Tìm đáp án cho bài toán an ninh năng lượng

Theo dõi VGT trên

Nguy cơ một cuộc khủng hoảng năng lượng vào đúng thời điểm nhạy cảm khi mùa Đông lạnh giá tới gần và các nền kinh tế đang mở cửa trở lại, kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng nhiều hơn, đang là mối lo chung của nhiều chính phủ, doanh nghiệp và người dân, đặc biệt ở châu Âu và châu Á.

Tìm đáp án cho bài toán an ninh năng lượng - Hình 1
Giếng dầu South Pars tại cảng Assaluyeh của Iran. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Giới chuyên gia cảnh báo thế giới đang rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu và năng lượng để vận hành các công xưởng, nhà máy nhiệt điện và giao thông vận tải, kéo theo giá khí đốt hay than đá – những nhiên liệu được sử dụng phổ biến để sản xuất điện năng, đều đang leo thang.

Tại châu Âu, cuộc khủng hoảng năng lượng manh nha từ mùa Đông năm ngoái, khi thời tiết giá lạnh bất thường khiến nhu cầu sưởi ấm tăng vọt, làm giảm nghiêm trọng lượng khí đốt dự trữ xuống mức đáng lo ngại là 30% vào tháng 3. Đến mùa Xuân, nhờ chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19, hoạt động kinh doanh và tiêu dùng tại châu Âu tăng trở lại, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ năng lượng.

Nhu cầu tiếp tục gia tăng trong mùa Hè vừa qua khi thời tiết nóng bức khiến người dân sử dụng điều hòa và các hệ thống làm mát nhiều hơn. Tuy nhiên, nhu cầu tăng không đi kèm với sự gia tăng dòng khí đốt của Nga, Na Uy và Algeria cung cấp cho châu Âu. Một lý do nội tại nữa là Liên minh châu Âu (EU) thu hẹp sản xuất điện từ than nâu, do đó các nhà máy điện buộc phải tăng dùng khí đốt trong khi nguồn điện từ năng lượng tái tạo như điện gió vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Thuế khí hậu áp lên các nguồn năng lượng hóa thạch cũng làm tăng giá khí và điện bán ra ở châu Âu. Giá điện tại EU đã tăng gấp đôi kể từ đầu năm nay, trong khi giá khí đốt tự nhiên tăng gần 800%, làm dấy lên lo ngại giá cả leo thang có thể gây bất ổn cho nền kinh tế khu vực,

Châu Á cũng đã tái khởi động nền kinh tế, song các nguồn cung năng lượng đều không đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó, giá than đá đã tăng 110% trong năm nay khi nhu cầu sử dụng của Trung Quốc và Ấn Độ – hai nền kinh tế nhập khẩu than lớn nhất thế giới, chiếm 65% lượng than sử dụng trên toàn cầu – đang tăng vọt.

Video đang HOT

Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất châu lục đang trải qua giai đoạn thiếu điện trầm trọng do áp lực từ mục tiêu giảm phát thải và giá than tăng mạnh. Trong 8 tháng đầu năm nay, tiêu thụ điện năng ở Trung Quốc đã tăng vọt 13% so với cùng kỳ năm 2020. Đợt nắng nóng ở những tỉnh sản xuất công nghiệp lớn nhất của Trung Quốc hồi mùa Hè đã đẩy lượng điện tiêu thụ điện tại các địa phương này tăng lên mức cao chưa từng có trong lịch sử. Trong khi đó, sản lượng điện giảm, một phần vì các nhà máy nhiệt điện than, vốn chiếm khoảng 60% lượng điện tiêu thụ của Trung Quốc năm ngoái, giảm hoạt động sản xuất. Ngoài việc giá than tăng vọt khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm khai thác các mỏ than đá mới và đóng cửa 1.000 mỏ than trên toàn quốc, yêu cầu phải đáp ứng các tiêu chuẩn giảm khí thải trong sản xuất và tiêu thụ điện năng cũng là yếu tố dẫn tới sản lượng điện than giảm mạnh.

Bộ trưởng Năng lượng Ấn Độ R. K. Singh cũng cảnh báo nước này đang phải đối mặt với những nguy cơ về nguồn cung năng lượng trong những tháng tới, khi trữ lượng than tại hầu hết các nhà máy điện của nước này đã giảm xuống mức cực kỳ thấp. Có tới 75 nhà máy trong số 135 nhà máy nhiệt điện tại Ấn Độ đang hoạt động với lượng than chỉ đủ dùng 4 ngày. Hơn 60 nhà máy có nguồn cung cấp than trong 2 ngày và 17 nhà máy đã cạn nguồn dự trữ than, vốn chiếm gần 70% nguồn nhiên liệu để sản xuất điện của cả nước.

Mỹ, nước xuất khẩu dầu, cũng đang lo ngại nguy cơ nguồn cung năng lượng không đáp ứng đủ cầu. Cố vấn An ninh quốc gia nước này Jake Sullivan ngày 7/10 kêu gọi các nhà cung cấp năng lượng tăng nguồn cung. Tại Mỹ, giá khí đốt giao tương lai đã chạm mức cao nhất trong 12 năm qua, trong khi giá dầu thô đã chạm mức cao nhất trong gần 7 năm qua.

Có thể thấy, cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu hay châu Á là hệ quả của nhiều yếu tố, từ nhu cầu tăng cao, nguồn cung hạn chế và bị phụ thuộc cho tới các chính sách năng lượng của chính phủ. Một nguyên nhân nữa, theo tạp chí The Economist của Anh, là sự sụt giảm đầu tư vào các giếng dầu, vựa khí đốt tự nhiên và mỏ than. Đây một phần là “tàn tích” của thời kỳ dồi dào nguồn cung năng lượng, với nhiều năm đầu tư quá mức dẫn đến xu hướng kiểm soát nguồn vốn chặt chẽ hơn. Ngoài ra, việc thiếu các kho vận chuyển khí hóa lỏng LNG từ nơi sẵn có (Mỹ) đến nơi đang thiếu hụt (châu Á và châu Âu) cũng là một vấn đề. Do sẽ mất nhiều thời gian để xây dựng cơ sở vật chất cho quá trình này, sự thiếu hụt năng lực dự phòng của các kho ở Mỹ dự kiến sẽ kéo dài ít nhất cho đến năm 2025.

Tìm đáp án cho bài toán an ninh năng lượng - Hình 2
Đường dây truyền tải điện của Công ty điện lực Đức RWE ở Moers. Ảnh: AP/TTXVN

Tác động thấy rõ cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay là tình trạng thiếu điện trầm trọng tại nhiều nền kinh tế lớn, vốn được coi là động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu hậu COVID-19 như châu Âu và Trung Quốc. Kể từ cuối tháng 9, tình trạng cắt điện luân phiên ở Trung Quốc đã lan ra 50% lãnh thổ, khiến nhiều nhà máy phải cắt giảm sản xuất và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân. Việc các nhà máy Trung Quốc bị thiếu điện sẽ dẫn đến giá thép và nhôm toàn cầu tăng vọt. Nhiều nhà cung cấp quan trọng của các tập đoàn Apple và Tesla cũng đã phải tạm ngưng sản xuất tại Trung Quốc vì thiếu điện, đe dọa chuỗi cung ứng các sản phẩm điện tử toàn cầu.

Thiếu hụt năng lượng làm giá điện tăng phi mã khiến chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 8 tại các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng 3% – mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, kèm theo lạm phát tăng. Tình trạng thiếu khí đốt đã khiến 10 công ty cung cấp năng lượng ở Anh phá sản kể từ đầu tháng 8. Cuộc khủng hoảng khí đốt cũng khiến các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng lao đao. Với khí tự nhiên là nguyên liệu chính, nhiều hãng sản xuất phân bón đã phải đóng cửa nhà máy hoặc hạn chế sản lượng. Điều này có nguy cơ khiến chi phí sản xuất của nông dân cũng tăng theo, làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát giá lương thực toàn cầu.

Nhiều chuyên gia cảnh báo các nước châu Âu sẽ đối mặt với tình trạng mất điện trong những tháng mùa Đông và các nhà máy của Trung Quốc có thể đóng cửa. Đây là kịch bản nguy hiểm với ảnh hưởng tiêu cực tới đà phục hồi kinh tế toàn cầu hậu COVID-19 và gây ra lạm phát cao hơn. Ông Howie Lee, nhà kinh tế tại Ngân hàng OCBC của Singapore, nhận định cuộc khủng hoảng năng lượng “sẽ có hiệu ứng lan tỏa trên toàn thế giới vì các quốc gia phải đối mặt với chi phí nhiên liệu đầu vào cao hơn”. Tác động này đặc biệt lớn đối với châu Á, nơi hầu hết các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu dầu, khí đốt và các sản phẩm hóa dầu khác. Theo ông Lee “Việc đóng cửa ngành công nghiệp Trung Quốc sẽ có hiệu ứng lan tỏa tới cả châu Á, làm trì trệ tăng trưởng, tăng cao lạm phát vì những nút thắt cổ chai ở chuỗi cung ứng”.

Thực trạng này cũng đang đặt ra thách thức đối với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng, vốn là “bài toán” ở nhiều quốc gia. Theo một khảo sát của Tổ chức đánh giá năng lượng toàn cầu (GEA) hiện trên thế giới chỉ có 15-20 quốc gia xuất khẩu năng lượng, chủ yếu là dầu khí, phần lớn còn lại là nhập khẩu hoặc tự túc về năng lượng. Có 83 quốc gia với hơn 3 tỷ người phải nhập khẩu hơn 75% sản phẩm dầu tiêu thụ. Trên 80% các nước có thu nhập thấp đều nhập khẩu năng lượng, chi phí nhập khẩu vượt quá 20% thu nhập xuất khẩu ở 35 quốc gia với 2,5 tỷ dân và vượt quá 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở 15 quốc gia khác với 200 triệu dân.

Nhằm giải quyết “cơn khát” năng lượng trước mắt, Trung Quốc đang hướng tới cho phép các nhà máy nhiệt điện than tăng giá bán điện, buộc các công ty điện lực quốc doanh tiếp tục cung cấp điện kể cả khi thua lỗ, tăng sản lượng than trong nước và cuối cùng là nhập khẩu nhiều than hơn. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định việc Trung Quốc tăng cường sử dụng than có thể coi là một điều chỉnh mang tính tình thế và trong dài hạn, Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục giữ vững các cam kết về khí hậu đã đặt ra.

Vừa kiềm chế giá điện, vừa đảm bảo cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng đang là bài toán với châu Âu, bởi “lục địa già” vẫn phải dựa vào khí đốt để phát điện, dù tỷ trọng năng lượng tái tạo đã cao hơn. Bà Elena Anankina, chuyên gia phân tích tín dụng của tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (Mỹ), nhận định với tình trạng chênh lệch cung cầu hiện tại, châu Âu không hy vọng sẽ sớm tìm được một giải pháp lâu dài, bởi sự phụ thuộc của “lục địa già” vào nhập khẩu là một trong những nguyên nhân gây nên áp lực nguồn cung. Hiện EU phải nhập khẩu đến 90% lượng khí đốt tiêu thụ.

Trước mắt, Ủy ban châu Âu (EC) đã nhóm họp nhằm xác định mức giảm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt áp cho điện năng, cũng như xác định mức độ trợ cấp cho doanh nghiệp và hộ gia đình chịu ảnh hưởng do việc tăng giá khí đốt và điện. EU cũng đang lên kế hoạch lập kho dự trữ khí đốt chiến lược của khối. Về dài hạn, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho rằng EU cần đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, qua đó có thể giúp liên minh này không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nhập khẩu, đồng thời có thể bình ổn giá năng lượng.

Những hệ lụy nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng năng lượng cho thấy thế giới đang phụ thuộc quá lớn vào nguồn nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường. Điều đó đồng nghĩa các nước sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong việc loại bỏ nguồn nhiên liệu truyền thống này. Trong bối cảnh việc chuyển hướng sang năng lượng xanh và sạch được cho sẽ là xu thế không thể đảo ngược nhằm chống biến đổi khí hậu, các nước sẽ cần xây dựng kế hoạch thận trọng và bài bản, cân nhắc đến mọi yếu tố và đưa ra các lựa chọn phù hợp để ngăn tái diễn cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương lai.

Chuyển đổi mô hình cung cấp năng lượng, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và mục tiêu chống biến đổi khí hậu đang trở thành “phép thử” đối với các nước, song đây có lẽ là lựa chọn tối ưu khi tìm kiếm đáp án cho bài toán bảo đảm an ninh năng lượng.

OPEC+ duy trì mức tăng sản lượng dầu mỏ

Bất chấp nhu cầu tiêu thụ và giá dầu tăng mạnh đe dọa đà phục hồi kinh tế thế giới sau những tác động của đại dịch COVID-19, ngày 4/10, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC ) nhất trí duy trì mức tăng sản lượng dầu thô 400.000 thùng/ngày đã thỏa thuận đến tháng 11 tới.

OPEC duy trì mức tăng sản lượng dầu mỏ - Hình 1
Giếng dầu South Pars tại cảng Assaluyeh của Iran. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Quyết định trên được các bộ trưởng OPEC đưa ra sau cuộc họp trực tuyến cùng ngày nhằm giảm giá dầu đang ngày càng tăng. Cuộc họp được tiến hành trong bối cảnh OPEC đang chịu áp lực ngày càng gia tăng từ Mỹ và Ấn Độ về việc tăng sản lượng sau khi giá dầu thế giới tăng 50% trong năm nay.

Đánh giá về kết quả cuộc họp của OPEC , Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho rằng quyết định duy trì mức tăng sản lượng dầu mỏ 400.000 thùng/ngày sẽ giúp ổn định thị trường.

Tình hình thị trường dầu mỏ thay đổi không đáng kể từ sau cuộc họp của OPEC vào đầu tháng trước khi nhu cầu tiếp tục tạo gánh nặng lên nguồn cung dầu thô toàn cầu. Giá dầu mỏ đã lần đầu tiên trong 3 năm qua tăng lên mức hơn 80 USD/thùng vào tháng trước. Việc giá dầu tăng một mặt có lợi cho các nhà sản xuất bằng cách tăng khối lượng xuất khẩu và doanh thu, mặt khác lại gây ra những hạn chế trong trung hạn vì giá dầu tăng có nguy cơ kìm hãm sự phục hồi kinh tế vốn mong manh sau đại dịch COVID-19.

Trước đó, trong cuộc họp hồi đầu tháng 9, OPEC đã thống nhất chủ trương sẽ tăng dần sản lượng khai thác dầu thô theo chính sách đang được áp dụng. Tại cuộc họp trước đó hai tháng, các quan chức OPEC đã nhất trí tăng sản lượng khai thác dầu thô thêm 400.000 thùng/ngày ít nhất là đến tháng 4/2022. Ngày 31/8, các chuyên gia OPEC dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu thô của năm 2022 sẽ lên tới 4,2 triệu thùng/ngày, tăng so với con số dự báo trước đó 3,28 triệu thùng/ngày. Điều này được cho là có thể khiến OPEC sẽ tăng sản lượng khai thác dầu trong tương lai.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Rùng mình cách binh sĩ xưa giải quyết "sinh lý", đáng thương nhất là người nàyRùng mình cách binh sĩ xưa giải quyết "sinh lý", đáng thương nhất là người này
17:45:17 30/04/2025
Tổng thống Donald Trump tiết lộ các nước có thể đạt thỏa thuận thương mạiTổng thống Donald Trump tiết lộ các nước có thể đạt thỏa thuận thương mại
17:13:35 01/05/2025
Phát hiện 9 đoạn Vạn Lý Trường Thành 2.000 năm tuổi ở Tây Bắc Trung QuốcPhát hiện 9 đoạn Vạn Lý Trường Thành 2.000 năm tuổi ở Tây Bắc Trung Quốc
05:53:12 30/04/2025
Lục địa vẫn đang chia tách và hình thành đại dương mớiLục địa vẫn đang chia tách và hình thành đại dương mới
19:44:00 01/05/2025
Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'
11:01:49 30/04/2025
Bà Harris công kích 100 ngày đầu nắm quyền của ông TrumpBà Harris công kích 100 ngày đầu nắm quyền của ông Trump
23:54:10 01/05/2025
Những ứng cử viên sáng giá để lãnh đạo thành quốc VaticanNhững ứng cử viên sáng giá để lãnh đạo thành quốc Vatican
23:22:26 01/05/2025
Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trịTổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị
22:14:18 30/04/2025

Tin đang nóng

Vụ nổ súng rồi tự sát ở Vĩnh Long: Người bạn đi cùng kể lại tai nạn của con gái nghi phạmVụ nổ súng rồi tự sát ở Vĩnh Long: Người bạn đi cùng kể lại tai nạn của con gái nghi phạm
20:33:06 01/05/2025
Sao nữ Vbiz cưới xa hoa ở nước ngoài nhưng đột ngột huỷ hôn lễ hào môn tại Việt Nam, biết nguyên nhân thật mới vỡ lẽSao nữ Vbiz cưới xa hoa ở nước ngoài nhưng đột ngột huỷ hôn lễ hào môn tại Việt Nam, biết nguyên nhân thật mới vỡ lẽ
21:34:20 01/05/2025
Những nguyên nhân chính khiến drone mất kiểm soát, rơi rụng khi bay trình diễnNhững nguyên nhân chính khiến drone mất kiểm soát, rơi rụng khi bay trình diễn
22:07:19 01/05/2025
Công an thông tin vụ phụ huynh xông vào trường đánh tới tấp cô giáo, bắt đứng dưới mưaCông an thông tin vụ phụ huynh xông vào trường đánh tới tấp cô giáo, bắt đứng dưới mưa
20:37:09 01/05/2025
1 Anh Tài có mặt ở "concert quốc gia" nhưng không trình diễn, fan hoang mang khi biết lý do đằng sau1 Anh Tài có mặt ở "concert quốc gia" nhưng không trình diễn, fan hoang mang khi biết lý do đằng sau
20:00:56 01/05/2025
Công an Vĩnh Long nêu khuyến cáo liên quan vụ nữ sinh tử vongCông an Vĩnh Long nêu khuyến cáo liên quan vụ nữ sinh tử vong
22:10:33 01/05/2025
Chưa từng có: Ca sĩ 20 tuổi cầu cứu vì bị CEO tấn công tình dục, mẹ đích thân mở họp báo nóngChưa từng có: Ca sĩ 20 tuổi cầu cứu vì bị CEO tấn công tình dục, mẹ đích thân mở họp báo nóng
21:23:48 01/05/2025
Subeo bị soi vắng mặt trong ảnh gia đình, Cường Đô La nói đúng 1 câuSubeo bị soi vắng mặt trong ảnh gia đình, Cường Đô La nói đúng 1 câu
21:37:02 01/05/2025

Tin mới nhất

Thái Lan làm rõ thông tin về thẻ nhập cảnh số mới

Thái Lan làm rõ thông tin về thẻ nhập cảnh số mới

05:50:48 02/05/2025
Bên cạnh đó, nhà chức trách Thái Lan cũng khuyến cáo du khách nước ngoài cảnh giác về trang TDAC giả mạo yêu cầu người dùng trả phí xử lý là 10 USD, khẳng định trang web thật hoàn toàn miễn phí.
Mỹ đang trả giá đắt cho cuộc chiến chống Houthi

Mỹ đang trả giá đắt cho cuộc chiến chống Houthi

05:43:09 02/05/2025
Trong khi đó, Cơ quan Tư pháp do Houthi điều hành đã ra tuyên bố khẳng định quyền hợp pháp của Yemen trong việc bảo vệ chủ quyền và công dân của mình theo Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời nhấn mạnh rằng việc nhắm vào dân thường là m...
Thách thức sau thoả thuận khoáng sản Mỹ - Ukraine

Thách thức sau thoả thuận khoáng sản Mỹ - Ukraine

05:39:18 02/05/2025
Trữ lượng đất hiếm lớn nhất của Ukraine trải dài trên tiền tuyến ở khu vực Donetsk - một trong những điểm nóng của cuộc xung đột, khiến việc tiếp cận và khai thác trong tương lai gần trở nên cực kỳ khó khăn.
Những bài toán hóc búa nhất với kinh tế Trung Quốc không chỉ dừng ở thuế quan Mỹ

Những bài toán hóc búa nhất với kinh tế Trung Quốc không chỉ dừng ở thuế quan Mỹ

05:37:10 02/05/2025
Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012 với giấc mơ về một Trung Quốc hồi sinh. Giấc mơ đó giờ đây đang trải qua thử thách lớn, không chỉ bởi thuế quan của Mỹ.
IMF hạ dự báo tăng trưởng ở Trung Đông và Bắc Phi

IMF hạ dự báo tăng trưởng ở Trung Đông và Bắc Phi

05:34:16 02/05/2025
Có sự chênh lệch đáng kể giữa các quốc gia giàu dầu mỏ trong khu vực, với mức tăng trưởng dự kiến là 3% trong năm 2025 đối với các quốc gia vùng Vịnh, trong khi đó Iraq được dự báo sẽ giảm 1,5%.
Lý giải về chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump sau 100 ngày nắm quyền

Lý giải về chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump sau 100 ngày nắm quyền

05:30:37 02/05/2025
Dù công khai đưa ra thông điệp hòa bình, ông vẫn tiếp tục các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen và cảnh báo sẽ trả đũa dữ dội Iran nếu đàm phán thất bại.
Intel công bố lộ trình chiến lược

Intel công bố lộ trình chiến lược

00:08:35 02/05/2025
Quân đội Anh cùng Mỹ đã thực hiện đợt không kích lực lượng Houthi trong đêm qua, lần đầu tiên từ khi Washington khởi động chiến dịch mới lên tổ chức tại Yemen.
Nhiều nước EU muốn 'mở khóa' để tăng chi tiêu quốc phòng

Nhiều nước EU muốn 'mở khóa' để tăng chi tiêu quốc phòng

23:57:50 01/05/2025
Các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đã gửi yêu cầu để được miễn trừ các quy tắc nợ công của khối để có thể tăng chi tiêu quốc phòng, AFP đưa tin ngày 1.5.
Chuyến tàu cao tốc tê liệt vì một con rắn

Chuyến tàu cao tốc tê liệt vì một con rắn

23:55:59 01/05/2025
The Guardian ngày 1.5 đưa tin một con rắn đã bò lên cột điện và bị giật chết khi tiếp xúc đường dây điện cao áp ở chuyến tàu cao tốc trên. Sự cố đã gây mất điện và khiến hàng trăm hành khách kẹt lại trong các toa tàu.
Tesla bác tin tìm người thay thế ông Elon Musk

Tesla bác tin tìm người thay thế ông Elon Musk

23:52:08 01/05/2025
Tesla đã bác bỏ bài báo cho rằng hãng đã liên hệ những công ty tuyển dụng để triển khai cuộc tìm kiếm người thay thế tỉ phú Elon Musk trên vai trò Tổng giám đốc của hãng.
Quyền Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố từ chức

Quyền Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố từ chức

23:25:38 01/05/2025
Ngày 1.5, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo, người đang giữ chức quyền tổng thống nước này, tuyên bố ông sẽ từ chức vào lúc nửa đêm và từ bỏ cả 2 chức vụ.
Lính thủy đánh bộ Mỹ cần vũ khí cho tiêm kích mới

Lính thủy đánh bộ Mỹ cần vũ khí cho tiêm kích mới

23:10:30 01/05/2025
Lính thủy đánh bộ Mỹ đang tiến gần mục tiêu sở hữu phi đội toàn bộ là tiêm kích thế hệ thứ 5, nhưng công nghệ vũ khí được trang bị vẫn còn dừng lại ở thập niên 1980.

Có thể bạn quan tâm

Những vấn đề then chốt người dân Singapore quan tâm trước bầu cử

Những vấn đề then chốt người dân Singapore quan tâm trước bầu cử

Uncat

05:54:38 02/05/2025
Những lo ngại về giá cả leo thang đối với lương thực thực phẩm, chi phí nhà ở, chi phí chăm sóc trẻ em, các khoản học phí và chi phí y tế, đang tác động mạnh đến nhiều hộ gia đình, khi tổng mức thu nhập của nhiều hộ gia đình không...
Đặc sản và các quán ngon nổi tiếng bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch Hạ Long dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Đặc sản và các quán ngon nổi tiếng bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch Hạ Long dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Ẩm thực

05:48:11 02/05/2025
Hạ Long không chỉ nổi tiếng bởi cảnh đẹp vịnh biển kỳ quan mà còn là thiên đường ẩm thực với vô số món đặc sản hấp dẫn.
Ranh giới mong manh giữa vay nợ và giúp đỡ, tôi nhận được bài học xương máu về 'tiền mất tình tan' với gia đình nhà chồng

Ranh giới mong manh giữa vay nợ và giúp đỡ, tôi nhận được bài học xương máu về 'tiền mất tình tan' với gia đình nhà chồng

Góc tâm tình

05:20:27 02/05/2025
Chồng tôi nổi giận khi tôi muốn lấy lại tiền chị gái anh vay. Gần 2 tháng nay, cơn bão trong gia đình tôi vẫn chưa tan và chưa có phương án để giải quyết chuyện này.
Hé lộ về nghĩa địa cổ với nhiều ngôi mộ táng theo tư thế bó gối

Hé lộ về nghĩa địa cổ với nhiều ngôi mộ táng theo tư thế bó gối

Lạ vui

00:00:01 02/05/2025
Bảo tàng Nghệ An phối hợp với trường đại học hàng đầu trong nước và chuyên gia Úc khai quật di chỉ Quỳnh Văn (huyện Quỳnh Lưu), hé lộ không gian sinh hoạt của cư dân cổ cách đây khoảng 6.000 năm.
Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy

Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy

Tin nổi bật

23:42:52 01/05/2025
Theo người dân địa phương, các nạn nhân đi xe máy đến thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) thuê khách sạn để ở và du lịch, đến sáng 1/5 phát hiện 3 người tử vong trong phòng.
Cặp song sinh chào đời ngày 30/4, được đặt tên Thống Nhất và Hòa Bình

Cặp song sinh chào đời ngày 30/4, được đặt tên Thống Nhất và Hòa Bình

Netizen

23:40:27 01/05/2025
Hai bé trai cất tiếng khóc chào đời ngày 30/4 tại Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An), đúng dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, được cha mẹ đặt tên là Thống Nhất và Hòa Bình.
"Thánh nữ lệ rơi" đẹp chấn động MXH khiến netizen không tin vào mắt mình: Trung Quốc lại có một mỹ nhân cổ trang mới

"Thánh nữ lệ rơi" đẹp chấn động MXH khiến netizen không tin vào mắt mình: Trung Quốc lại có một mỹ nhân cổ trang mới

Phim châu á

23:34:47 01/05/2025
Mỹ nhân Hoa ngữ này vốn bị đánh giá là không hợp cổ trang. Tuy nhiên với vai diễn mới nhất, cô khiến mọi người phải thay đổi suy nghĩ.
Bắt giữ đối tượng thực hiện 7 vụ cướp và hiếp dâm

Bắt giữ đối tượng thực hiện 7 vụ cướp và hiếp dâm

Pháp luật

23:33:17 01/05/2025
Ngày 1/5, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Đức (SN 1995, quê tỉnh Thanh Hoá; tạm trú phường Bình Chuẩn, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) về hành vi cướp tài sản và hiếp dâm.
Mỹ nhân cổ trang Việt đẹp nhất hiện tại: 7 tuổi đã cực đắt show, 17 tuổi có ngay bom tấn siêu khủng

Mỹ nhân cổ trang Việt đẹp nhất hiện tại: 7 tuổi đã cực đắt show, 17 tuổi có ngay bom tấn siêu khủng

Hậu trường phim

23:29:52 01/05/2025
Với gương mặt thanh tú, làn da trắng, đôi mắt to tròn và khí chất nhẹ nhàng, cô được ví như mỹ nhân cổ trang thế hệ mới của điện ảnh Việt.
Tùng Dương hát "Một vòng Việt Nam" cùng 10.000 khán giả dưới quốc kỳ khổng lồ

Tùng Dương hát "Một vòng Việt Nam" cùng 10.000 khán giả dưới quốc kỳ khổng lồ

Nhạc việt

23:14:50 01/05/2025
Khi bản hòa âm Một vòng Việt Nam vang lên giữa sân khấu ngoài trời, hơn 10.000 khán giả đã cùng đứng dậy, cùng với Tùng Dương, Quang Hùng MasterD, Isaac... hát vang dưới lá cờ Tổ quốc
Trung Quốc bất ngờ tố ngược Mỹ về nguồn gốc Covid-19

Trung Quốc bất ngờ tố ngược Mỹ về nguồn gốc Covid-19

23:05:35 01/05/2025
Sách trắng về ứng phó đại dịch của Trung Quốc cho rằng Covid-19 có thể xuất phát từ Mỹ, đồng thời cho rằng Mỹ nên phản hồi những lo ngại chính đáng của cộng đồng quốc tế .