Tòa án tối cao Ấn Độ hoãn phiên tòa xử về việc đổi tên đất nước
Tòa án tối cao Ấn Độ ngày 2/6 đã hoãn các phiên điều trần về sửa đổi hiến pháp để thay đổi tên quốc gia thành cái tên lịch sử “Bharat”, như tin đưa của India Today.
“Hãy ngừng sử dụng từ “Ấn Độ”, điều này sẽ cho phép công dân của đất nước này vượt qua quá khứ thuộc địa và thấm nhuần niềm tự hào về quốc tịch của chúng ta”, trích đơn khiếu nại của một cư dân New Delhi tên Namah. Chưa xác định ngày sẽ diễn ra phiên điều trần mới.
Ông lưu ý rằng tên quốc gia trong các tài liệu được viết theo các cách thức khác nhau: “Liên minh Ấn Độ”, “Cộng hòa Ấn Độ” và “Bharat Sarkar” (“Cộng hòa Ấn Độ” bằng tiếng Hindi).
Video đang HOT
Theo điều khoản 1 của hiến pháp Ấn Độ, có thể dùng cả hai tên gọi. Trong điều này có nói rằng “Ấn Độ, cũng như Bharat, là một liên minh của các bang.”
Theo các phương tiện truyền thông, đây không phải là kiến nghị đầu tiên như vậy. Vào tháng 3/2016, Tòa án Tối cao đã bác bỏ đơn yêu cầu tương tự và hội đồng xét xử đã giữ nguyên phán quyết sau khi kêu gọi người nộp đơn đừng mang cảm xúc của người dân đất nước ra làm như một trò chơi.
Người ta cho rằng tên của đất nước bắt nguồn từ tiếng Phạn “Sindhu”, có nghĩa là “dòng sông”. Thông thường, từ này được dùng để chỉ sông Ấn. Từ “Bharat” có nguồn gốc từ tên của vị vua huyền thoại Bharat, người đã chinh phục và thống nhất tất cả các vùng đất của tiểu lục địa Ấn Độ.
Phái đoàn ngoại giao của 15 nước tới thị sát khu vực Kashmir
Đây là chuyến thăm đầu tiên của các nhà ngoại giao đến khu vực tranh chấp kể từ khi Ấn Độ quyết định hủy bỏ quy chế tự trị đặc biệt đối với vùng lãnh thổ Kashmir thuộc kiểm soát của nước này.
Binh sỹ bán quân sự Ấn Độ gác tại Srinagar. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Ngày 9/1, các nhà ngoại giao thuộc 15 quốc gia, trong đó có Mỹ, đã đến khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
Đây được xem là chuyến thăm đầu tiên của các nhà ngoại giao làm việc tại New Delhi đến khu vực tranh chấp kể từ khi Chính phủ Ấn Độ quyết định hủy bỏ quy chế tự trị đặc biệt đối với vùng lãnh thổ Kashmir thuộc kiểm soát của nước này, đồng thời áp đặt giám sát về an ninh và liên lạc hồi tháng Tám năm ngoái.
Theo một quan chức đề nghị giấu tên, đoàn xe của nhà chức trách Ấn Độ đã đưa nhóm nhà ngoại giao trên từ sân bay đến bộ tư lệnh quân sự ở Srinagar, nơi họ sẽ được nghe báo cáo về tình hình an ninh tại đây.
Đầu tháng 8/2019, Chính phủ Ấn Độ đã thực thi sắc lệnh của Tổng thống về hủy bỏ quy chế trao quyền tự trị đặc biệt cho Kashmir do nước này kiểm soát, đồng thời áp dụng toàn bộ Hiến pháp Ấn Độ đối với khu vực này.
Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ và Pakistan vẫn thường xuyên cáo buộc lẫn nhau tấn công qua Ranh giới kiểm soát (LOC) phân chia khu vực Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan.
Kashmir là vùng lãnh thổ có đa số người theo đạo Hồi sinh sống. Kể từ năm 1947 đến nay, nơi đây vẫn bị chia cắt thành hai phần do Ấn Độ và Pakistan quản lý, song hai nước đều nhận chủ quyền đối với toàn bộ vùng lãnh thổ này.
Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2003 về tuân thủ lệnh ngừng bắn, giao tranh vẫn xảy ra giữa binh sỹ hai bên tại ranh giới phân chia Kashmir./.
Theo Phương Hoa (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Ấn Độ trục xuất quan chức ngoại giao Pakistan Ấn Độ trục xuất hai quan chức đại sứ quán Pakistan với cáo buộc gián điệp, Islamabad sau đó lên án hành động của New Delhi. Chính phủ Ấn Độ hôm qua cáo buộc hai quan chức ngoại giao Pakistan "tham gia hoạt động gián điệp" và yêu cầu họ về nước trong 24 giờ. Truyền thông Ấn Độ tiết lộ họ làm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"

Mỹ lên dây cót cho cuộc duyệt binh lớn tại thủ đô Washington

Mỹ "rục rịch" rút bớt quân tại châu Âu, trấn an đồng minh NATO

Mỹ có thể tốn hơn 1.500 tỷ USD lập lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Ấn Độ và Pakistan 'cầu viện' EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol rời khỏi đảng Quyền lực Nhân dân

Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết

WADA tước giấy phép của phòng xét nghiệm doping duy nhất ở châu Phi

Thủ tướng Hungary: Ảo tưởng khi nhìn nhận đàm phán Nga - Ukraine có thể giải quyết xung đột

Giảm phụ thuộc Trung Quốc: Mỹ cần đồng minh, không chỉ thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An
Pháp luật
23:13:16 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Thất bại đầu tiên của Hoa hậu Ý Nhi ở Miss World 2025
Sao việt
23:00:35 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025
Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn
Sao châu á
21:43:47 17/05/2025