Tiếng Anh có thể biến mất ở EU hậu Brexit
Nếu Anh rời khỏi EU, tiếng Anh có nguy cơ bị loại khỏi danh sách 24 ngôn ngữ chính thức được liên minh sử dụng trong các hội nghị.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker phát biểu bằng tiếng Pháp trước Nghị viện châu Âu ở Brussels, Bỉ, hôm 28/6. Ảnh: AFP
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker hôm 28/6 ngầm gửi thông điệp cho Anh khi phát biểu bằng tiếng Pháp trước Nghị viện châu Âu ở Brussels, Bỉ, theo Washington Post.
Các quan chức ở Brussels cho rằng một khi Anh rời Liên minh châu Âu (EU), tổ chức này có khả năng sẽ loại bỏ tiếng Anh trong giao dịch cũng như công việc. Viễn cảnh ấy đang tạo ra những cảm xúc buồn vui lẫn lộn.
EU trước đây điều hành công việc bằng tiếng Pháp, thậm chí ngay cả trong nhiều thập kỷ sau khi Anh và Ireland gia nhập liên minh vào năm 1973. Tuy nhiên, khi EU mở rộng sang khu vực Scandinavia (Bắc Âu) và Đông Âu, xu thế sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ giao dịch chính thức dường không thể tránh khỏi bởi đây là ngôn ngữ thứ hai của nhiều công dân, nhà ngoại giao cùng các lãnh đạo châu Âu.
Tiếng Anh được dùng phổ biến nhất ở các hội nghị cấp cao EU, như hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp thảo luận về Brexit tại Brussels hôm qua. Tại đây, các lãnh đạo EU đã dùng bữa tối và trao đổi bằng tiếng Anh với Thủ tướng Anh David Cameron.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu Anh chấm dứt tư cách thành viên, EU sẽ mất đi quốc gia duy nhất chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức tại các tổ chức trong khối. Theo quy định, mỗi nước được quyền chọn một ngôn ngữ chính thức của họ tại EU. Ireland và Malta, hai nước châu Âu khác có tiếng Anh được sử dụng phổ biến, đã lần lượt chọn tiếng Gaelic và Malta. Mặt khác, các nước này quá nhỏ bé so với cường quốc Pháp và Đức, hai thành viên đã cung cấp hai ngôn ngữ làm việc “không chính thức” khác cho EU.
“Bất chấp kết quả từ cuộc trưng cầu dân ý, người Anh vẫn là bạn của chúng ta dù kết quả ấy khiến ta mất đi một điều gì đó rất quan trọng”, ông Juncker phát biểu bằng tiếng Pháp trước Nghị viện châu Âu, khiến nhiều người trong 751 nghị sĩ phải đeo tai phone để nghe phiên dịch.
Juncker, cựu thủ tướng Luxembourg, quốc gia sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, thường phát biểu theo trình tự bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức dù khả năng tiếng Anh của ông kém hơn hai thứ tiếng còn lại.
Nhưng các lãnh đạo cấp cao EU khác, trong đó có Chủ tịch Hội đồng châu Âu, cựu thủ tướng Ba Lan Donald Tusk lại chỉ sử dụng tiếng Anh trong các phát biểu nơi công cộng.
Những trợ lý cho biết bài phát biểu không dùng tiếng Anh của ông Junkcer là một động thái có chủ đích nhằm gửi thông điệp tới nước Anh.
“Tiếng Anh có thể sẽ không còn là ngôn ngữ làm việc thứ ba (ngoài tiếng Pháp và Đức) tại Nghị viện châu Âu”, Jean-Luc Melenchon, chính trị gia người Pháp, đồng thời cũng là nghị sĩ châu Âu, viết trên mạng xã hội Twitter.
“Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của chúng ta vì nó được Vương quốc Anh chọn. Nếu không còn Vương quốc Anh nữa, chúng ta cũng sẽ không thể dùng tiếng Anh”, Danuta Hubner, chủ tịch Ủy ban các Vấn đề Hiến pháp thuộc Nghị viện châu Âu, nói.
Quy định của EU đòi hỏi thông tin truyền đạt phải được dịch sang tất cả 24 ngôn ngữ chính thức tồn tại trong liên minh. Khối lượng công việc quá lớn này khiến Ủy ban châu Âu trở thành tổ chức sử dụng nhiều phiên dịch viên nhất thế giới.
Người Anh hôm 23/6 đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý, với 52% cử tri nhất trí với phương án rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit. Một khi Anh kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon, EU sẽ lần đầu tiên trong lịch sử tổ chức đàm phán để “chia tay” một thành viên của mình, và quá trình này có thể sẽ kéo dài trong hai năm.
Hồng Vân
Theo VNE
Báo Romania kêu gọi nhận nuôi người Anh hậu Brexit
Một tờ báo của Romania đang phát động chiến dịch trực tuyến mời các gia đình Romania "nhận nuôi" người Anh muốn ở lại Liên minh châu Âu (EU).
Chiến dịch "nhận nuôi" và "xin nhận nuôi" người Anh trên báo Romania. Ảnh: Gandul
Theo Washington Post, báo Gandul đã phát động chiến dịch "Người Romania vì những người thích ở lại" - mời những người Anh đang đau khổ vì không được ở lại EU tới sống ở Romania.
"Hỡi những người Anh tin vào một châu Âu thống nhất, hãy rời bỏ phe Brexit (những người Anh bỏ phiếu lựa chọn rời bỏ EU), các tranh cãi và thời tiết ở Anh. Hãy bắt đầu cuộc sống mới trong một gia đình Romania đáng yêu", tờ Gandul phát đi thông điệp.
Tờ báo này cũng kêu gọi người dân Romania "nhận nuôi" những người Anh ủng hộ quyết định ở lại châu Âu. Trên trang web của báo, người đọc có thể kích chuột vào biểu tượng để lựa chọn "nhận nuôi" hoặc "xin nhận nuôi". Sau đó, công dân Anh sẽ được kết nối với công dân Romania nhận nuôi. Trang web thậm chí còn cho người Anh xem chứng minh thư phiên bản Romania của mình.
Bằng phương pháp hài hước, chiến dịch này nhấn mạnh những vấn đề quan trọng mà châu Âu đang gặp phải, trong đó có tình trạng những cuộc tấn công mang tính phân biệt chủng tộc rộ lên ở Anh sau cuộc bỏ phiếu Brexit vừa qua, chủ yếu nhắm vào người nhập cư đến từ Đông Âu. Tại phía tây London, cụm từ "Về quê đi" được sơn đầy tường tòa nhà Hội Văn hóa và Xã hội Ba Lan.
Người Romania từng là mục tiêu tấn công của những người có tư tưởng chống nhập cư. Sau khi Romania gia nhập EU năm 2007, nhiều người dân nước này đã tới Anh tìm việc. Nhiều chuyên gia cho rằng những dòng người nhập cư đã mang lại lợi ích cho nền kinh tế Anh, nhưng đồng thời cũng gây ra nỗi thất vọng và tức giận trong một vài cộng đồng địa phương.
Trong tuần qua, truyền thông châu Âu cũng sử dụng những hình ảnh hài hước để phản ánh cuộc bầu cử Brexit của người Anh. "Hàng nghìn người tị nạn Anh mạo hiểm vượt eo biển Ireland" là tựa đề trên một trang châm biếm của Ireland. Một người dùng Internet ở Tây Ban Nha còn đăng bức ảnh chỉnh sửa biểu ngữ treo trước cung điện Cybele ở Madrid với dòng chữ: "Chào đón người tị nạn Anh".
Hồng Hạnh
Theo VNE
Rời bỏ EU, Anh có thể phá vỡ thế trận cô lập Nga Brexit có thể khiến sự thống nhất của châu Âu suy yếu, tạo cơ hội cho Nga mở rộng ảnh hưởng để phá thế bị cô lập, cấm vận. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker. Ảnh: Sputnik Khi còn là một sĩ quan tình báo hoạt động ở Dresden, Vladimir Putin đã bất lực...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sinh viên phản ứng giáo sư dùng ChatGPT soạn bài giảng

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

5 thứ bạn càng sớm vứt đi thì ngày càng trở nên giàu có
Giàu có là một hành trình dài, nhưng nó có thể bắt đầu ngay hôm nay, bằng việc buông bỏ những gì không còn phục vụ cho tương lai bạn mong muốn.
Ở tuổi 42, tôi chuyển sang sống tối giản mỗi tháng chỉ tiêu 6 triệu mà cuộc sống dễ chịu hơn gấp nhiều lần
Sáng tạo
10:15:37 21/05/2025
Vụ kẹo Kera: Chị Quang Linh ngồi trên đống lửa, 1 cổ đông trùm cuối chưa lộ mặt?
Netizen
10:15:17 21/05/2025
Đoán đúng mật khẩu điện thoại con gái, tôi mở ra rồi chết lặng với loạt biểu cảm của nó trong nhóm chat lạ
Góc tâm tình
10:14:17 21/05/2025
Công cụ AI NotebookLM mạnh mẽ đã có trên iOS và Android
Thế giới số
10:10:12 21/05/2025
Trò chơi Pinball huyền thoại của Windows XP bất ngờ hồi sinh trên Android
Mọt game
10:06:47 21/05/2025
Con gái hở hàm ếch của Lý Á Bằng - Vương Phi : Sống như 1 nàng công chúa nhờ sự bao bọc của người mẹ giàu có
Sao châu á
09:56:53 21/05/2025
Bên trong căn hộ vừa bị khám xét của Hoa hậu Thuỳ Tiên
Sao việt
09:53:15 21/05/2025
Triệt xóa ổ nhóm đánh bạc trong rừng với nhiều đối tượng có tiền án
Pháp luật
09:20:55 21/05/2025
Sắp xét xử phúc thẩm bị cáo Trần Đình Triển
Tin nổi bật
09:19:05 21/05/2025