Tốn 7,2 triệu đồng học chỉ bồi dưỡng môn Khoa học tự nhiên cũng chỉ để cho có

Tiếng là học Môn Khoa học tự nhiên nhưng lại ghi chép kiến thức của 3 môn ra 3 cuốn vở riêng biệt, bởi nếu ghi chung 1 cuốn vở học sinh sẽ không thể ôn tập được.

Các địa phương trên cả nước đã bước vào vào năm học mới được gần 2 tháng. Tuy nhiên, việc dạy các môn tích hợp như thế nào vẫn khiến cả giáo viên lẫn lãnh đạo nhà trường lúng túng. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm học 2021-2022 là tiếp tục triển khai chương trình và sách giáo khoa mới ở lớp 2 và lớp 6, trong đó lớp 6 có môn học mới tích hợp Lịch sử và Địa lý (gồm 2 phân môn Lịch sử, Địa lý) và môn Khoa học tự nhiên (gồm 2 phân môn Vật lý – Hóa học – Sinh học).

Nhưng hiện nay, môn Khoa học tự nhiên có 3 giáo viên dạy tương ứng với 3 phân môn Vật lý, Hóa học và Sinh học dạy song song. Mặt khác, ngoài dạy 1 phân môn trong môn tích hợp mới ở lớp 6, các thầy cô vẫn phải đảm nhiệm dạy các đơn môn Vật lý, Hóa học và Sinh học của lớp 7, 8, 9 theo chương trình cũ khiến nhiều trường lúng túng trong việc xếp thời khóa biểu.

Tốn 7,2 triệu đồng học chỉ bồi dưỡng môn Khoa học tự nhiên cũng chỉ để cho có - Hình 1

Ngoài dạy tích hợp, giáo viên vẫn đảm nhiệm dạy các đơn môn Vật lý, Hóa học và Sinh học của lớp 7, 8, 9 theo chương trình cũ khiến nhiều trường lúng túng trong việc xếp thời khóa biểu. Ảnh minh họa.

Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với cô N.N.A (xin không nêu tên), giáo viên dạy môn Hóa, chủ nhiệm lớp 6 tại một Trường trung học cơ sở ở tỉnh Đồng Tháp. Cô N.N. A. chia sẻ:

“Tôi là giáo viên dạy Hóa với gần 20 năm đứng lớp, nhưng giờ đây tôi phải dạy thêm cả môn Sinh học và Vật lý, chính vì vậy tôi đã phải học một lớp bồi dưỡng giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên Trung học cơ sở tại Trường Đại học Đồng Tháp gồm 36 tín chỉ hết 7,2 triệu đồng.

Kết thúc khóa học, tôi thật sự thấy mình không thể dạy nổi bởi một giáo viên không thể nào đào sâu chuyên môn của cả 3 môn cùng một lúc. Tôi nghĩ đây cũng là điều mà rất nhiều giáo viên giống như tôi trên cả nước đang gặp phải.

Hiện tại trường trung học cơ sở nơi tôi đang giảng dạy, với môn Khoa học tự nhiên đang được triển khai dạy nối tiếp, bởi chưa có đủ mặt bằng về trình độ môn Khoa học tự nhiên, vậy nên giáo viên Lý dạy trước, rồi đến môn Hóa và như tôi là kiêm thêm cả dạy Sinh học luôn. Nói là dạy luôn nhưng theo kiểu có gì trong sách giáo khoa tôi nói theo như vậy, chứ thực tế tôi không hề biết gì về môn Sinh học. Tính ra tôi phải dạy 21 tiết trong 1 tuần.

Được đào tạo chuyên môn Sư phạm Hóa, tôi rất hứng thú nên thường xuyên đào sâu nghiên cứu, nhưng giờ đây cầm cuốn sách Lý hay Sinh tôi không hiểu được, từ đó không có hứng thú. Và cũng như tôi, các giáo viên dạy Lý và Sinh trong trường cũng phải đi học thêm để về dạy cả 3 phân môn trong môn tích hợp Khoa học tự nhiên.

Có thể hiểu, từ nay 3 giáo viên dạy đơn môn sẽ trở thành 3 giáo viên dạy Khoa học tự nhiên, nhưng về kiến thức 2 môn “trái ngành” kia thì chỉ dạy ở mức cho có, nói lại theo sách giáo khoa chứ thực chất thầy cô cũng không hiểu sâu, như vậy thì làm sao có kiến thức để truyền đạt được cho học trò?

Bản thân tôi khi dạy trên lớp môn Sinh, có những câu học trò hỏi nhưng tôi có biết gì đâu mà trả lời, mặc dù đã rất cố gắng nhưng cũng không có đủ thời gian bởi tôi còn đang phải đào sâu về môn Hóa của mình. Hơn nữa nói là giảm tải nhưng tôi thấy đâu có giảm mà còn tăng thêm, ví dụ: Về môn Hóa, theo chương trình cũ cuốn sách giáo khoa khá mỏng, nhưng học sinh nào cũng đều nắm vững kiến thức. Nhưng hiện tại cuốn sách dày hơn chút, in đẹp hơn chút nhưng thực sự kiến thức rỗng tuếch.

Bây giờ lớp 6 phải học Khoa học tự nhiên, theo tôi không khác gì mô hình mà Bộ đã từng thí nghiệm dạy học VNEN mà theo tôi là đã thất bại, vì không phù hợp với tình hình thực tế địa phương, cơ sở vật chất không đảm bảo, điều kiện kinh tế mỗi học sinh không thể đáp ứng được theo xu thế thế giới. Tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền từ mô hình sáo rỗng, nhiều tỉnh thành đều yêu cầu dừng vì không thể thực hiện”

Về việc soạn giáo án môn Khoa học tự nhiên 6, cô N.N.A nói: “Bình thường, chuyên môn của tôi là dạy Hóa, đương nhiên tôi soạn giáo án sẽ chất lượng vì tôi biết và hiểu về môn Hóa, nhưng giờ đây tôi đâu có biết gì về Lý và Sinh để mà soạn? Một điều nữa khá nguy hiểm là trong trường không có ai đủ trình độ để nghiệm thu giáo án môn Khoa học tự nhiên này do tôi soạn.

Thực tế, Tổ trưởng và Tổ phó tổ Khoa học tự nhiên của tôi lại có chuyên môn về Sinh, vậy nên dẫn đến việc các thầy kiểm tra giáo án chỉ nhìn các gạch đầu dòng, đề mục 1 nhỏ, 2 nhỏ là gì mà thôi, chứ hoàn toàn không biết nội dung bên trong thế nào. Chất lượng tiết dạy chỉ trông chờ vào thầy cô, nhưng đến thầy cô còn không hiểu thì thử hỏi làm sao mà truyền đạt được kiến thức cho học trò?”.

Video đang HOT

Tốn 7,2 triệu đồng học chỉ bồi dưỡng môn Khoa học tự nhiên cũng chỉ để cho có - Hình 2

Học sinh lớp 6 Trung học cơ sở tại Hà Nội. Ảnh minh họa: Tùng Dương.

Sách giáo khoa còn thiếu

Cô N.N.A cho biết: “Đến bây giờ vào năm học được gần 2 tháng, nhưng thư viện nhà trường vẫn chưa có sách cho giáo viên và sách bài tập, tôi ra ngoài mua nhưng giá 1 bộ cho tất cả các môn cho giáo viên quá cao tới gần 600 nghìn đồng, mua lẻ 1 cuốn Khoa học tự nhiên 6 thì họ không bán. Toàn bộ các thầy cô phải dùng sách online nên khá bất tiện.

Vấn đề chấm điểm môn Khoa học tự nhiên, cho đến thời điểm này cũng chưa thấy ai hướng dẫn phải chấm thế nào, môn Hóa thì tôi còn chấm được vì đó là chuyên môn, còn Sinh học và Vật lý thì thật sự tôi không viết phải chấm điểm sao cho chuẩn.

Mỗi chủ đề trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 đều có bài kiểm tra giữa và cuối kì, ví dụ: Học kì 1 môn Lý dạy một đoạn, và môn Hóa dạy một đoạn, vậy 2 thầy cô phải ngồi với nhau để thống nhất ôn tập thế nào cho học sinh làm bài kiểm tra. Một đồng nghiệp dạy môn Lý cùng với tôi ở trường đã nói: Môn Lý của tôi chấp nhận học sinh ở mức 5 điểm, còn cô dạy Hóa muốn học sinh của mình được điểm cao thì tự đi mà ôn tập, tôi không tham gia.

Tạm tính thời gian 4 tuần đầu năm học, học sinh sẽ học môn Lý, rồi 11 tuần tiếp theo sẽ học môn Hóa, nhưng sau thời gian dài như vậy khi kiểm tra lại phần môn Lý, nhưng vấn đề khó khăn nhất ở đây là học sinh có nhớ được kiến thức hay không thì không ai đảm bảo bởi các em đã tạm không học qua một thời gian rất dài. Và cứ như vậy mọi chuyện lại diễn ra theo trình tự ở học kì 2.

Trong một bài kiểm tra sẽ có 3 phần kiến thức tương ứng với 3 môn Lý, Hóa và Sinh, và đương nhiên sẽ có 3 thầy cô chấm cùng 1 bài kiểm tra, người này chấm xong sẽ chuyển cho người khác chấm tiếp, bởi chưa có một thầy cô nào đủ trình độ để chấm điểm được cả 3 môn mặc dù đã có chuyên môn là Hóa.

Nói cho đúng thì 36 tín chỉ tôi đã học cũng chỉ là đối phó, là hình thức, bởi trong 4 năm học đại học sư phạm tôi không được đào tạo dạy môn Khoa học tự nhiên, nhưng những kiến thức phổ thông là do tôi tích lũy được qua 12 năm đi học, để bây giờ dùng kiến thức đó dạy học sinh. Giờ lại nói chỉ hơn 10 buổi học đã có 36 tín chỉ để dạy 2 môn còn lại là Vật lý và Sinh học thì làm sao mà đủ kiến thức được, và cũng không thể đánh giá được thực chất trình độ của một học sinh ở bộ môn Khoa học tự nhiên này.

Ngay như việc tập huấn giáo viên, tôi thấy mô-đun không đâu vào đâu khiến cho các thầy cô rất nản, tập huấn chỉ chú trọng vào mặt hình thức của giáo án, còn phần chuyên môn kiến thức chúng tôi không được tập huấn. Nói là tập huấn giáo viên hoàn thiện về phương pháp, kĩ thuật dạy học tích hợp, nhưng thực chất đối với một lớp có học lực trung bình, hoặc một lớp khá giỏi thì tập huấn đều chung một phương pháp, không có sự khác biệt”.

Tốn 7,2 triệu đồng học chỉ bồi dưỡng môn Khoa học tự nhiên cũng chỉ để cho có - Hình 3

Nhiều giáo viên rất lúng túng khi dạy môn Khoa học tự nhiên. Ảnh minh họa: Tùng Dương.

Học 1 môn học nhưng phải ghi ở 3 cuốn vở

Cũng về vấn đề này, thầy N.H. L – Giáo viên dạy Vật lý một trường Trung học cơ sở ở Thành phố Vũng Tàu cho biết khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Theo thầy N.H.L: “Hiện nay, trường chúng tôi đang rất thiếu giáo viên nên việc bố trí càng bị động, do đó, việc triển khai 2 môn tích hợp ở lớp 6 là Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý rất khó khăn.

Một khó khăn nữa là khi bố trí các chủ đề dạy học theo các phần trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên không hợp lí, dẫn tới các kiến thức không khớp theo logic của chương trình. Ví dụ, môn Sinh học 2 tiết, Hóa học 1 tiết, môn Vật lý 1 tiết trong tuần dẫn tới kiến thức của học sinh chưa đủ.

Ngay như việc phải phân công sao cho nhịp nhàng giữa các bộ môn tích hợp. Nếu nhà trường bố trí không liền mạch các chương kiến thức thì học sinh khó nắm bắt được, nhưng nếu bố trí theo mạch của một lớp thì không đủ giáo viên để dạy các lớp khác. Đó là điều khiến cho các giáo viên rất vất vả nhưng hiệu quả lại không được như mong muốn.

Hơn nữa, chuyên môn của tôi là Vật lý và phần này tôi đảm bảo sẽ dạy rất tốt, học sinh sẽ rất thích vì đó là chuyên môn của tôi, nhưng với 2 môn còn lại trong tổ hợp là Sinh và Hóa thì tôi không có chuyên môn, có dạy thì cũng chỉ là cho có, bởi có nghiên cứu thì tôi cũng không thể hiểu sâu được bằng những giáo viên dạy 2 môn này.

Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được hướng dẫn từ “trên” và bản thân các thầy cô trong Tổ Khoa học tự nhiên cũng chưa thống nhất được khi ra đề bài kiểm tra định kỳ phải làm đề chung thế nào, bộ môn nào chấm hay cả 3 thầy cô cùng ra đề rồi chấm, và ai sẽ là người chịu trách nhiệm với điểm của bài thi đó, ai chịu trách nhiệm lời phê và ký trong học bạ của học sinh?”.

Thầy N.H. L băn khoăn: “Tôi không hiểu tích hợp để làm gì khi thực chất sách giáo khoa Khoa học tự nhiên vẫn chia các phân môn độc lập với các mạch kiến thức riêng của từng môn? Như vậy chỉ là in 3 phần kiến thức của 3 môn vào cùng 1 cuốn sách giáo khoa, trước đây là riêng 3 cuốn sách. Như vậy chỉ là nói tích hợp mà thôi chứ cách dạy và kiến thức vẫn như cũ.

Ngay như học sinh trường tôi, các em mang tiếng là học môn Khoa học tự nhiên nhưng lại ghi chép kiến thức của 3 môn ra 3 cuốn vở riêng biệt, bởi nếu ghi chung 1 cuốn vở sẽ không thể ôn tập được bởi các phần kiến thức không liền mạch. Theo tôi đó cũng là bất cập. Hơn nữa, việc xây dựng, triển khai kế hoạch dạy học song song như hiện nay, học sinh cùng lúc bắt đầu học các chủ đề, như vậy, sự liên kết giữa các chủ đề bị phá vỡ làm mất tính logic của nội dung chương trình, học sinh sẽ rất khó học”.

Dạy môn Khoa học tự nhiên: Bố trí thời khóa biểu phù hợp, bảo đảm logic của Chương trình

Ngày 5/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã có buổi làm việc, trao đổi trực tuyến với một số phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội liên quan đến triển khai dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6.

Dạy môn Khoa học tự nhiên: Bố trí thời khóa biểu phù hợp, bảo đảm logic của Chương trình - Hình 1


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ trao đổi trực tuyến với một số phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội.

Chạy chương trình đúng tiến độ

Triển khai dạy học môn Khoa học tự nhiên, Trường THCS Ngô Gia Tự, quận Long Biên đã bố trí được thời khóa biểu hợp lý, chạy chương trình đúng tiến độ và cả 4 khối 6, 7, 8, 9 đều không bị đẩy tiết.

Chia sẻ cách triển khai, cô hiệu trưởng Vũ Thị Hải Yến cho biết: Phần giới thiệu về bộ môn Khoa học tự nhiên được dạy từ tuần 1 đến tuần 4 với 4 tiết/tuần (2 tiết do giáo viên Vật lý thực hiện, 2 tiết do giáo viên Sinh học thực hiện).

Từ tuần 5 đến tuần 10 dạy chương "Chất và sự biến đổi của Chất", bố trí giáo viên chuyên môn Hóa học đảm nhận, thời lượng 4 tiết/tuần.

Tuần 11 đến tuần 18 dạy chương "Vật sống", bố trí giáo viên chuyên môn Sinh học đảm nhiệm, thời lượng 4 tiết/ tuần. Tương tự như vậy với các tuần từ 19 đến 25.

Với cách sắp xếp tương tự, tuần 26 đến 29 bố trí giáo viên chuyên môn Vật lý dạy 4 tiết/ tuần; tuần 30-31, giáo viên chuyên môn Sinh học dạy 4 tiết/tuần; tuần 32-35, giáo viên chuyên môn Vật lý dạy 4 tiết/tuần.

Không chỉ riêng THCS Ngô Gia Tự, hiện 100% trường THCS trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đã bố trí thời khóa biểu phù hợp, bảo đảm logic của chương trình môn Khoa học tự nhiên. Theo chia sẻ của Trưởng phòng GD&ĐT Vũ Thị Thu Hà, đây là kết quả của việc nghiên cứu kĩ, triển khai sớm các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Bản thân trưởng phòng GD&ĐT cũng đọc, nghiên cứu kĩ cả 3 bộ sách giáo khoa Khoa học tự nhiên và nhận thấy đây là môn học tích hợp, nếu dạy song song sẽ rời rạc, không có mạch kiến thức, vì thế học sinh rất khó hiểu, khó hình dung, khó nhớ.

"Sau khi có sự đồng thuận của giáo viên, chúng tôi cũng phân tích, nếu dạy song song Lý, Hoá, Sinh thì sẽ phá vỡ nội dung chương trình, phá bỏ nội dung sách giáo khoa; nên quyết tâm triển khai theo hướng dạy tuần tự theo sách giáo khoa.

Giáo viên dạy Khoa học tự nhiên có thể phải tăng tiết (bình thường là 19 tiết/tuần, nhưng thầy cô dạy Khoa học tự nhiên sẽ có tuần phải dạy 20-21 tiết), nhưng thầy cô đồng thuận, chấp nhận khó khăn để bảo đảm học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức. Nhà trường cũng thay đổi thời khóa biểu và kế hoạch dạy học theo tháng cho phù hợp với thực tế dạy học" - cô cô Vũ Thị Hải Yến chia sẻ.

Như vậy, theo cô Vũ Thị Hải Yến, việc dạy học bảo đảm đủ 140 tiết/năm, đồng thời bảo đảm tính logic của chương trình Khoa học tự nhiên.

Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Gia Tự chia sẻ thêm: Trước khi triển khai dạy học, nhà trường đã nghiên cứu kỹ các văn bản, rà soát nhân sự, sắp xếp công việc, ưu tiên giáo viên môn Sinh, Vật lý, Hoá học không phải làm nhiều các nhiệm vụ kiêm nhiệm khác, kể cả công tác chủ nhiệm, để thầy cô có đủ sức khỏe đảm nhận công việc.

Sau đó, trường tổ chức họp Hội đồng sư phạm phân tích Chương trình giáo dục phổ thông 2018, và đặc thù của bộ môn Khoa học tự nhiên để cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu, cùng chia sẻ, gánh vác chung công việc.

Không chỉ riêng THCS Ngô Gia Tự, hiện 100% trường THCS trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đã bố trí thời khóa biểu phù hợp, bảo đảm logic của chương trình môn Khoa học tự nhiên.

Theo chia sẻ của Trưởng phòng GD&ĐT Vũ Thị Thu Hà, đây là kết quả của việc nghiên cứu kĩ, triển khai sớm các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Bản thân trưởng phòng GD&ĐT cũng đọc, nghiên cứu kĩ cả 3 bộ sách giáo khoa Khoa học tự nhiên và nhận thấy đây là môn học tích hợp, nếu dạy song song sẽ rời rạc, không có mạch kiến thức, vì thế học sinh rất khó hiểu, khó hình dung, khó nhớ.

Dạy môn Khoa học tự nhiên: Bố trí thời khóa biểu phù hợp, bảo đảm logic của Chương trình - Hình 2


Đại diện các nhà trường chia sẻ về triển khai dạy học môn Khoa học tự nhiên.

Đáp ứng đúng chương trình, bảo đảm cho giáo viên giảng dạy phù hợp

Nhấn mạnh một trong những nét mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chính là môn tích hợp, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ yêu cầu các cơ sở giáo dục bố trí thời gian để tổ chức dạy học môn Khoa học tự nhiên bảo đảm đáp ứng yêu cầu, thể hiện rõ tính mới của Chương trình.

Triển khai thực hiện được trước hết cần nhận thức đầy đủ về môn học này, từ đó có sự chỉ đạo thống nhất từ Bộ GD&ĐT, Sở/Phòng GD&ĐT, đến các hiệu trưởng, lan tỏa đến giáo viên và thực hiện với quyết tâm cao. Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng phù hợp với logic sắp xếp các chủ đề của chương trình môn học và điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường.

"Cần tổ chức dạy học theo đúng tinh thần của môn Khoa học tự nhiên; trường hợp rất đặc biệt, quá khó khăn mới sắp xếp dạy song song các chủ đề, nhưng phải bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm" - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Riêng với thời khóa biểu, Thứ trưởng lưu ý cần sắp xếp linh hoạt, có thể không nhất thiết "đồng phục" 4 tiết Khoa học tự nhiên/tuần mà có thể điều chỉnh tăng, giảm sao cho phù hợp, không quá tải cho giáo viên. Khi giáo viên có giờ Khoa học tự nhiên thì các tuần đó điều chỉnh bớt 1 số tiết ở lớp khối 7, 8; các tiết này được xếp dồn vào các tuần trước, hoặc các tuần sau đó cho phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm cân đối về nội dung dạy học theo từng học kì. Lớp 9 cuối cấp nên ổn định. "Vấn đề đặt ra là phải đáp ứng đúng chương trình, bảo đảm cho giáo viên giảng dạy phù hợp" - Thứ trưởng cho hay.

Nhắc lại những điểm mới, điểm khác biệt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Thứ trưởng đồng thời lưu ý đến xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và nhấn mạnh, nội dung này được phân cấp cho nhà trường, do nhà trường quyết định; trong đó có việc sắp xếp thời khóa biểu. Cùng với đó là tinh thần sẵn sàng thay đổi của tập thể, giáo viên nhà trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; đánh giá tác động khi triển khai dạy học môn Khoa học tự nhiên...

"Với đội ngũ giáo viên hiện hành, việc xếp thời khóa biểu để dạy học môn Khoa học tự nhiên theo đúng logic của chương trình là hoàn toàn thực hiện được. Vấn đề là nhận thức và sự quyết tâm thực hiện của Hiệu trưởng, cùng tập thể sư phạm của nhà trường". Thứ trưởng nhấn mạnh và yêu cầu các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT chỉ đạo thống nhất theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, phát huy tinh thần tự chủ của các nhà trường trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, xếp thời khóa biểu bảo đảm khoa học, sư phạm, thực hiện đúng, hiệu quả, chất lượng các chương trình môn học, hoạt động giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Dụi mắt nhận không ra visual tiểu thư nhà siêu mẫu Vbiz, tuổi 18 khác lạ thế này!Dụi mắt nhận không ra visual tiểu thư nhà siêu mẫu Vbiz, tuổi 18 khác lạ thế này!
19:21:48 10/05/2025
Ngân 98 "nghiện" phẫu thuật thẩm mỹ, chuẩn bị "đập mặt xây lại" lần thứ 12Ngân 98 "nghiện" phẫu thuật thẩm mỹ, chuẩn bị "đập mặt xây lại" lần thứ 12
18:24:53 10/05/2025
Em gái Tây của Đặng Văn Lâm bùng nổ visual tuổi 18, khí chất mỹ nữ sang chảnh, chân dài nuột nà đẹp hút hồnEm gái Tây của Đặng Văn Lâm bùng nổ visual tuổi 18, khí chất mỹ nữ sang chảnh, chân dài nuột nà đẹp hút hồn
16:32:28 10/05/2025
Ý Nhi bị fan chê 'con ghẻ' quốc gia, ra quốc tế được dì Ly ưu ái, Crown đến gần?Ý Nhi bị fan chê 'con ghẻ' quốc gia, ra quốc tế được dì Ly ưu ái, Crown đến gần?
16:24:40 10/05/2025
Một cầu thủ U23 VN ly dị vợ, Vũ Tiến Long liền bị réo tên vì 1 lý do!Một cầu thủ U23 VN ly dị vợ, Vũ Tiến Long liền bị réo tên vì 1 lý do!
16:33:17 10/05/2025
Tài xế lái container rời đi sau khi gây tai nạn chết ngườiTài xế lái container rời đi sau khi gây tai nạn chết người
18:22:14 10/05/2025
Con dâu nổi tiếng đại gia Bắc Giang công bố hình ảnh giấu kín suốt 10 thángCon dâu nổi tiếng đại gia Bắc Giang công bố hình ảnh giấu kín suốt 10 tháng
16:30:55 10/05/2025
Sau tiếng nổ lớn, phát hiện 2 người tử vong ở TP Thủ ĐứcSau tiếng nổ lớn, phát hiện 2 người tử vong ở TP Thủ Đức
18:10:39 10/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bắt tạm giam 22 đối tượng "bay lắc" tại bar Paris Night club

Bắt tạm giam 22 đối tượng "bay lắc" tại bar Paris Night club

Pháp luật

22:02:09 10/05/2025
Ngày 10/5, Cơ quan CSĐT Công an Bình Thuận cho biết đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam 22 đối tượng về hành vi chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, xảy ra tại quán bar Paris Night Club (thuộc phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, Bìn...
4 mỹ nhân Cần Thơ nức tiếng, một hoa hậu cao 1,85m giành vương miện thế giới

4 mỹ nhân Cần Thơ nức tiếng, một hoa hậu cao 1,85m giành vương miện thế giới

Sao việt

21:59:52 10/05/2025
4 người đẹp Bảo Ngọc, Đặng Thu Thảo, Kiều Duy và Kim Duyên làm rạng danh quê hương Cần Thơ khi chinh phục các đấu trường sắc đẹp trong nước và quốc tế.
Không nhận ra NSƯT Thái Sơn - bố Bình của 'Cha tôi người ở lại'

Không nhận ra NSƯT Thái Sơn - bố Bình của 'Cha tôi người ở lại'

Tv show

21:56:55 10/05/2025
NSƯT Thái Sơn, Thái Vũ và Ngọc Huyền của Cha tôi người ở lại sẽ cùng xuất hiện trong Khách sạn 5 sao lúc 12h trưa Chủ nhật ngày 11/5 trên VTV3.
TP HCM: Tai nạn nghiêm trọng ở quận 12 tối nay

TP HCM: Tai nạn nghiêm trọng ở quận 12 tối nay

Tin nổi bật

21:45:48 10/05/2025
Sáng cùng ngày, một vụ va chạm giao thông cũng xảy ra trên Nguyễn Văn Bá, phường Trường Thọ, TP Thủ Đức. Hậu quả, ông P. (58 tuổi, quê Vĩnh Long) tử vong.
12 mẫu thời trang hè trẻ trung, gợi cảm cho người mệnh Hỏa

12 mẫu thời trang hè trẻ trung, gợi cảm cho người mệnh Hỏa

Thời trang

21:38:55 10/05/2025
Trang phục màu đỏ vẫn chứng tỏ được sức hút mạnh mẽ khi bước sang mùa hè. Tượng trưng cho sự trẻ trung, tươi tắn, rất phù hợp với không khí của những chuyến du lịch.
Ý Nhi lên đồ cực chuẩn, tự tin đọ sắc cùng dàn người đẹp tại Miss World 2025

Ý Nhi lên đồ cực chuẩn, tự tin đọ sắc cùng dàn người đẹp tại Miss World 2025

Phong cách sao

21:35:31 10/05/2025
Khi đặt lên bàn cân so sánh, Hoa hậu Ý Nhi được nhận xét không hề thua kém về nhan sắc so với nhiều thí sinh khác tại Miss World 2025.
Chúc Tự Đan: Mỹ nhân flop nhất cbiz, 1 năm ra 6 phim vẫn không nổi tiếng

Chúc Tự Đan: Mỹ nhân flop nhất cbiz, 1 năm ra 6 phim vẫn không nổi tiếng

Sao châu á

21:26:39 10/05/2025
Chúc Tự Đan sinh ngày 15/4/1992 tại thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Chúc Tự Đan bắt đầu học khiêu vũ từ nhỏ và sau trung học cơ sở, cô được nhận vào một trường cao đẳng chuyên nghiệp để tiếp tục học múa.
Brad Pitt chiếm spotlight MV mới của Rosé, cảnh 18+ cực sốc, nhan sắc miễn chê

Brad Pitt chiếm spotlight MV mới của Rosé, cảnh 18+ cực sốc, nhan sắc miễn chê

Sao âu mỹ

21:25:44 10/05/2025
Ngay khi Rosé tung ra MV mới đã được công chúng đón nhận hết sức nhiệt tình. Nhưng điều mà họ chú ý nhất vẫn là loạt phân cảnh táo bạo của người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh - Brad Pitt.
Mặt gầy để kiểu tóc nào đẹp?

Mặt gầy để kiểu tóc nào đẹp?

Làm đẹp

21:24:45 10/05/2025
Tuy nhiên, nếu không chọn đúng kiểu tóc, khuôn mặt gầy có thể dễ trở nên hốc hác, thiếu sức sống và mất đi sự cân đối. Vậy mặt gầy để kiểu tóc nào đẹp, tôn lên ưu điểm và khắc phục những điểm yếu?
Toyota 'khai tử' toàn bộ xe Corolla chạy thuần xăng

Toyota 'khai tử' toàn bộ xe Corolla chạy thuần xăng

Ôtô

21:19:51 10/05/2025
Phiên bản G, có cả kiểu thân xe sedan và Touring (wagon), được trang bị đèn sương mù LED và bộ vành nhôm 16 inch mới. Trong khi đó, phiên bản X cơ sở vẫn giữ nguyên vành thép 15 inch với chụp mâm xe.
LEAD 125 2025 trình làng tại Nhật Bản, 'lột xác' thiết kế mới sang trọng

LEAD 125 2025 trình làng tại Nhật Bản, 'lột xác' thiết kế mới sang trọng

Xe máy

21:07:51 10/05/2025
Ở phiên bản năm 2025, kiểu dáng bên ngoài của xe đã được tinh chỉnh, với thiết kế mới cho phần tay nắm sau và mặt trước xe. Logo tên xe ở bên hông cũng được thiết kế lại, tạo nên sự thay đổi nhẹ nhưng vẫn giữ được nét quen thuộc đặc trư...