Tìm thấy chân thằn lằn tí hon trong hổ phách 20 triệu năm tuổi
Trong hàng triệu năm, bàn chân trái nhỏ xíu của một con thằn lằn cổ đại đã được bảo quản trong hổ phách cực hiếm cho đến gần đây mới được phát hiện.
Chân thằn lằn cổ đại bị kẹt trong hổ phách mới được phát hiện.
Với kích thước chỉ 2cm khối, bàn chân tí hon thuộc về một loài bò sát thuộc chi Anolis, tổ tiên của thằn lằn anole hiện đại.
Một nhóm các nhà nghiên cứu hợp tác đang phân tích hổ phách có chứa chân thằn lằn tí hon ở Cộng hòa Dominican như cơ sở để hiểu những gì xảy ra với một sinh vật trong suốt quá trình hóa thạch.
Mặc dù bàn chân dường như ở trong tình trạng tốt, các nhà khoa học nói rằng vẻ ngoài nhợt nhạt có thể bị đánh lừa. Cấu trúc vật lý của nó phần lớn giống như trước đây từ 15 đến 20 triệu năm trước, nhưng phần lớn xương đã bị phân hủy và các đặc tính hóa học của nó đã bị biến đổi.
Các nhà nghiên cứu nói rằng đây là thành phần tuyệt vời của hổ phách. Hổ phách đóng vai trò như một rào cản giữa các sinh vật bị mắc kẹt bên trong nó và môi trường bên ngoài, thường bảo tồn một loài thực vật hoặc động vật trong tư thế ba chiều.
Video đang HOT
Hầu hết các sinh vật được tìm thấy trong hổ phách là côn trùng có thể đã chết khi nhựa cây dần dần lăn qua chúng, cứng lại và bảo tồn chúng mãi mãi.
Để một sinh vật bị hóa thạch, trước tiên nó phải được nhúng nhanh vào nhựa, điều này ngăn cản các động vật khác ăn nó hoặc vi sinh vật phân hủy nó. Theo thời gian, các thành phần ban đầu của sinh vật dần được thay thế bằng khoáng chất.
Việc bảo tồn các sinh vật hoặc các bộ phận của chúng trong thời gian địa chất dài đòi hỏi các điều kiện đặc biệt trước và sau khi sinh vật chết. Thêm vào đó các quá trình hóa học tự nhiên xảy ra trong hổ phách đôi khi sẽ làm suy yếu mô mềm hữu cơ các sinh vật được bảo tồn.
Các nhà địa chất học từ Đại học Bonn hợp tác với Quỹ Nghiên cứu Đức và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên bang Stuttgart đã kiểm tra bàn chân thằn lằn nhỏ bằng cách chuẩn bị các phần mỏng của hóa thạch để phân tích dưới kính hiển vi bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính.
Móng vuốt và ngón chân trên bàn chân rõ ràng đến mức các nhà nghiên cứu có thể xác định rằng bàn chân trái bị gãy ở hai nơi. Một trong những vị trí xương gãy được bao quanh bởi dấu hiệu sưng nhẹ, một dấu hiệu cho thấy con vật có thể đã bị thương bởi một kẻ săn mồi trước khi chết. Một vết nứt khác xảy ra sau khi hóa thạch được nhúng vào nhựa cây ở cùng nơi xảy ra một vết nứt nhỏ trong hổ phách.
Rất ít còn lại của mô ban đầu và thành phần đàn hồi xương đã bị thoái hóa. Trên thực tế, mô xương đã được chuyển đổi từ hydroxyapatite, một khoáng chất có trong men răng và xương, thành một khoáng chất phốt phát phổ biến được gọi là fluorapatite.
Jonas Barthel, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện Khoa học Địa chất thuộc Đại học Bonn, cho biết điều này thật đáng ngạc nhiên vì hổ phách xung quanh phần lớn bảo vệ hóa thạch khỏi các tác động của môi trường. Các cơ chế đằng sau quá trình hóa thạch hiện đang là chủ đề được quan tâm đặc biệt.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/IFL Science
Tìm ra sinh vật đầu tiên sống không cần thở
Đây là loài động vật đầu tiên trên Trái Đất được chứng minh là không có bộ gen ty thể (bộ gen dùng để xác đinh nòi giống và nhận dạng) và không có cách nào để thở.
Các nhà khoa học đã tìm ra một loại ký sinh trùng có tên gọi Henneguya salminicola, đây là loài đầu tiên không có bộ gen hô hấp. Loại sinh vật này ký sinh trên cá, chúng bám vào vật chủ nhưng lại không hề nín thở.
Ký sinh trùng H. salminicola được nhìn dưới kính hiển vi có màu xanh nước biển và "đôi mắt" trông như sinh vật ngoài hành tinh. Ảnh: Stephen Douglas Atkinson
H. salminicola có đặc điểm giống với ký sinh trùng thuộc nhóm myxozoa - một loại ký sinh siêu nhỏ bơi dưới nước, họ hàng xa với loài sứa. Các nhà khoa học cho rằng H. salminicola có thể là một sinh vật tiến hóa ngược của tổ tiên loài sứa. Chúng tiến hóa từ sinh vật đa bào về đơn bào.
Theo nghiên cứu được công bố hôm qua (24/2) trên tạp chí Proceeding of the National Academy of Science, loài sinh vật này đã mất các mô, tế bào thần kinh, cơ và rất nhiều thứ, thậm chí giờ còn mất cả khả năng thở.
Bào tử của ký sinh trùng H. salminicola có màu xanh lá và phát sáng dưới kính hiển vi huỳnh quang. Ảnh: Stephen Douglas Atkinson
Việc giảm kích thước di truyền đem lại nhiều lợi ích cho loài sinh vật này. Chúng có thể phát triển nhanh và mạnh hơn do có bộ gen nhỏ nhất trong thế giới động vật. Trong khi các loại ký sinh trùng khác cùng họ có thể lây bệnh và giết chết toàn bộ vật chủ thì H. salminicola lại tương đối lành tính.
Cá bị nhiễm H. salminicola được gọi là cá bị "bệnh sắn". Khi H. salminicola tách ra khỏi vật chủ của nó (một con cá) thì trông nó giống như một đốm đơn bào.
Nhìn qua kính hiển vi, những bào tử này trông giống các tế bào tinh trùng màu xanh, với đuôi và đôi mắt hình bầu dục trông như người ngoài hành tinh. Những "đôi mắt" này tuy không chứa nọc độc nhưng khi cần thiết sẽ giúp ký sinh trùng bám vào vật chủ. Đây được coi là tính năng duy nhất không bị mất đi trong quá trình tiến hóa thu nhỏ của loài sinh vật kỳ lạ này.
Thế giới động vật đa dạng và có xu thế tiến hóa gen ngày càng phức tạp hơn để thích nghi với nhiều môi trường sống. Nhưng đây lại là một sinh vật đi ngược lại hoàn toàn.
Vậy làm thế nào mà H. salminicola hấp thụ năng lượng nếu nó không thể thở? Các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết chúng có thể nhập protein trực tiếp từ vật chủ như một số ký sinh trùng khác hoặc một phương thức nào đó tương tự. Những câu hỏi về cách thức sống và hoạt động cơ thể của loài sinh vật này vẫn đang được nghiên cứu thêm.
Theo
Thiên thạch cổ xưa rơi trúng vườn nhà dân Mảnh thiên thạch nhỏ còn sót lại sau khi vượt qua khí quyển Trái Đất giúp hé lộ những thông tin về hệ Mặt Trời cách đây 4,56 tỷ năm. Mảnh thiên thạch cổ xưa nặng 24,5 gram. Ảnh: Metro. Các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu sơ bộ mảnh thiên thạch rơi xuống Flensburg, Đức, Science Daily hôm 18/2...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đi vứt rác, người đàn ông sốc nặng khi phát hiện tiền mặt rơi rải rác khắp đường

Hào quang mặt trời xuất hiện ở Quảng Ngãi

Chú rể tát cô dâu ngất xỉu, 2 gia đình ẩu đả dữ dội trong đám cưới

Chim chết hàng loạt một cách bí ẩn ở California, người dân lo sợ

NASA đã tính toán xong chính xác thời điểm thế giới sẽ tận thế

Giải mã hiện tượng mặt đất trồi lên 5 mét sau thảm họa ở Nhật Bản

Mặt Trời bùng phát mạnh mẽ đe dọa Trái Đất với chu kỳ mới

Phát hiện lăng mộ hoàng tử Ai Cập ẩn sau cánh cửa giả

Vũ trụ bị phân hủy và biến mất sớm hơn vẫn tưởng?

Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa

Quầng Mặt trời xuất hiện ở nhiều khu vực

Vì sao chim lao đầu vào cửa kính rồi tử vong? Câu trả lời có thể khiến bạn bất ngờ
Có thể bạn quan tâm

Rộ video Wren Evans hôn đắm đuối 1 cô gái, còn có "phản ứng lạ" gây tranh cãi?
Nhạc việt
23:41:24 16/05/2025
Mỹ nhân giàu gấp 1 triệu lần chỉ sau 1 đêm, khiến cả châu Á thương đứt ruột giờ ra sao?
Hậu trường phim
23:37:08 16/05/2025
Mỹ nhân 54 tuổi vẫn cùng con gái đi học đại học, trẻ hơn bạn cùng lớp kém 36 tuổi mới sốc
Phim châu á
23:33:59 16/05/2025
Hình ảnh hiếm thấy của NSND Trung Hiếu, hoa hậu Tiểu Vy gợi cảm
Sao việt
23:15:12 16/05/2025
Nam kỹ sư chinh phục nữ kế toán, được MC nhận xét như dành cho nhau
Tv show
23:01:06 16/05/2025
Mỹ nhân Trung Quốc Tống Tổ Nhi 'gây sốt' vì quá xinh đẹp trong phim mới
Sao châu á
22:58:27 16/05/2025
Mỹ nhân 'Playboy' Pamela Anderson giải thích về mái tóc gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:45:57 16/05/2025
UAE tặng ông Trump một giọt dầu mỏ
Thế giới
22:38:27 16/05/2025
Yêu nhau gần 2 năm, đến khi thấy người yêu bước lên xe Porsche, tôi mới hiểu đằng sau nụ cười ngọt ngào là một sự thật phũ phàng
Góc tâm tình
22:36:19 16/05/2025
Danh tính 9 người thương vong trong vụ sạt lở ở Lai Châu
Tin nổi bật
22:34:02 16/05/2025