Tín dụng bất động sản có đi kèm với nợ xấu?
Một số ngân hàng có dư nợ bất động sản cao đang có tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với mặt bằng chung của hệ thống. Tuy nhiên phân tích kỹ thì nợ xấu lại không đến từ mảng cho vay này.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 6, tổng nợ xấu nội bảng của các TCTD đang là 2,09% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế, giảm so với con số 2,46% hồi cuối năm 2016. Trong khi đó, tổng nợ xấu bao gồm các các khoản nợ đã bán cho VAMC và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu là 6,67% tổng dư nợ.
Hai chiều tăng trưởng tín dụng bất động sản và nợ xấu
Thực tế, tại một số ngân hàng có dư nợ cho vay bất động sản cao hiện cũng đang có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay cao hơn so với mặt bằng chung của hệ thống. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn sẽ thấy nợ xấu tại các ngân hàng này cao không đến từ hoạt động cho vay bất động sản.
Sacombank đang có hơn 42.000 tỷ đồng cho vay các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, bao gồm cả bất động sản, tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với đầu năm. Tính đến hết quý II, nợ xấu nội bảng tại nhà băng này vào khoảng 9.122 tỷ đồng, tương đương 3,7% tổng dư nợ, giảm mạnh so với mức 4,67% hồi đầu năm.
Tín dụng bất động sản luôn bị gắn mác rủi ro và nợ xấu. Ảnh dự án Lavenue Crown trùm mền nhiều năm tại trung tâm TP.HCM. Ảnh minh họa: Lê Quân.
Trong khi tín dụng trong các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, bao gồm cả bất động sản gia tăng thì tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng này lại giảm.
Sacombank cũng đang là ngân hàng có tốc độ xử lý nợ xấu nhanh nhất hệ thống khi đã giảm tỷ lệ này từ mức 4,67% hồi đầu năm về 4,01% vào cuối quý I, và giảm xuống 3,7% vào cuối quý II. Ngoài ra, những khoản nợ nhóm 4 và 5 hiện đều được ngân hàng trích lập dự phòng theo năng lực tài chính với giá trị trên 3.000 tỷ đồng.
Ngân hàng này cũng đang liên tục rao bán hàng loạt bất động sản gắn liền với nợ xấu với giá trị trên 30.000 tỷ đồng từ đầu năm để thu hồi và xử lý nợ. Tuy nhiên, công cuộc xử lý nợ xấu tại Sacombank sẽ còn kéo dài khi nhà băng này vẫn còn tới hơn 42.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành và mới chỉ dự phòng hơn 2.000 tỷ đồng.
Ngân hàng đang dành tới 12% dư nợ để cho vay bất động sản là Techcombank trong kỳ 6 tháng vừa qua cũng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,61% lên 2,04% tổng dư nợ. Giá trị tuyệt đối các khoản nợ này cũng tăng lên mức 3.400 tỷ đồng so với 2.580 tỷ đồng hồi đầu năm. Tuy nhiên, dư nợ với lĩnh vực bất động sản của nhà băng này thậm chí còn giảm trong kỳ vừa qua.
Trong khi đó, BIDV với dư nợ cho vay trong mảng bất động sản lên tới 37.498 tỷ đồng (hồi đầu năm 2018) cũng chỉ có tỷ lệ nợ xấu vào khoảng 1,49% tổng dư nợ. Hay như TPBank với hơn 7% dư nợ cho vay bất động sản, tương đương 5.400 tỷ đồng nhưng nợ xấu tại ngân hàng này được kiểm soát ở mức 1,17%; tại ACB với hơn 3.600 tỷ đồng cho vay bất động sản hiện tỷ lệ nợ xấu toàn ngân hàng chỉ là 0,78%…
Video đang HOT
Trường hợp ngoại lệ hiếm hoi khi tỷ lệ nợ xấu gia tăng cùng với tín dụng bất động sản là SHB khi ngân hàng này đang dành hơn 16.700 tỷ đồng để cho vay bất động sản (8% tổng dư nợ của ngân hàng). Số này tăng 7% so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện cũng vào khoảng 2,7%, tăng 0,37 điểm %. Tuy nhiên, SHB đang là một trong những ngân hàng có mức trích lập dự phòng nợ xấu ở mức cao. Hiện, nhà băng này có hơn 8.000 tỷ tiền trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành và một phần trong đó đã có dự phòng rủi ro.
Tín dụng bất động sản rủi ro khi nào?
Dù tín dụng với bất động sản đã được các ngân hàng cải thiện rất nhiều thông qua các điều kiện cho vay, lĩnh vực này vẫn luôn được Chính phủ, NHNN yêu cầu kiểm soát chặt.
Mới đây, Chính phủ một lần nữa yêu cầu từ nay đến cuối năm, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, hỗ trợ thanh khoản hợp lý cho các tổ chức tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào bất động sản.
Trước đó, NHNN cũng có chỉ thị về các nhiệm vụ trọng tâm của ngành 6 tháng cuối năm trong đó có yêu cầu các TCTD kiểm soát tốc độ và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như dự án BOT, BT giao thông, bất động sản… Đồng thời, sẽ thanh tra đột xuất các TCTD có tốc độ tăng cho vay cao vào bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.
Nhiều chuyên gia cho rằng thực chất tín dụng bất động sản không xấu nếu đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân và chỉ rủi ro ở một số phần khúc cao cấp, resort hay du lịch nghỉ dưỡng.
Nhiều ngân hàng khẳng định nói “không” với tín dụng cho các chủ đầu tư dự án mới. Ảnh minh họa: Lê Quân.
Từng trao đổi với Zing , ông Nguyễn Lê Quốc Anh, Tổng giám đốc Techcombank, cho biết hơn 25.000 tỷ đồng (đầu năm 2018) giải ngân cho vay mua nhà dự án của ngân hàng chủ yếu là của khách hàng mua nhà để ở, không cho vay chủ đầu tư làm dự án mới.
Theo đó, hơn 80% thị phần của Techcombank là cho vay đối với người mua nhà để ở với căn hộ mới. Về phía doanh nghiệp, khách hàng lớn trong lĩnh vực này, nhà băng cũng cho biết ít cấp tín dụng với chủ đầu tư xây dựng dự án mới mà tập trung cho dịch vụ đấu thầu, cung cấp cho công ty xây dựng, để dự án đi đúng tiến độ.
Nhiều lãnh đạo ngân hàng khác cũng cho biết đã có chủ trương nói “không” trong việc cung ứng tín dụng cho chủ đầu tư kinh doanh bất động sản mà tập trung vào cho vay cá nhân mua căn hộ. Một đại diện doanh nghiệp cho biết với tình hình thị trường bất động sản hiện nay, đơn vị này đã ngừng cho vay các dự án bất động sản mới từ lâu, chỉ giải ngân số ít cam kết cho vay cũ.
Cùng với các điều kiện tín dụng trong lĩnh vực này chặt chẽ hơn, mức lãi suất cũng được đẩy lên cao hơn so với lĩnh vực kinh doanh khác khiến dư nợ khó có thể tăng nhanh. Hiện lãi suất với lĩnh vực này tại các ngân hàng TMCP Nhà nước vào khoảng 10-11%/năm, trong khi đó, lãi suất tại khối ngân hàng cổ phần vào khoảng 12-13%/năm.
Quang Thắng
Theo news.zing.vn
Cho vay bất động sản chiếm hơn 10% tổng dư nợ: Ngân hàng Techcombank, Sacombank đối diện rủi ro gì?
Dù bất động sản là lĩnh vực được đánh giá có nhiều rủi ro nhưng Ngân hàng Techcombank, Sacombank đang nằm trong nhóm ngân hàng cho nhiều nhất, trên 10%.
Dù bất động sản là lĩnh vực được đánh giá có nhiều rủi ro nhưng Ngân hàng thương mại kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vẫn có dư nợ cho vay trên 10%.Ảnh minh họa
Dù biết tăng trưởng tín dụng bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng cho vay lĩnh vực bất động sản vẫn là xương sống của ngành ngân hàng. Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội Hà Nội 6 tháng đầu năm, cho vay bất động sản ước đạt 114 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,6% trong tông dư nợ cho vay của thành phố (hơn 1,5 triệu tỷ đồng).
Nhiều ngân hàng cũng không còn gói hỗ trợ lãi suất nào cho lĩnh vực bất động sản. Động thái này cho thấy cho vay bất động sản đang bị "siết" lại so với thời trước đây.
Hầu hết ngân hàng hiện nay đều duy trì tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực bất động sản dưới 7% tổng dư nợ. Tuy nhiên, vẫn có một số ngân hàng có tỷ lệ này vượt trên 10%, với dư nợ hàng chục nghìn tỷ đồng trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Ngân hàng Techcombank).
Tính tới cuối tháng 6, Techcombank có 166.700 tỷ đồng dư nợ cho vay, tăng gần 6.000 tỷ đồng so với đầu năm. Nhà băng này dành hơn 20.000 tỷ đồng để cho vay trong lĩnh vực bất động sản, xấp xỉ hồi đầu năm.
Ngân hàng Techcombank cho vay tín dụng bất động sản chiếm hơn 10%. Ảnh minh họa
Tương tự, đến hết Quý II/2018, Sacombank đang có hơn 42.000 tỷ đồng dư nợ cho vay các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn. Trong số này chủ yếu bao gồm bất động sản và dịch vụ môi giới tư vấn bất động sản.
Số này đã tăng hơn 3.000 tỷ so với đầu năm, nhưng xét về tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng thì hệ số này lại giảm từ 17,6% xuống còn 17%.
Theo số liệu thống kê, cho vay tiêu dùng vẫn tiếp tục đà tăng trưởng rất mạnh từ cuối năm 2015 đến nay. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tăng trưởng tín dụng tiêu dùng năm 2017 là 65% (năm 2016 tăng 50,2%). Xu hướng tăng trưởng tín dụng cao này vẫn tiếp diễn trong 3 tháng đầu năm 2018.
Một điểm đáng chú ý là tín dụng bất động sản hiện chỉ chiếm 8% tổng dư nợ tín dụng cả nước, song lại "ẩn nấp" khá nhiều ở tín dụng tiêu dùng. Những năm gần đây, tín dụng tiêu dùng tăng tới 50 - 60%, chiếm khoảng 17% tổng tín dụng cả nước. Trong đó, hơn 50% tín dụng tiêu dùng được phục vụ nhu cầu vay mua, sửa chữa nhà ở.
Do vậy, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, nếu tính toán một cách đầy đủ, kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp (qua kênh cho vay tiêu dùng, cho vay xây dựng), thì tổng dư nợ cho vay bất động sản có thể lên tới hơn 20% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.
"Thị trường bất động sản đang tiếp tục ấm lên, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn, từ vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kiều hối... cho đến vốn tín dụng của các ngân hàng. Bất động sản vẫn là kênh rót vốn ưa thích của các ngân hàng thương mại vì lợi nhuận lớn, tài sản đảm bảo ít bị mất giá, có tính thanh khoản cao", Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định.
Tăng trưởng tín dụng 3 tháng đầu năm dù được đánh giá vẫn đang trong xu hướng tích cực khi hỗ trợ hiệu quả cho tăng trưởng GDP quý I, song nhiều chuyên gia vẫn bày tỏ lo ngại rằng, dòng vốn ngân hàng vẫn đang chảy nhiều vào các lĩnh vực "nóng" như bất động sản, chứng khoán.
Trong giai đoạn trước mắt, khi giải ngân vốn đầu tư công gặp khó, tín dụng có thể là bệ đỡ, nhưng cần kiểm soát chặt dòng chảy của tín dụng. Nếu tín dụng tiếp tục rót vào bất động sản và lách bằng tín dụng tiêu dùng, bong bóng bất động sản có thể xảy ra, gây thêm một lớp nợ xấu mới, chồng lên nợ xấu đang tồn đọng của ngân hàng. Cơn sốt đất nền diễn ra tại TP HCM vào giữa năm 2017 chính là một cảnh báo từ thực tế.
Dù bất động sản là lĩnh vực được đánh giá có nhiều rủi ro nhưng Techcombank, Sacombank vẫn cho vay khá lớn. Ảnh minh họa
Hơn nữa, trước bối cảnh nợ xấu chưa thể xử lý nhanh thì tín dụng nhà, đất càng phải được kiểm soát chặt chẽ hơn. Hiện tại, chất lượng tài sản và tiến trình xử lý nợ xấu của ngân hàng hiện vẫn chưa có nhiều cải thiện; xử lý nợ xấu chậm do năng lực trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng cũng còn hạn chế, việc phát mại tài sản bảo đảm gặp nhiều khó khăn pháp lý, quá trình tố tụng kéo dài... là những lý do buộc các ngân hàng càng phải thận trọng khi cho vay bất động sản.
Mức tăng trưởng dư nợ cho vay mua nhà quá cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng đã được nhiều chuyên gia cảnh báo. Theo tính toán, thị trường căn hộ tại Hà Nội và TP HCM có quy mô tiêu thụ khoảng 60 - 70 nghìn căn hộ/năm, tương ứng khoảng 8 - 9 tỷ USD.
Với tỷ lệ vay vốn ngân hàng thường phổ biến ở mức 50 - 70% tổng giá trị căn hộ hiện nay, có thể thấy phần đáng kể trong các khoản vay mua nhà được chảy vào thị trường nhà đất, vốn luôn tiềm ẩn yếu tố đầu cơ ở mức cao.
Trước lo ngại rủi ro cho vay bất động sản, Ngân hàng Nhà nước có nhiều động thái siết chặt tín dụng bất động sản. Câu chuyện siết tín dụng vào bất động sản của ngành ngân hàng đang hiển hiện khi tới đây hệ số rủi ro cho vay bất động sản sẽ được nâng lên từ 200% lên 250% bắt đầu từ đầu năm 2019, và con số tương đối về tỷ trọng cho vay bất động sản đang là bao nhiêu mà khiến Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát cho vay lĩnh vực này?
Việc nâng hệ số rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng bất động sản từ 200% lên 250% nhằm hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản.
Những động thái của Ngân hàng Nhà nước đã khiến cho nhiều ngân hàng thương mại bắt đầu "siết" chặt nguồn tín dụng của mình thông qua việc đưa ra các điều kiện vay vốn ưu đãi khắt khe hơn cũng như tăng dần lãi suất cho vay.
Theo tìm hiểu, nếu như trước đây, mức lãi suất cho vay mua nhà, đất tại các ngân hàng thường dao động ở mức 8%-9%/năm, thì nay đã tăng lên khoảng 11% - 12% năm cho các khoản vay trung hạn.
Trong trường hợp khách hàng vay dài hạn, lãi suất còn có thể dao động quanh mức 12,5%. Không chỉ tăng lãi suất cho vay, nhiều ngân hàng cũng đã "siết" chặt hơn trong việc thẩm định giá sản phẩm mang ra bảo đảm.
Cụ thể, trước đây, khách hàng có nhu cầu mua căn hộ, có thể dùng chính căn hộ của mình để cầm cố và ngân hàng có thể cho vay đến 70% giá trị hợp đồng, thì hiện nay, một số ngân hàng chỉ đồng ý cho vay tối đa 50% giá trị.
Hoàng Lâm/Sức Khỏe Cộng Đồng
Chính phủ tiếp tục yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào bất động sản Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, hỗ trợ thanh khoản hợp lý cho các tổ chức tín dụng. Ảnh minh hoạ Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8/2018. Theo đó, Chính phủ yêu cầu trong những tháng còn lại của...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Nữ nghệ sĩ ở nhà 350m2 đẹp như resort tại Cầu Giấy, hôn nhân viên mãn bên chồng gia thế
Sao việt
23:46:06 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh
Tin nổi bật
23:33:07 22/05/2025
Miss World phá lệ, hoa hậu Anh đang thi thì bỏ về, nghi mang thai, Á hậu thế chỗ
Sao châu á
23:19:07 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công
Netizen
23:11:47 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
Thế giới
22:44:14 22/05/2025