Tỉnh Bắc Giang tích cực bồi dưỡng, chuẩn hoá chất lượng đội ngũ giáo viên
Nhiều năm qua, Sở Nội vụ Bắc Giang chủ động chủ trì, phối hợp các cấp, các ngành trong tỉnh tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) nhằm chuẩn hoá đội ngũ giáo viên hiện đang công tác trên địa bàn tỉnh.
Nhiều giáo viên tự nguyện đăng ký tham gia các lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn CDNN. Ảnh: Thanh Hoa
Theo quy định Nhà nước ban hành, giáo viên mỗi cấp học phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của hạng đã được bổ nhiệm, trong đó có tiêu chuẩn phải “có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN”. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, nhiều năm qua, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục Đào tạo và UBND các huyện, thành phố đã hết sức chú trọng công tác bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN cho đội ngũ giáo viên bởi giáo dục là một ngành nghề đặc biệt đòi hỏi sự chuẩn hóa cao. Đây cũng là cơ hội để những giáo viên đạt chuẩn CDNN được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ tốt hơn.
Theo số liệu thống kê, trước đây, toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng gần 20.000 giáo viên thiếu tiêu chuẩn về bồi dưỡng tiêu chuẩn CDNN. Từ năm 2017 đến nay, tỉnh Bắc Giang mới tổ chức bồi dưỡng được 4.200 giáo viên các cấp học theo hạng.
Chính bởi vậy, hiện nay, nhu cầu của cán bộ, giáo viên cần được chuẩn hoá là rất cấp thiết. Riêng năm 2019, các huyện, thành phố đề nghị bồi dưỡng cho trên 5.000 giáo viên. Tuy nhiên, công tác này đã được Sở Nội vụ xây dựng theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh thông qua. Bởi vậy, năm 2019, toàn tỉnh chỉ tiến hành bồi dưỡng cho 1.000 trường hợp.
Qua công tác đánh giá, kiểm định chất lượng bồi dưỡng cho thấy đại đa số học viên hài lòng và đánh giá cao về chất lượng giảng dạy của giảng viên. 70% học viên có bài viết đạt điểm khá và giỏi, số học viên còn lại đạt yêu cầu. Cùng với việc tổ chức bồi dưỡng chuẩn CDNN, năm 2018 tỉnh cũng đã tổ chức thi thăng hạng II cho gần 2.000 giáo viên các cấp học. Năm 2019, triển khai Kế hoạch của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, Sở Nội vụ và Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang tiếp tục tham mưu UBND tỉnh tổ chức xét, thi thăng hạng viên chức vào quý IV.
Với tinh thần trách nhiệm, sự vào cuộc rốt ráo của các huyện, thành phố, tính thiết thực và những quyền lợi được đảm bảo sau khi hoàn thành khóa học, nhất là thời gian học được bố trí hợp lý vào thời điểm nghỉ hè, nên sau một thời gian ngắn, đã có hàng trăm giáo viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tham gia các lớp bồi dưỡng.
Ghi nhận thực tế tại một số lớp bồi dưỡng CDNN cho giáo viên tiểu học hạng II năm 2019, phóng viên nhận thấy không khí học tập tại các buổi giảng lý thuyết hết sức nghiêm túc, còn các buổi thảo luận thì khá sôi nổi, có đôi chút ồn ào do có sự phản biện, tương tác giữa giảng viên và học viên.
Video đang HOT
Đa số học viên tỏ ra khá hài lòng với quá trình học tập bởi chương trình học không quá nặng nề, khô cứng mà chủ yếu mang tính định hướng mở rộng để học viên có thể liên hệ đến thực tiễn công tác của mình, từ thực tiễn liên hệ với lý thuyết nghiệp vụ chuyên môn chung để rút ra kinh nghiệm và phương pháp làm việc, giảng dạy phù hợp với chính mình cũng như đối tượng học sinh, khối lớp mà mình phụ trách.
Được biết, theo quy định, các đối tượng là giáo viên được tính ở diện viên chức, kinh phí đào tạo do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị và các nguồn khác đảm bảo. Tuy nhiên do điều kiện nguồn kinh phí của hầu hết các đơn vị trường học trong tỉnh gặp khó khăn (vì các trường chưa thực hiện được tự chủ về tài chính), nên học viên tự đóng góp 100% học phí. Nhà nước cho hưởng 100% tiền lương và các khoản phụ cấp giảng dạy trong thời gian giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN. Đối với đối tượng tự nguyện đăng ký học tập, không phải do đơn vị cử đi học thì học viên phải đóng 100% học phí.
Hiện nay, Sở Nội vụ Bắc Giang cùng các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố đang tích cực triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 61-KH/TU của Tỉnh ủy về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, Sở sẽ nghiên cứu, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng năm 2019 và những năm tiếp theo. Đây là một nội dung đã và đang được tiến hành kỹ lưỡng bởi việc rà soát cơ chế, chính sách hiện hành về hỗ trợ cho cán bộ, công chức đi học và các chính sách có liên quan để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành cơ chế, chính sách mới đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng, phù hợp với tình hình thực tế và khả năng ngân sách của tỉnh là hết sức quan trọng, có tác động tới công việc và cuộc sống của hàng vạn cán bộ công chức, viên chức, trong đó có đội ngũ giáo viên của tỉnh nhà trong thời gian tới.
Sở Nội vụ Bắc Giang xác định, công tác bồi dưỡng CDNN nói chung và bồi dưỡng CDNN cho giáo viên nói riêng nhằm chuẩn hoá trình độ chuyên môn của cán bộ trên địa bàn Bắc Giang sẽ là “cú hích” để mỗi cán bộ tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao giá trị của bản thân và nhận được nhiều ưu đãi, quyền lợi hơn nữa, đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ 4.0 như hiện nay.
Thanh Hoa
Theo thanhtra.com
Bồi dưỡng GV thế nào cho hiệu quả?
Trước yêu cầu đổi mới giáo dục và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, việc bồi dưỡng giáo viên là rất cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để việc bồi dưỡng trở thành nhu cầu tự thân của mỗi GV, cần bồi dưỡng những kiến thức nào để thiết thực, hiệu quả, tổ chức các lớp học tại thời gian nào, địa điểm nào cho phù hợp.
Bồi dưỡng giáo viên là công tác thường xuyên tại các cơ sở GD. Ảnh: Hữu Cường
Nghỉ hè là thời gian thích hợp nhất
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thời điểm GV có nhu cầu được bồi dưỡng cao nhất là vào kì nghỉ hè. Còn nếu việc bồi dưỡng được tổ chức vào các thời điểm khác trong năm học, GV thường rất khó tham gia vì còn bận lên lớp và các kế hoạch khác của cá nhân.
Một giáo viên THPT ở Hà Nội chia sẻ: Nếu các khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho GV được tổ chức vào kì nghỉ hè, chúng tôi có thể bố trí các công việc cá nhân để tham gia. Nếu không bận các tiết dạy thì việc tham gia sẽ dễ hơn rất nhiều.
Thời điểm "cuối học kì I, đầu học kì II" được ít GV lựa chọn nhất. Bởi lẽ đây là thời điểm GV bận rộn nhất trong năm học. Thời điểm này họ bận tổ chức ôn tập, chuẩn bị đề thi, chấm thi, giáo án cho kì mới nên sẽ rất khó sắp xếp thời gian để tham gia bồi dưỡng.
Về thời gian bồi dưỡng, các GV chủ yếu lựa chọn phương án "tùy theo từng nội dung". Bởi lẽ mỗi nội dung khác nhau cần thời gian bồi dưỡng phù hợp. Nội dung nào phức tạp cần đầu tư nhiều thời gian hơn. Nên căn cứ vào nội dung cụ thể mới lên được kế hoạch về thời gian bồi dưỡng bao nhiêu cho hợp lí. Bên cạnh đó, phương án ít được GV lựa chọn nhất là "từ 3 đến 5 ngày".
Một GV khi được phỏng vấn cho biết: Trong năm học, nếu thời gian bồi dưỡng kéo dài từ 3 ngày trở lên sẽ gây trở ngại cho GV, bởi ảnh hưởng đến lịch công tác. Nếu muốn tổ chức thì phải có thông báo từ rất sớm mới sắp xếp được. Do đó, căn cứ lựa chọn thời gian bồi dưỡng của GV phụ thuộc vào nội dung và việc bố trí, sắp xếp công việc cá nhân khác của họ.
Theo ý kiến của GV, địa điểm bồi dưỡng phù hợp nhất là tại các trường nơi họ đang giảng dạy. Bởi lẽ với GV, việc bồi dưỡng tại chính nơi họ đang dạy sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia. Theo chia sẻ của đa số GV, nếu bồi dưỡng tại các trường, GV sẽ đi lại thuận tiện hơn, dễ dàng hơn, có thể tranh thủ thu xếp công việc cá nhân, bố trí thời gian tham gia bồi dưỡng.
Bên cạnh đó, địa điểm "trường ĐHSP" được ít GV lựa chọn hơn. Nhiều thầy cô cho rằng, thực trạng trên là do GV đến từ ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước nên việc tổ chức bồi dưỡng tại địa điểm này sẽ gây khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt trong suốt thời gian diễn ra các khóa bồi dưỡng.
GV cần bồi dưỡng gì?
Trong những năm qua, chương trình bồi dưỡng đã giúp GV cập nhật kiến thức và các phương pháp mới để vận dụng vào thực tế dạy học. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng còn phụ thuộc vào kế hoạch của Sở GD&ĐT hoặc Bộ GD&ĐT, chưa xuất phát từ nhu cầu của chính GV.
Do đó, cần phải đổi mới nội dung và hình thức, cách thức để việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV trở thành nhu cầu học tập thường xuyên.
GV có nhu cầu cao đối với việc bồi dưỡng do nhận thức rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc này đối với việc nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn. Tuy nhiên cũng có một số ít GV cho rằng không cần thiết bởi họ cảm thấy tự bản thân có thể trau dồi, học hỏi qua nhiều kênh khác nhau.
Tuy nhu cầu ở mỗi nội dung cần bồi dưỡng có sự khác biệt, nhưng mức độ nhu cầu cần được bồi dưỡng của GV ở các nội dung cụ thể là rất cao. Ví dụ như những nhu cầu bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, các kĩ năng dạy học, giáo dục, quản lí lớp học theo yêu cầu đổi mới giáo dục...
Trong đó, các nội dung GV có nhu cầu cần bồi dưỡng cao nhất là: Thiết kế và tổ chức dạy học phân hóa phù hợp với các đối tượng học sinh; Thiết kế và tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS.
Các kĩ năng về nghiệp vụ sư phạm được GV hết sức chú trọng. GV có nhu cầu bồi dưỡng những kĩ năng này để giúp cho họ thực hiện tốt hoạt động giảng dạy của mình, bởi đây là những kĩ năng GV sử dụng xuyên suốt trong quá trình dạy học trên lớp.
Một số nội dung cần bồi dưỡng khác cũng được rất nhiều GV quan tâm như: Phát triển chương trình nhà trường, chương trình môn học; Thiết kế, sử dụng các đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học một cách có hiệu quả; Nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và một số phần mềm tin học để nâng cao chất lượng dạy học - giáo dục như Microsoft Power Point, Violet, Moviemaker, Imindmap...
Vân Anh
Theo GDTĐ
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới: Giải "bài toán" đội ngũ Đến nay đội ngũ giáo viên (GV) toàn quốc đã có nhiều nỗ lực trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Tuy nhiên thực tế cho thấy, số GV đang thực hiện chế độ hợp đồng lao động nhiều, GV một số bộ môn Tiếng Anh, Tin học... thiếu; chất lượng chung đội ngũ còn khoảng trống nhất định....











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"
Phim việt
23:52:59 19/05/2025
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình
Hậu trường phim
23:50:28 19/05/2025
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm
Sao việt
23:44:13 19/05/2025
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc
Sao châu á
23:41:54 19/05/2025
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới
Ẩm thực
23:29:48 19/05/2025
Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi
Tin nổi bật
23:16:38 19/05/2025
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính
Thế giới
23:14:16 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025