đến tai nhà trường thì sao? Chị chỉ cúi đầu im lặng!
Lo sợ nên nhiều phụ huynh không dám lên tiếng dù biết trường thu sai (ảnh minh họa)
Khi PV đem những chia sẻ của bậc phụ huynh tâm sự với cô L.T.Y - hiệu trưởng một trường tiểu học thuộc Quận Ba Đình, cô lắc đầu chia sẻ: "Tôi không biết phụ huynh lo ngại gì khi phản ánh những cái không đúng để qua đó nhà trường rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời. Là một nhà giáo, tôi thiết nghĩ chẳng có một ai lại dại dột đi "trù dập" học sinh, bởi không chỉ nhà trường mà còn có cả xã hội giám sát".
Cũng theo cô Y, thì tâm lý lo ngại sợ thầy cô "đì" con em mình đã ngấm vào tư tưởng của không ít phụ huynh. Chính vì thế biết trường làm sai nhưng lại không dám góp ý, lên tiêng. Tư duy này cần phải được sớm thay đổi.
"Cá nhân tôi luôn công khai số điện thoại cá nhân cho phụ huynh biết. Bất kì điều gì mà phụ huynh thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ, tôi sẵn sàng gặp để giải thích kỹ càng. Thiết nghĩ, ngày nay không khó để phụ huynh có thể gặp gỡ nhà trường để trao đổi, góp ý nhưng không ít người lại từ chối làm điều đó." - cô Y. bộc bạch.
Và những điều khó hiểu
Phụ huynh ngại lên tiếng với nhà trường thì còn có thể đưa ra những lời biện minh nhưng nhiều khi, ngay bản thân phụ huynh với nhau cũng "sợ". Để chấn chỉnh công tác thu chi cũng như định hướng Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động đúng mục đích, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 55 trong đó nếu rõ quyền của cha mẹ HS. Theo đó, cha mẹ HS có thể từ chối ủng hộ khi được Ban đại diện cha mẹ HS lớp, Ban đại diện cha mẹ HS trường đề xuất các khoản ủng hộ, nếu bản thân không tự nguyện; Thực hiện hoặc không thực hiện những nội dung chưa được thống nhất ý kiến trong cuộc họp toàn thể cha mẹ HS hoặc cuộc họp Ban đại diện cha mẹ HS...
Rõ ràng, rành mạnh là thế nhưng dường như nhiều bậc phụ huynh lại quên đi cái quyền đáng có của mình. "Thấy Ban đại diện cha mẹ HS bảo đóng bao nhiêu thì mình nộp như vậy. Với lại ai cũng đóng mà mình từ chối thì cũng không hay" - phụ huynh tên L. ở quận Đống Đa chia sẻ.
Theo tìm hiểu, thì phần lớn các cuộc họp Hội cha mẹ phụ huynh HS đều có sự xuất hiện của giáo viên chủ nhiệm các lớp. Do đó tâm lý ai cũng ngại "va chạm". Thậm chí có người còn tiết lộ: "Mình phản đối có khi lại bị chính Ban đại điện cha mẹ phụ huynh HS trao đổi lại với thầy cô. Im lặng là vàng!".
Tuy nhiên, vẫn còn đó một số ít người dám lên tiếng phản đối khi thấy Ban đại diện cha mẹ HS đưa ra các khoản thu chi không minh bạch. Chị H., một trong những phụ huynh "hiếm hoi" của một trường mầm non ở quận Cầu Giấy (Hà Nôi) từ chối đóng góp các khoản không hợp lệ, chia sẻ: "Chẳng có kế hoạch gì nhưng lại yêu cầu đóng góp các khoản quỹ hội phụ huynh, quỹ lớp, tiền làm sàn gỗ... lên đến tiền triệu. Tôi cương quyết không nộp vì thấy bất hợp lý". Cũng theo lời chị H. thì ngay khi Ban đại diện cha mẹ phụ huynh HS phát động thì phần lớn phụ huynh đã đóng góp cho dù ấm ức trong lòng.
Khi được hỏi chị có lo ngại điều gì không, chị H. thành thật chia sẻ: "Tất nhiên là cũng có. Nhưng cũng may mắn là cháu mới học ở bậc mẫu giáo. Nếu không phù hợp thì mình có thể xin chuyển ra học ở trường tư".
Với việc phụ huynh "lo sợ" nên dẫn đến "vô cảm" trước các khoản thu không đúng quy định thì dù có ban hành văn bản hay giám sát chặt chẽ bao nhiêu đi nữa thì bài toán lạm thu không bao giờ có lời giải cuối cùng. Chỉ khi nào chính bản thân các phụ huynh phải là người tiên phong trong việc chống lạm thu và dẹp đi được mối "lo sợ" không đáng có, lúc đó bài toán này có lẽ mới có lời giải đáp.
S.H
Theo dân trí
Tiền trường: Khéo thu chi thì "ấm" Thuộc quận nội thành có mức sinh hoạt cao nhưng qua khảo sát thực tế, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, Cầu Giấy cho biết, các trường thuộc địa bàn đều thống nhất một mức thu chung với quỹ phụ huynh là khoảng 200.000 đồng/học sinh/học kỳ. Việc thu chi này đòi hỏi khả năng quản lý của nhà trường và phụ huynh trên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đi bắt ốc rồi bị lạc suốt đêm trên núi, 2 vợ chồng được cảnh sát giải cứu

Đôi nam nữ tử vong ở thác nước nổi tiếng Hòa Bình

Sạt lở đá khiến 5 người mất tích ở Lai Châu

Thực hư thông tin đánh thuốc mê, bắt cóc nữ sinh 13 tuổi ở Hải Phòng

Hai thiếu niên lái xe máy bằng chân để quay clip 'khoe trên mạng cho vui'

Thông tin nóng vụ án khiến Thiếu tá Khải hy sinh, đối tượng bị bắt gây choáng

Hiệu trưởng trường mẫu giáo lấy trộm đồ: Cho thôi chức và ra khỏi đảng

Cháy lớn xưởng nội thất ở Hóc Môn, phong tỏa đường nhiều giờ để dập lửa

Động đất 5 độ richter ở Điện Biên

Nữ nhân viên văn phòng bị điện giật bất tỉnh khi sạc điện thoại

Phú Quốc: Xe rùa rơi từ tầng 4 khiến 1 thợ hồ tử vong

Xôn xao clip nữ sinh ở Bình Chánh bị đánh hội đồng dã man
Có thể bạn quan tâm

Nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia: Rào cản hay chất xúc tác cho thỏa thuận hòa bình ở Ukraine?
Thế giới
18:34:36 16/05/2025
Đi vứt rác, người đàn ông sốc nặng khi phát hiện tiền mặt rơi rải rác khắp đường
Lạ vui
18:32:52 16/05/2025
Chồng mang về nhà 7 món đồ: Lúc đầu tôi chê "dở hơi", giờ phải thốt lên "anh đỉnh phết...!"
Sáng tạo
18:28:58 16/05/2025
Khách Tây thích thú với hành động đơn giản của người Việt, nhận xét: "Chỉ trong mơ tôi mới làm được"
Netizen
18:26:33 16/05/2025
Nhan sắc Hồ Quỳnh Hương thay đổi thế nào sau hơn 20 năm đi hát?
Sao việt
18:25:56 16/05/2025
Bắt kẻ lừa 'chạy án' lấy 16 tỷ đồng
Pháp luật
18:25:10 16/05/2025
Trần Kiên ' Cha tôi, người ở lại': Khao khát vai phản diện bùng nổ
Tv show
18:23:42 16/05/2025
G-Dragon làm 1 điều chấn động trên trang mạng 15.5 triệu người theo dõi khiến fan Việt "lo sợ"
Nhạc quốc tế
18:16:29 16/05/2025
Mỹ nhân trả nợ 4.700 tỷ trong 7 ngày bất ngờ tuyên bố ly hôn chồng chủ tịch
Sao châu á
17:49:19 16/05/2025
Hôm nay nấu gì: Đi làm về có mâm cơm này thưởng thức thì thật đã
Ẩm thực
17:47:15 16/05/2025