Toan tính thực sự của Mỹ ở Syria
Sự hiện diện của Mỹ ở Syria là nhằm mục tiêu đánh bại IS như những gì Washington tuyên bố hay đằng sau đó còn có những toan tính gì khác?
Phát biểu tại bữa tối trong lễ kỷ niệm thường niên lần thứ 36 của Viện Do Thái về An ninh Quốc gia Mỹ tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã khẳng định “đánh bại IS từng là mục tiêu chủ yếu của chúng tôi và đây vẫn tiếp tục là ưu tiên hàng đầu nhưng hiện giờ chúng tôi bổ sung thêm 2 mục tiêu khác nữa. Đó là tìm kiếm một giải pháp chính trị và hòa bình cho cuộc xung đột Syria cũng như khiến các lực lượng của Iran phải rút khỏi đây”.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: AFP
Mỹ và Israel đã cáo buộc Tehran tăng cường ảnh hưởng lên Syria bằng cách ủng hộ lực lượng dân quân Hồi giáo dòng Shiite cũng như hỗ trợ Tổng thống Assad chống lại khủng bố. Ông Pompeo cảnh báo thêm rằng Mỹ không có ý định tài trợ cho quá trình tái thiết Syria cho đến khi Iran rút quân.
“Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: Nếu Syria không đảm bảo lực lượng Iran rút quân hoàn toàn khỏi đây, quốc gia này sẽ không nhận được bất cứ đồng nào từ Mỹ để tái thiết đất nước”, ông Pompeo khẳng định.
Video đang HOT
Lầu Năm Góc lâu nay duy trì nhiệm vụ đánh bại IS như một nhiệm vụ chính ở Syria. Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí đã hợp tác với Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục tiêu tiêu diệt hết những tay súng cực đoan của IS – tổ chức khủng bố từng chiếm giữ hơn 1 nửa lãnh thổ Iraq và Syria.
Trong khi các cuộc tấn công và sự hỗ trợ hạn chế của Mỹ với lực lượng đối lập chống chính phủ Syria hầu như không thay đổi được tình hình khu vực thì sự ủng hộ của Nga và Iran đã ủng hộ lực lượng vũ trang của Tổng thống Assad chiếm lại hầu hết lãnh thổ Syria. Nhiều quốc gia cũng đã từ bỏ yêu sách buộc ông Assad phải từ chức như một điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán hòa bình.
Chính quyền Tổng thống Trump không chỉ có nhiều tham vọng trong việc buộc Syria phải thay đổi chế độ mà còn kiên quyết phản đối sự ảnh hưởng của Iran tại đây. Quay lại thời điểm hồi tháng 1/2018, cựu Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson dường như coi việc kiềm chế ảnh hưởng của Iran như một nhiệm vụ của Mỹ ở Syria và những lời tuyên bố gần đây của ông Pompeo một lần nữa khẳng định lại nhiệm vụ này. Tháng 5/2018, ông Trump đã quyết định rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân 2015 với Iran bất chấp lời kêu gọi ở lại của các đồng minh châu Âu cũng như Trung Quốc và Nga.
Chính sách của Mỹ dường như có nhiều điểm tương đồng với Israel trong vấn đề Iran khi cả hai đều coi quốc gia này là mối đe dọa lâu dài. Trong nhiều năm, Israel đã đánh bom các địa điểm nghi ngờ có liên quan đến Iran ở Syria và khẳng định sẽ tiếp tục hành động này, bất chấp việc gần đây Nga chuyển giao hệ thống tên lửa đất đối không S-300 cho lực lượng vũ trang Syria sau khi Nga đổ lỗi cho Israel liên quan đến vụ chiếc máy bay trinh sát quân sự IL-20 bị bắn hạ ngoài khơi Syria hồi tháng 9/2018.
Tuần trước, chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ tại Trung Đông Joseph Votel nhận định rằng sứ mệnh của ông là “tập trung vào việc đánh bại IS ở Syria” nhưng cũng khẳng định thêm rằng: “Tôi cho rằng chúng tôi đang đóng vai trò gián tiếp trong việc tăng cường chiến dịch gây sức ép lớn hơn với Iran”. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, một người theo đuổi chính sách cứng rắn với Iran trong một thời gian dài, chia sẻ vào tháng 9/2018 rằng: “Chúng tôi sẽ không rời đi nếu như quân đội Iran trong đó có lực lượng dân quân và quân ủy nhiệm vẫn ở ngoài biên giới Iran”./.
Kiều An
Theo VOV.VN/ Newsweek
Nga mong muốn quân đội các nước rút khỏi Syria
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 3/10 tuyên bố Moskva muốn tất cả lực lượng nước ngoài, bao gồm cả quân đội Nga, sẽ dần dần rút khỏi Syria.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Moskva mong muốn toàn bộ quân đội nước ngoài và quân đội Nga rút khỏi Syria. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một diễn đàn năng lượng tại thủ đô Moskva, Tổng thống Putin nhấn mạnh các bên liên quan cuộc xung đột Syria cần đảm bảo toàn bộ binh sỹ nước ngoài phải rời khỏi quốc gia Trung Đông này sau khi chủ nghĩa khủng bố bị tiêu diệt hoàn toàn.
Tổng thống Putin khẳng định: "Chúng ta cần nỗ lực đảm bảo không còn sự hiện diện của binh sỹ từ các nước thứ ba trên lãnh thổ Syria và chúng ta cần xúc tiến việc này. Dĩ nhiên, Nga cũng nằm trong số đó nếu Chính phủ Syria thông qua quyết định như vậy".
Tổng thống Nga cũng chỉ trích sự hiện diện của binh sĩ Mỹ tại Syria là hành động vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc. Theo Tổng thống Putin, Mỹ có hai lựa chọn để cải thiện tình hình, đó là thuyết phục Damascus cho phép ở lại Syria hoặc nhận được sự ủy nhiệm từ Liên hợp quốc.
Trong khi đó, cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman nhấn mạnh nước này không thể từ bỏ các chiến dịch ở Syria. Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Kan, ông Lieberman nhấn mạnh Tel Aviv cần bảo vệ các lợi ích quốc gia và sẽ không đưa ra những nhượng bộ liên quan tới các lợi ích an ninh của Israel. Tuy nhiên, quan chức này cũng khẳng định chừng nào lợi ích của Israel còn nguyên vẹn, nước này sẽ "không bao giờ tiến hành bất kỳ hành động nào".
Cũng theo ông Lieberman, điều quan trọng với Israel hiện nay là khôi phục mối quan hệ làm việc với Nga, từ đó hai bên có thể sử dụng tích cực đường dây nóng để ngăn ngừa xung đột.
Quan hệ giữa Nga và Israel liên quan tình hình Syria leo thang căng thẳng sau khi máy bay do thám IL-20 của Nga hôm 17/9 bị bắn hạ trên Địa Trung Hải khiến 15 quân nhân Nga thiệt mạng. Moskva cáo buộc Israel có lỗi trong việc gây ra thảm họa này.
Bên cạnh đó, giới phân tích nhận định việc Nga cung cấp hệ thống S-300 cho Syria cũng đẩy quan hệ giữa Moskva và Tel Aviv rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ thời điểm khôi phục quan hệ ngoại vào năm 1991.
Minh Ngọc
Theo TTXVN
Sóng gió "dữ dội" cơ hội đột phá Syria Jordan Nhiều thông tin đa chiều về việc mở lại cửa khẩu Nassib giữa Syria và Jordan. Truyền thông nhà nước Syria ngày 29/9 cho biết cửa khẩu biên giới Nassib nối nước này với Jordan sẽ mở cửa trở lại vào ngày 10/10, ba năm sau khi tuyến đường thương mại này bị lực lượng nổi dậy kiểm soát và phải đóng cửa....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Ông Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông Trump

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

Phim ngôn tình ngược tâm xứng đáng nổi tiếng hơn: Nam chính vừa đẹp vừa ngầu, đỉnh ăn đứt tiểu thuyết
Phim châu á
23:56:41 20/05/2025
Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát
Pháp luật
23:50:59 20/05/2025
Thiếu gia tập đoàn Samsung sở hữu 18.000 tỷ: Tổng tài siêu ngầu từ phim đến đời
Hậu trường phim
23:48:42 20/05/2025
Diễn viên phim nóng '50 sắc thái' khoe nhan sắc cực phẩm trên thảm đỏ
Sao âu mỹ
23:45:54 20/05/2025
Ca sĩ nhí vừa biểu diễn cùng Hòa Minzy trên Quảng trường Ba Đình là ai?
Nhạc việt
23:20:41 20/05/2025
"Tiểu Jennie" bị fan ghẻ lạnh, công ty hất hủi, BLACKPINK cũng không cứu nổi?
Sao châu á
23:13:56 20/05/2025
Kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất cho công ty của chồng Đoàn Di Băng
Tin nổi bật
23:13:55 20/05/2025
Người đàn ông cùng lúc mắc 2 loại ung thư dạ dày, thực quản
Sức khỏe
22:56:57 20/05/2025
Mẹ hai con từ chối hẹn hò nam nhạc công kém tuổi
Tv show
22:49:15 20/05/2025
Động thái đầu tiên gây bất ngờ của bà Phạm Kim Dung giữa lúc Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt
Sao việt
22:42:24 20/05/2025