Tinh giản chương trình các môn học lớp 5, lớp 9
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học các môn học lớp 5, lớp 9 trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu của chương trình mới.
Ba hướng điều chỉnh
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết: Tài liệu này được xây dựng theo 3 hướng điều chỉnh: Bổ sung những nội dung kiến thức có trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhưng không có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; tinh giản những nội dung kiến thức có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhưng không có trong chương trình giáo dục phổ thông mới; điều chỉnh cách tiếp cận và yêu cầu cần đạt đối với những nội dung kiến thức có cả trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Người mua sách tại cửa hàng của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.
Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Xuân Thành, những nội dung kiến thức có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhưng không có trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 được tinh giản theo 2 hướng: Nếu đó là các nội dung kiến thức học sinh không cần phải sử dụng để học các nội dung kiến thức khác trong chương trình môn học thì không dạy, không thực hiện hoặc nếu đó là các nội dung kiến thức học sinh cần sử dụng để học các nội dung kiến thức liên quan trong chương trình môn học sẽ “hướng dẫn học sinh tự học” hoặc tích hợp vào bài học, chủ đề cần sử dụng để tổ chức cho học sinh học tập cùng với kiến thức liên quan.
Các nội dung kiến thức có trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhưng không có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành thì bổ sung nội dung kiến thức mới vào chương trình môn học hiện hành theo hai hướng: Bổ sung, tích hợp vào các nội dung, chủ đề phù hợp để đảm bảo yêu cầu cần đạt theo chương trình mới hoặc bổ sung nội dung, chủ đề mới vào thời điểm phù hợp, đảm bảo học sinh có đủ điều kiện về kiến thức, kỹ năng để học thuận lợi.
Các nội dung kiến thức có cả trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhưng do khác nhau về cách tiếp cận và yêu cầu cần đạt, được điều chỉnh từ mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng, sang yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực quy định trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Vì sao điều chỉnh?
Lý giải về việc vì sao điều chỉnh chương trình hiện hành các môn học lớp 5, lớp 9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: Một phần lý do khiến việc thực hiện chương trình lớp 1 vừa qua có một số khó khăn, nhất là chất lượng đầu ra của mầm non năm nay chưa đảm bảo do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, khiến các em chưa được làm quen mặt chữ. Khi vào lớp 1 lại không có thời gian để quen nề nếp của cấp học mới. Thực tế này cho thấy, cần phải đặc biệt quan tâm tới chất lượng đầu ra của lớp 5, lớp 9, đáp ứng được chuẩn đầu vào của lớp 6, lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bộ GD&ĐT đặt vấn đề chính là chất lượng đầu vào lớp 6, lớp 10 là chất lượng đầu ra của lớp 5, lớp 9. Học sinh lớp 5, lớp 9 hiện nay và tới hết năm học 2023-2024 sẽ học theo chương trình hiện hành; còn lớp 6 từ năm học 2021-2022 và lớp 10 từ năm học 2022-2023 sẽ học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Video đang HOT
Do đó, ngành Giáo dục cần chuẩn bị tâm thế và phẩm chất, năng lực cần thiết khác để học sinh lớp 5, lớp 9 từ năm học này đến khi áp dụng chương trình mới sẽ được làm quen và đáp ứng được chuẩn đầu vào của lớp 6, lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Dự kiến, tài liệu hướng dẫn dạy học các môn học lớp 5, lớp 9 trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tài liệu này sẽ được tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên các nhà trường để tổ chức dạy học cho học sinh lớp 5, lớp 9 của chương trình hiện hành đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu vào lớp 6, lớp 10 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
“Song song với điều chỉnh nội dung kiến thức, việc đổi mới phương pháp dạy học đối với lớp 5, lớp 9 rất quan trọng. Điều này, giúp học sinh được làm quen với cách dạy và học, cách kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của chương trình mới”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết.
Dậy học lớp 1 theo chương trình, sách giáo khoa mới như thế nào?
Giáo viên chủ động điều phối kế hoạch dạy học theo khả năng tiếp thu của học sinh; hiệu trưởng sát cánh cùng giáo viên... nhằm thực hiện Chương trình GDPT 2018 đạt hiệu quả.
Để thực hiện chương trình mới hiệu quả đòi hỏi GV phải chủ động đổi mới phương pháp dạy học.
Dạy học là quá trình linh hoạt, có tính "mở"
Tại Trường Tiểu học Hòa Bình (Quận 1, TP.HCM), cô Đặng Thị Kiều Diễm Dung - giáo viên Lớp 1/6 đã giãn tiến độ thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 (còn gọi là chương trình mới - PV) và tăng thời lượng tiết dạy để vừa sức với học sinh trong những buổi đầu mới làm quen con chữ.
Riêng môn tiếng Việt lớp 1, được cô Dung phân bổ tiết dạy theo hướng tăng thêm thời lượng ở phần âm, vần để rèn thêm kỹ năng đọc, viết cho học sinh. Trong đó, cô tận dụng tối đa các tiết thực hành, ôn tập, ôn luyện để hỗ trợ, hướng dẫn học sinh hình thành các kỹ năng cơ bản và hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Từ phương pháp dạy học "mở", việc thực hiện chương trình mới và sử dụng SGK giảng dạy cho học sinh lớp 1 đã bắt đầu bắt nhịp, làm quen. Đa số học sinh vui vẻ, phấn khởi học tập.
"Quá trình dạy học là quá trình linh hoạt, không mang tính một màu và có tính "mở". Giáo viên nên cố gắng căn cứ vào đặc điểm của học sinh, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, từng trường để chủ động lựa chọn hay tiến hành những điều chỉnh hoặc bổ sung cụ thể về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học", Cô Dung cho biết.
So với chương trình GDPT 2006 thời lượng dành cho môn tiếng Việt lớp 1 là 350 tiết (10 tiết/tuần), còn chương trình GDPT 2018 là 420 tiết (12 tiết/tuần), tăng 70 tiết với mong muốn học sinh lớp 1 sớm đọc thông viết thạo, có công cụ để học tốt các môn học khác.
Mặt khác, nội dung sách còn nhiều chữ. Số lượng chữ trong một số bài đọc còn nhiều làm cho việc khai thác hết ý nghĩa của câu chuyện đối với một số học sinh còn hạn chế. Học sinh lớp 1 chưa biết chữ và số nên cũng tạo sự khó khăn cho các em khi tiếp nhận kiến thức, đặc biệt đối với học sinh chậm tiếp thu.
Như vậy, để có được phương pháp giảng dạy hiệu quả, cô Dung cho rằng giáo viên cần thường xuyên sinh hoạt tổ khối chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; cùng trao đổi, chia sẻ để điều chỉnh chương trình, nội dung, kế hoạch bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
Bên cạnh đó, giáo viên cần tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng, tìm hiểu kỹ đặc điểm học sinh của lớp mình phụ trách cả về tâm lý, thể chất, hoàn cảnh gia đình và việc trẻ có được học chữ trước hay chưa để tùy mức độ tiếp nhận của các em, từ đó chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học, phân bổ các tiết dạy trong từng giai đoạn cho phù hợp.
Đặc biệt, cô Dung nhấn mạnh: "Giáo viên cần ghi nhận sự tiến bộ của học sinh dù là nhỏ nhất, tuyệt đối không chê bai, phê bình các em. Tăng cường gặp gỡ, trao đổi, phối hợp với phụ huynh để giúp học sinh làm quen, hòa nhập với môi trường, nề nếp học tập và sinh hoạt tại trường. Với những học sinh tiếp thu bài chậm, giáo viên chủ động liên hệ để trao đổi, tư vấn, hướng dẫn, bàn biện pháp phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên để giúp các em tiến bộ".
Bộ SGK lớp 1 "Chân trời sáng tạo" được ngành giáo dục TP.HCM lựa chọn giảng dậy trong năm học 2020-2021. Đây là bộ sách được đánh giá là có từ ngữ, hình ảnh gần gũi với học sinh TP.HCM, khắc phục được khuyết điểm của bộ SGK hiện hành có quá nhiều phương ngữ miền Bắc.
Hiệu trưởng phải gần giáo viên hơn nữa
Cũng như các địa phương khác trên cả nước, thời gian đầu các trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM triển khai chương trình GDPT 2018, sách giáo khoa mới gặp phải một số khó khăn như trẻ tiếp thu chậm, viết chữ chưa đúng yêu cầu,...
Nhiều người cho rằng, đa số giáo viên còn mang nặng tư duy phương pháp giảng dạy cũ nên khi vận dụng vào chương trình mới cảm thấy áp lực, thiếu chủ động.
Thầy Cao Xuân Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Đồng (Quận 3, TP.HCM) cho biết, ở chương trình mới, giáo viên được trao quyền chủ động trong thiết kế từng bài học, vận dụng phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng. Nhưng hiện tại giáo viên vẫn chưa đủ sự tự tin, mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
"Chính những người quản lý giáo dục phải tháo gỡ cho được sự chưa tự tin ở giáo viên. Cần chủ động bàn bạc, trao đổi với giáo viên, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học", thầy Cao Xuân Hùng nói.
Đồng quan điểm, cô Mai Thị Kim Phượng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú, TP.HCM) chia sẻ, bên cạnh trao quyền chủ động cho giáo viên trong phân bổ bài dạy thì rất cần sự góp ý cho giáo viên từ ban giám hiệu trường hoặc từ những buổi họp tổ chuyên môn. Cụ thể, hướng dẫn giáo viên cách soạn giảng, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.
Để giáo viên thật sự tự tin, chủ động đổi mới phương pháp dạy học, thầy Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng, chính hiệu trưởng đóng vai trò cầu nối vô cùng quan trọng.
"Hiệu trưởng phải xuống lớp cùng dạy, cùng dự giờ mới biết giáo viên đang gặp khó khăn gì, để từ đó góp ý, định hướng chuyên môn. Hiệu trưởng phải gần giáo viên hơn nữa để kịp thời tháo gỡ khó khăn cũng như hỗ trợ thầy cô", Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh.
Theo thầy Nguyễn Văn Hiếu, giáo viên hôm nay đã có nhiều nỗ lực, sáng kiến. Chính các giáo viên sẽ là người gỡ được các "nút thắt" chương trình mới mà nhiều người đang lo lắng.
Với thời lượng, nội dung chương trình hiện nay đòi hỏi giáo viên phải chủ động cân đối thời gian, không được bớt thời lượng của môn học để cuối cùng giúp các em học sinh đạt được các yêu cầu về kỹ năng sau một năm học, sau một cấp học.
Cũng lưu ý, sách giáo khoa hiện nay là tài liệu cơ bản và chủ yếu dùng để xây dựng kế hoạch dạy học chứ không phải là tài liệu bắt buộc như trước đây, nên giáo viên có thể chủ động thay đổi ngữ liệu dạy học cho phù hợp.
Mặt khác, cần động viên, khuyến khích tinh thần học tập của học sinh chứ không phê bình trước đám đông để các em mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, qua đó nắm bắt tâm lý, hoàn cảnh, năng lực giúp các em hòa nhập học tốt hơn.
"Việc dạy và học chương trình mới có khó khăn nhưng nếu có sự hợp tác, hỗ trợ giữa phụ huynh học sinh với giáo viên, giữa hiệu trưởng với giáo viên và sự quan tâm thường xuyên của Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT thì ngành giáo dục sẽ luôn đi đúng hướng của chương trình đó là phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất học sinh", thầy Nguyễn Văn Hiếu nhìn nhận.
Chị Cao Thái Hà, phụ huynh học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Văn Tần (Quận 6, TP.HCM) chia sẻ, chương trình GDPT 2018 và sách giáo khoa mới thực sự giúp trẻ năng động, sáng tạo. Nội dung sách giáo khoa triển khai theo từng chủ đề tích hợp các vấn đề trong cuộc sống, giúp trẻ vừa biết chữ, các con số còn nắm được kiến thức tổng quát, hướng đến phát triển tư duy. Khoảng 2 tuần đầu, trẻ có gặp khó khăn nhưng sau đó trẻ tiếp thu bài tốt, hoạt bát, có sự sáng tạo sau mỗi chủ đề bài học.
Thưa Bộ, Tiếng Việt 1 chương trình mới nặng ở khối lượng kiến thức trên một bài Chương trình và sách giáo khoa lần này được nhiều giáo viên và phụ huynh đánh giá là quá nặng. Bộ Giáo dục khẳng định chương trình mới tăng tiết với lớp 1, 2 là để giảm tải. Quả thật, nếu so sánh thời lượng học môn tiếng Việt cấp Tiểu học theo Chương trình 2018 với Chương trình 2000 thì tổng số...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?
Sao việt
23:37:40 07/05/2025
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
23:26:33 07/05/2025
Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"
Thế giới
23:24:34 07/05/2025
Formol là chất độc, nếu dùng để tạo lòng xe điếu có thể gây ung thư
Sức khỏe
23:16:05 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025