Toàn cảnh 100 ngày cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump
Trong 100 ngày đầu tiên làm tổng thống nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Donald Trump đã sử dụng quyền lực một cách mạnh mẽ và với quy mô mà lịch sử khó có thể so sánh được.
Ban hành hàng loạt chính sách kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 đã công bố quyết định áp thuế đối ứng, dao động từ 10% đến 49%, đối với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo trang wtsp.com ngày 27/4, ông Trump đã cố gắng uốn nắn nền kinh tế Mỹ theo ý mình, nhưng có một lực lượng không dễ bị khuất phục, đó là thị trường tài chính.
Ông Trump nói rằng kết quả của các mức thuế mà ông áp dụng sẽ cuối cùng trở nên “đẹp đẽ”. Tuy nhiên, cho đến nay, đây là ba tháng khó khăn khi niềm tin tiêu dùng bị giảm sút, thị trường chứng khoán dao động mạnh và các nhà đầu tư mất niềm tin vào tính khả thi của các chính sách của ông. Thời điểm này đã trở thành thời kỳ lo âu thay vì thời kỳ vàng son thịnh vượng mà ông hứa hẹn.
Ông Trump đã thành công trong tái cấu trúc nền kinh tế thông qua quyền lực hành pháp. Ông đã áp thuế trị giá hàng trăm tỷ đô la lên hai đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ là Mexico và Canada. Hàng hóa Trung Quốc đang bị đán.h thuế tổng cộng 145%.
Các biện ph áp thuế quan này đã làm gia tăng căng thẳng với Liên minh châu Âu (EU) và khiến Nhật Bản và Hàn Quốc vội vã đàm phán. Mặc dù có bằng chứng rõ ràng về sự vượt trội kinh tế của Mỹ, nhưng ông Trump lại tuyên bố rằng Mỹ đã bị lợi dụng về thương mại.
Tổng thống Trump nói rằng các mức thuế của ông sẽ tạo ra công việc trong các nhà máy trong nước, chi trả cho kế hoạch cắt giảm thuế thu nhập có thể vượt 5.000 tỷ USD trong 10 năm, bù cho 36.000 tỷ USD nợ quốc gia và cũng làm đòn bẩy để thương lượng lại các điều khoản thương mại có lợi cho Mỹ. Tuy nhiên, các mức thuế của ông có thể giảm thu nhập khả dụng của một hộ gia đình trung bình khoảng 4.900 USD.
Ông Trump đã sử dụng văn phòng của mình để đưa ra các thông báo đầu tư, nhưng cho đến nay, chúng chưa có tác động lớn đến nền kinh tế.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick đã nói rằng ông Trump sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về nền kinh tế trong ba tháng cuối năm nay, khi các chính sách của chính quyền đã hoàn toàn được triển khai.
Cải tổ bộ máy chính quyền Mỹ
Tỷ phú Elon Musk phát biểu tại New York, Mỹ. Ảnh: ANI/TTXVN
Tổng thống Trump cam kết sẽ đối phó với tình trạng lãng phí, gian lận và lạm dụng trong chính phủ. Ông đã chỉ định tỷ phú Elon Musk dẫn dắt nỗ lực này.
Tỷ phú Musk đã biến kế hoạch của mình về một Ban Hiệu quả Chính phủ (DOGE) thành một trong những phần gây tranh cãi và có tác động nhất trong 100 ngày đầu tiên của ông Trump.
Nhà tỷ phú này tiếp cận công việc với một phương châm của ông trùm công nghệ: phá vỡ mọi thứ, rồi xem xét những gì cần sửa chữa. Các cuộc sa thải diễn ra rộng rãi và không phân biệt. Các chương trình bị loại bỏ mà không có phân tích kỹ lưỡng.
Đội ngũ của ông Musk đã truy cập các cơ sở dữ liệu nhạy cảm và đào sâu vào các bộ phận ít được biết đến, chịu trách nhiệm quản lý lực lượng lao động chính phủ và tài sản liên bang.
Đảng Cộng hòa từ lâu đã muốn thu hẹp bộ máy quan liêu, nhưng ngay cả những nhân vật kỳ cựu trong các cuộc chiến ngân sách ở Mỹ cũng đã bị sốc trước tốc độ và quyết liệt trong công việc của ông Musk.
Ông Musk khó có thể hoàn thành các mục tiêu quy mô lớn của mình. Kế hoạch cắt giảm 1.000 tỷ USD ngân sách đã bị giảm xuống còn 150 tỷ USD.
Ông Trump và ông Musk khen ngợi lẫn nhau hết lời, nhưng thời gian của ông Musk trong chính quyền là có hạn và ông Trump đã bắt đầu nói về công việc của tỷ phú Musk ở thì quá khứ.
Trục xuất hàng loạt người di cư
Người di cư từ Mexico chờ lên xe buýt để được trung chuyển khỏi bang Texas, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Kiên quyết đối phó với di cư bất hợp pháp là khẩu hiệu trong chiến dịch tranh cử của ông Trump và đây là vấn đề ông nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ nhất.
Ông đã thực hiện những chính sách di cư cứng rắn nhất trong lịch sử quốc gia, ngay cả khi những cuộc trục xuất hàng loạt mà ông hứa hẹn vẫn chưa thành hiện thực.
Video đang HOT
Ông Trump đã viện dẫn Đạo luật Kẻ thù Nước ngoài năm 1798 để trục xuất người nhập cư, đưa hàng trăm người bị cáo buộc là thành viên băng đảng Venezuela vào một nhà tù khổng lồ ở El Salvador, trái với lệnh của tòa án.
Chính quyền của ông đã từ chối tuân thủ lệnh của Tòa án Tối cao về việc đưa một người dân ở Maryland là Kilmar Abrego Garcia về Mỹ sau khi ông này bị trục xuất nhầm đến El Salvador.
Ông Trump đã điều quân đến biên giới Mỹ – Mexico và tạm thời trục xuất người nhập cư bằng các chuyến bay quân sự. Ông tuyên bố các băng đảng là tổ chức khủn.g b.ố nước ngoài và cấm người di cư đến biên giới phía Nam xin tị nạn tại Mỹ. Các quan chức đã biến một ứng dụng thời Tổng thống Joe Biden có tên CBP One thành một cơ chế khuyến khích người nhập cư tự rời Mỹ.
Chính quyền đã cam kết chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh cho những người sinh ra ở Mỹ, trong khi đề xuất “thẻ vàng” để người nước ngoài mua quyền công dân Mỹ với giá 5 triệu USD.
Các quan chức Mỹ cũng đã tìm cách trục xuất người nhập cư từ nhiều quốc gia đã được cấp tình trạng pháp lý tạm thời. Họ đã hủy bỏ số an sinh xã hội mà một số người đã được cấp hợp pháp, chuyển họ vào danh sách những người đã chế.t.
Một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Công vụ NORC và hãng tin AP cho thấy 46% người trưởng thành Mỹ tán thành cách xử lý vấn đề di cư của ông Trump, trong khi khoảng một nửa cho rằng ông đã “đi quá xa” khi trục xuất người nhập cư sống bất hợp pháp tại Mỹ.
Ra nhiều quyết sách về ngoại giao và quan hệ quốc tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng, ngày 28/2/2025. Ảnh: AP/TTXVN
Tổng thống Trump đã bác bỏ trật tự thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, điều đã hình thành nền tảng cho sự ổn định và an ninh toàn cầu.
Ông đã từ chối các liên minh lâu dài và ngụ ý sẽ giảm hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Âu. Các đồng minh lâu năm như Đức và Pháp đã nói rằng họ không còn có thể phụ thuộc vào Mỹ nữa.
Ông Trump cũng đã cam kết kết thúc nhanh chóng các cuộc xung đột ở Ukraine và Gaza, nhưng cho đến nay, hiệu quả còn hạn chế.
Ông đã ch.ỉ tríc.h công khai Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khi ông tới thăm Nhà Trắng. Ông Trump đã nhiều lần nói rằng Ukraine là nước khởi xướng xung đột với Nga.
Các hành động của ông đã khiến các đồng minh ở châu Âu, cùng với Canada, Nhật Bản và Hàn Quốc, nghi ngờ vào sự phụ thuộc vào Mỹ và liệu các cam kết lâu dài có còn hiệu lực hay không.
Ông Trump đã chỉ đạo Ngoại trưởng Marco Rubio cắt giảm mạnh mẽ về nhân sự và chương trình tại Bộ Ngoại giao. Ngoại trưởng Rubio đã thực hiện theo chỉ đạo và cho rằng một số người trong bộ này đã đi theo hướng cực đoan.
Tổng thống Trump cũng đã làm đảo lộn các tổ chức đa phương khác. Ông đã ngay lập tức rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hủy bỏ tham gia vào Hiệp định Khí hậu Paris về biến đổi khí hậu và có hành động phản đối Tòa án Hình sự Quốc tế.
Ông đã đóng cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), tổ chức lâu nay được coi là một công cụ hiệu quả để cung cấp viện trợ nhân đạo và xây dựng lòng tin.
Cùng lúc đó, ông đã nhiều lần kêu gọi Mỹ mua đảo Greenland của Đan Mạch, kiểm soát lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama và biến Canada thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ.
Tỷ lệ ủng hộ sau 100 ngày
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng, Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Vào ngày thứ 100 của nhiệm kỳ thứ hai, ông Trump có tỷ lệ ủng hộ thấp nhất so với bất kỳ tổng thống Mỹ nào trong 80 năm qua.
Theo một cuộc khảo sát mới của ABC/Washington Post do Langer Research Associates thực hiện với sự hỗ trợ của Ipsos, được hãng thông tấn nhà nước Ukraine (Ukrinform) đưa tin hôm 27/4, tỷ lệ ủng hộ công việc của ông Trump đã giảm từ 45% vào tháng 2 xuống còn 39% hiện nay. Con số này gần tương đương với mức trung bình (40%) của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên. Mức độ ủng hộ hiện tại của ông Trump là thấp nhất sau 100 ngày nhậm chức kể từ thời Tổng thống Harry Truman.
Cụ thể, 39% người tham gia khảo sát cho biết họ ủng hộ hiệu suất làm việc của ông Trump với tư cách là tổng thống, trong khi 55% bày tỏ không đồng tình.
Ở một khía cạnh khác, 83% cử tri đảng Cộng hòa cho biết họ ủng hộ công việc của ông Trump, trong khi 93% cử tri Dân chủ và 60% những người độc lập cho biết họ không ủng hộ.
Trong số những người đã bỏ phiếu cho ông Trump vào tháng 11/2024, chỉ 6% hối tiếc về quyết định đó, trong khi 94% khẳng định đó là lựa chọn đúng đắn.
Điều đáng lo ngại nhất đối với ông Trump là mức độ bi quan về nền kinh tế khi có tới 72% người tham gia khảo sát tin rằng chính sách kinh tế của ông Trump rất có khả năng hoặc phần nào có khả năng gây ra suy thoái kinh tế trong ngắn hạn. Ngoài ra, 73% cho rằng nền kinh tế đang ở tình trạng tồi tệ và 53% cho rằng tình hình kinh tế đã xấu đi kể từ khi ông Trump nhậm chức.
Về vấn đề thuế quan toàn cầu, 64% người tham gia khảo sát cho biết họ không đồng tình với việc áp dụng thuế; đối với nền kinh tế nói chung và quan hệ của Mỹ với các quốc gia khác, 61% cho biết họ không đồng tình.
Ngoài ra, 49% so với 34% người tham gia khảo sát cho rằng ông Trump đã làm suy yếu thay vì củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới. Mặc dù đây vẫn là một chỉ số tiêu cực, nhưng kết quả này vẫn tốt hơn kết quả của người tiề.n nhiệm Joe Biden (48%, 23%) về cùng chủ đề vào năm 2022.
Toàn cảnh cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc từ đầu năm tới nay
Cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ có ít dấu hiệu hạ nhiệt sau khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới áp mức thuế "ăn miếng trả miếng" cao chót vót với hàng hóa của nhau.
Hiện không rõ cuộc chiến này sẽ kết thúc ở đâu.
Kênh CNN đã thống kê toàn bộ các mốc thời gian và mức thuế quan mà hai bên áp lên hàng hóa của nhau từ đầu năm 2025 tới nay.
Các mốc thời gian và mức thuế
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 1/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp áp thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc, 25% đối với hàng hóa Mexico và Canada.
Ngày 3/2, ông Trump thông báo tạm hoãn áp thuế 25% với Mexico và Canada trong 30 ngày, nhưng không hoãn với Trung Quốc.
Ngày 4/2, mức thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực.
Cùng ngày, Trung Quốc đáp trả và áp thuế 15% đối với than đá và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Mỹ, áp mức thuế 10% đối với dầu thô, máy móc nông nghiệp, ô tô phân khối lớn và xe bán tải. Các mức thuế này sẽ có hiệu lực từ ngày 10/2.
Ngày 10/2, ông Trump công bố áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu từ tất cả các quốc gia.
Ngày 13/2, ông Trump thông báo chính quyền của ông đang tiến hành điều tra để áp thuế đối ứng đối với các quốc gia khác.
Ngày 4/3, ông Trump áp thêm thuế 10% đối với Trung Quốc và 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada, trừ một số ngoại lệ.
Cùng ngày, Trung Quốc đáp trả bằng mức thuế từ 10 đến 15% đối với các sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/3.
Ngày 12/3, mức thuế 25% đối với thép và nhôm có hiệu lực với tất cả các quốc gia. Trung Quốc sẽ phải trả mức thuế hơn 25% do trước đó đã bị áp các mức thuế hiện hành đối với thép và nhôm, khiến tổng mức thuế là 45%.
Ngày 26/3, ông Trump công bố mức thuế 25% đối với ô tô, có hiệu lực từ ngày 3/4; còn thuế đối với phụ tùng ô tô sẽ có hiệu lực chậm nhất là ngày 3/5.
Ngày 2/4, ông Trump công bố một gói thuế đối ứng đối với hàng chục quốc gia, trong đó Trung Quốc sẽ bị tăng thuế lên 34%.
Đối với các quốc gia bị áp thuế đối ứng, mức thuế phổ thông 10% sẽ có hiệu lực từ ngày 5/4 và sẽ được khấu trừ vào mức thuế đối ứng bắt đầu có hiệu lực từ ngày 9/4.
Ngày 3/4, thuế 25% đối với ô tô nhập vào Mỹ có hiệu lực.
Ngày 4/4, Trung Quốc thông báo áp thuế 34% đối với hàng hóa Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
Ngày 5/4, mức thuế cơ bản 10% có hiệu lực, đưa tổng mức thuế của Trung Quốc lên 30%.
Ngày 7/4, đáp trả việc Trung Quốc đán.h thuế trả đũa, ông Trump cảnh báo áp thêm thuế 50%, bên cạnh mức thuế đối ứng 34%, nếu Trung Quốc không rút lui.
Ngày 9/4, ông Trump áp thêm thuế 84% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, nâng tổng mức thuế lên 104%.
Cùng ngày, Trung Quốc công bố mức thuế trả đũa 84% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, tiếp tục làm leo thang cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ngày 9/4, ông Trump nâng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên ít nhất 145%, có hiệu lực ngay lập tức.
Ông Trump công bố tạm dừng 90 ngày áp thuế đối ứng đối với các quốc gia, trừ Trung Quốc. Tuy nhiên, mức thuế phổ thông 10% vẫn giữ nguyên hiệu lực.
Ngày 11/4, Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ lên mức 125%. Đây là lần thứ ba trong vòng 3 ngày qua Bắc Kinh tăng thuế quan đối với hàng hóa Mỹ. Thông báo của Bộ Tài chính Trung Quốc nêu rõ mức thuế quan đối với hàng hóa Mỹ sẽ tăng từ 84% lên 125%. Ủy ban Thuế vụ Hải quan Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết mức thuế mới sẽ có hiệu lực từ ngày 12/4.
Ngày 15/4, chính phủ Mỹ cho biết hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào nước này phải đối mặt với mức thuế quan lên đến 245% do các biện pháp trả đũa của Bắc Kinh.
Ngày 16/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lâm Kiếm, khẳng định: "Cuộc chiến thuế quan và thương mại không có người thắng. Trung Quốc không mong muốn chiến tranh thương mại, nhưng cũng không sợ".
Trước đó, khi Nhà Trắng xác nhận rằng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc đã tăng lên 145%, Trung Quốc cho rằng việc Mỹ tiếp tục áp thêm thuế không còn mang lại ý nghĩa kinh tế nữa. Phía Trung Quốc nêu rõ: "Xét thấy hiện tại là không còn khả năng thị trường có thể chấp nhận hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc với mức thuế quan hiện nay, nếu phía Mỹ tiếp tục áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ thì phía Trung Quốc không quan tâm đến điều đó nữa".
Ông Lâm Kiếm nhấn mạnh nếu Mỹ thực sự muốn giải quyết vấn đề thông qua đàm phán, họ cần từ bỏ cách tiếp cận gây áp lực cực đoan và tham gia đối thoại với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và cùng có lợi.
Ngày 17/4, Tổng thống Trump cho biết ông không muốn tiếp tục tăng thuế đối với Trung Quốc vì điều đó có thể làm đình trệ thương mại giữa hai nước. Ông còn ám chỉ rằng có thể cân nhắc hạ các mức thuế đó. Ông nói: "Đến một thời điểm nào đó, tôi không muốn thuế tăng cao hơn nữa vì đến một thời điểm nào đó, mọi người sẽ không mua nữa... Tôi có thể muốn giảm xuống thấp hơn nữa vì, bạn biết đấy, bạn muốn mọi người mua hàng".
Dù thuế quan giữa hai nước đã lên mức rất cao nhưng cả hai bên vẫn thể hiện lập trường khá cứng rắn. Nhà Trắng cho rằng Trung Quốc nên chủ động tiếp cận trước, trong khi Bắc Kinh nói họ chưa rõ yêu cầu cụ thể từ phía Mỹ.
Tác động đến nền kinh tế thế giới
Tàu container thuộc công ty vận tải COSCO của Trung Quốc neo tại cảng Long Beach, bang California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh BBC, tác động lan tỏa của cuộc chiến thương mại toàn diện giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ được cảm nhận trên toàn cầu và hầu hết các nhà kinh tế đán.h giá rằng tác động này sẽ rất tiêu cực.
Tổng giá trị giao dịch hàng hóa giữa hai cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới lên tới khoảng 585 tỷ USD vào năm 2024.
Mỹ nhập khẩu nhiều hơn từ Trung Quốc (440 tỷ USD) so với Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ (145 tỷ USD). Điều đó khiến Mỹ phải chịu thâm hụt thương mại với Trung Quốc là 295 tỷ USD vào năm 2024. Đây là mức thâm hụt thương mại đáng kể, tương đương với khoảng 1% nền kinh tế Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc chiếm một phần lớn trong nền kinh tế toàn cầu, khoảng 43% trong năm 2025.
Trung Quốc là quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới và đang sản xuất nhiều hơn nhiều so với mức tiêu thụ trong nước của dân số nước này. Trung Quốc hiện có thặng dư hàng hóa gần 1.000 tỷ USD - nghĩa là nước này đang xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn sang các nước khác trên thế giới so với nhập khẩu.
Trung Quốc cũng thường sản xuất những hàng hóa đó với giá thấp hơn chi phí sản xuất thực tế nhờ trợ cấp trong nước và hỗ trợ tài chính của nhà nước. Có nguy cơ là nếu những sản phẩm như vậy không thể vào Mỹ, các công ty Trung Quốc có thể tìm cách "bán phá giá" ra nước khác. Mặc dù điều đó có thể có lợi cho một số người tiêu dùng, nhưng cũng có thể làm suy yếu các nhà sản xuất ở những quốc gia đó, đ.e dọ.a đến việc làm và tiề.n lương.
Theo các nhà kinh tế, không có người chiến thắng thực sự nào trong cuộc chiến thương mại và cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc đầu tàu sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu khi các hành động bảo hộ leo thang.
Cảnh báo nghiêm trọng nhất của Fed về những hệ quả với nền kinh tế Mỹ do thuế quan Theo Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, những thay đổi chính sách lớn của Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là về thuế quan, là điều chưa từng có trong lịch sử hiện đại và đang đẩy Fed vào tình thế chưa từng đối mặt. Lo lắng của Fed Chủ tịch Fed Jerome Powell. Ảnh: THX/TTXVN Theo kênh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua

Ấn Độ đóng cửa gần 50 điểm du lịch ở Kashmir

Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc

'Dao động khí quyển cảm ứng' có thể là nguyên nhân gây mất điện diện rộng tại châu Âu

EU chúc mừng chiến thắng của ông Mark Carney trong cuộc bầu cử tại Canada

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump

Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ

Tổng thống Ukraine đán.h giá dự thảo mới thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Mexico đưa ra 'nhượng bộ' mới với Mỹ để tránh đối đầu ngoại giao và thuế quan nặng hơn

Mỹ - Ukraine sắp ký thoả thuận khoáng sản lịch sử: Cơ hội hay cạm bẫy?
Có thể bạn quan tâm

Khởi tố 13 đối tượng chiếm đoạt tài khoản Facebook để bán, thu lợi hơn 22,7 tỷ đồng
Pháp luật
20:14:43 29/04/2025
Tử vi 3 con giáp may mắn nhất thứ Tư (30/4): Thăng hạng tiề.n tài, cuộc sống sung túc
Trắc nghiệm
20:12:56 29/04/2025
Màn kết hợp giữa NSND Thanh Hoa và Hòa Minzy được gọi "tuyệt tác song ca" 2 thế hệ, leo thẳng trending sau 4 ngày
Nhạc việt
20:03:08 29/04/2025
Jennie (BLACKPINK) tạo tiề.n lệ mới khi ra mắt album
Nhạc quốc tế
19:57:41 29/04/2025
Thanh Thủy, Tiến Luật, Thúy Ngân và dàn nghệ sĩ Việt tham gia diễu hành ngày 30/4: "Hòa bình đẹp như nụ cười của người dân khi nhìn thấy từng khối diễu binh, diễu hành!"
Sao việt
19:55:01 29/04/2025
Đoạn clip ghi lại thời điểm lửa bùng phát khiến 3 người t.ử von.g trong vụ cháy nhà ở Hà Nội
Netizen
19:23:02 29/04/2025
Xung đột Hamas-Israel: Ai Cập thúc đẩy sáng kiến ngừng bắ.n mới tại Gaza

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Chủ tịch nước đặc xá cho 8.055 phạm nhân
Tin nổi bật
18:02:11 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lậ.t mặ.t 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025