Tổng Bí thư: Chống tham nhũng chịu sức ép rất lớn từ nhiều phía
Sáng nay (25.6), phát biểu khai mạc Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết cuộc đấu tranh PCTN còn khó khăn, phức tạp, gian khổ, lâu dài, đầy thử thách, chịu sức ép rất lớn từ rất nhiều phía.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (ảnh IT).
Sáng nay tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị toàn quốc về công tác PCTN, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN dự và chủ trì Hội nghị.
Phát biểu khai mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Hội nghị lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ kiểm điểm việc thực hiện những nhiệm vụ từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng đến nay về công tác PCTN mà còn bàn phương hướng từ đây cho tới hết nhiệm kỳ, do đó Hội nghị có ý nghĩa sâu sắc hơn.
“Nhìn lại 5 năm qua kể từ khi thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, chúng ta đã làm được gì? Rồi lần trước chúng ta đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác PCTN vào tháng 5.2014, đến nay nhìn lại xem có bước tiến gì, còn những hạn chế, khó khăn, khuyết điểm gì, cho chúng ta kinh nghiệm gì và sắp tới làm sao để tiếp tục, không chỉ duy trì, mà còn đẩy mạnh chống giặc nội xâm đang ở giai đoạn hết sức quan trọng, quyết liệt”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Vẫn theo Tổng Bí thư, Hội nghị lần này không chỉ có ý nghĩa động viên, khích lệ về mặt tinh thần mà còn bàn những công việc thiết thực, cụ thể để đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh PCTN, lãng phí mà nhân dân hết sức quan tâm, hy vọng, chờ đợi.
Nhắc lại Hội nghị toàn quốc về công tác PCTN vào tháng 5.2014, Tổng Bí thư cho rằng, Hội nghị lần đó có ý nghĩa mở đường, định hướng, có nhìn lại công tác thực tế nhưng chưa nhiều, vấn đề chính là thống nhất những phương hướng để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh PCTN. Từ đấy, mở ra bước phát triển mới nên cần phải nhìn lại, sơ kết để chúng ta đi tiếp.
“Cuộc chiến này còn khó khăn, phức tạp, gian khổ, lâu dài, đầy thử thách, chịu sức ép rất lớn từ rất nhiều phía. Cho nên, tôi nói hội nghị của chúng ta quan trọng là như vậy”, Tổng Bí thư nhấn mạnh và mong rằng, sau hội nghị này có bước tiến mới, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả cao hơn.
Vẫn theo Tổng Bí thư, dư luận mấy hôm nay đã quan tâm, trông đợi, xem hội nghị này đi đến được kết luận gì? Sắp tới, liệu có tiếp tục phát triển được không. Tổng Bí thư đề nghị, sau khi nghe báo cáo chung về công tác PCTN trong thời gian vừa qua, hội nghị thảo luận một cách thiết thực.
“Xin chúc hội nghị của chúng ta thành công, thành công theo nghĩa cuối hội nghị này phải mang lại bước chuyển biến thật sự mới trong đời sống xã hội, một hội nghị phải có ý nghĩa bổ ích, thiết thực, nếu chung chung là không thành công”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Video đang HOT
Theo báo cáo tình hình, kết quả công tác PCTN, sau hơn 4 năm thực hiện kết luận của Tổng Bí thư, hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, với quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước; sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt, vừa khẩn trương, tích cực, vừa bài bản, chặt chẽ; sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành; sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, báo chí và nhân dân, công tác PCTN đã có một bước tiến mạnh, đột phá, đạt được nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt.Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, “có chiều hướng thuyên giảm”, củng cố niềm tin và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cán bộ, đảng viên, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”, báo cáo nêu.Từ năm 2014 đến nay, qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi trên 260 ngàn tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự hơn 340 vụ, 436 đối tượng; trong đó từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã kiến nghị thu hồi trên 165 ngàn tỷ đồng và 12 ngàn ha đất; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 194 vụ, 335 đối tượng liên quan đến tham nhũng, kinh tế.Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã thành lập 31 đoàn kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại 63 địa phương và 4 Đảng ủy, Ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương. Qua kiểm tra, giám sát, kiến nghị chỉ đạo xử lý 452 vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế.Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, đến nay đã kết thúc điều tra, truy tố và đưa ra xét xử sơ thẩm 35 vụ án/440 bị cáo, với 11 án tử hình cho 10 bị cáo; 20 án chung thân cho 19 bị cáo; 7 bị cáo bị phạt tù với mức án 30 năm; 393 bị cáo bị phạt tù từ 12 tháng đến dưới 30 năm; cải tạo không giam giữ 7 bị cáo; cảnh cáo 2 bị cáo.Trong đó, nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp được điều tra, truy tố, xét xử nghiêm khắc, đúng pháp luật, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Điển hình là các vụ án: Vũ Quốc Hảo, Vũ Việt Hùng, Dương Chí Dũng, Huỳnh Thị Huyền Như, Nguyễn Đức Kiên, Lê Dũng, Châu Thị Thu Nga, Giang Kim Đạt, Trịnh Xuân Thanh, Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm, Phan Văn Anh Vũ, Đinh Ngọc Hệ, vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương….
Theo Danviet
Thu nhập đi theo đường "cặp táp" thì kê biên, thu hồi tài sản tham nhũng thế nào?
"Các khoản thu nhập không minh bạch, không đi qua ngân hàng mà đi qua đường "cặp táp", của chìm của nổi, nên không ai biết những người đó có bao nhiêu tiền để kê biên. Thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến trong đời sống xã hội, làm cho công tác nhận diện tài sản tham nhũng là rất khó khăn..."- TS. Dương Thanh Biểu đặt vấn đề.
TS. Dương Thanh Biểu- nguyên Phó viện trưởng VKSND Tối cao.
Trao đổi với PV Dân trí, TS. Dương Thanh Biểu - nguyên Phó viện trưởng VKSND Tối cao đánh giá, dưới sự chỉ đạo kiên quyết của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, công cuộc đấu tranh đối với các loại tội tham nhũng đã thu được những kết quả quan trọng. Nhiều vụ đại án đã được đưa ra xét xử, đáp ứng mong muốn của nhân dân, thể hiện tinh thần đấu tranh "không có vùng cấm". Tuy nhiên việc thu hồi tài sản sau các đại án vẫn để lại những dấu hỏi đáng lo.
- Cụ thể là gì, thưa ông?
- Theo số liệu vừa qua, các vụ án tham nhũng đã gây thiệt hại 1.521 tỷ đồng và 77.057 m2 đất, nhưng mới thu hồi được 329 tỷ, 314.000 USD và 3700 m2 đất (về tiền thì đã thu hồi đạt 22%, về đất đạt khoảng 4,8%).
Báo cáo 10 năm thi hành Luật Phòng chống tham nhũng cũng cho thấy, hơn 92% số tiền tham nhũng bị tẩu tán, không kiểm soát, thu hồi được.
Chúng ta đã từng nghe báo chí nêu nhiều vụ án tham nhũng, nhất là các vụ đại án vừa qua, Tòa án tuyên buộc bị cáo phải bồi thường rất lớn nhưng chẳng thu hồi được bao nhiêu.
Vụ án Vinashin trước đây, tòa án tuyên các bị cáo phải bồi thường 1.000 tỷ, trong đó Phạm Thanh Bình (nguyên Chủ tịch Vinashin) phải bồi thường thiệt hại cho Vinashin hơn 500 tỷ đồng, nhưng đến nay thi hành được rất ít ỏi.
Toà cũng từng tuyên Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch Vinalines phải bồi thường cho Vinalines 110 tỷ đồng và lãi trả chậm, nhưng đến nay mới thi hành được trên 21 tỷ đồng. Cách đây không lâu cơ quan thi hành án dân sự Hà Nội còn ra quyết định chưa thu hồi được số tiền trên 88,5 tỷ đồng của Dương Chí Dũng vì "đã hết tài sản".
Trong đại án liên quan đến "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như - nguyên quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank chi nhánh TP HCM có khoảng 9.000 tỷ đồng không có khả năng thi hành án...
Và gần nhất, trong vụ án Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mất 800 tỷ đồng khi góp vốn vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) vừa kết thúc xét xử sơ thẩm cách đây ít ngày, bị cáo Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐTV PVN bị TAND Hà Nội tuyên phạt 18 năm tù và buộc bồi thường 600 tỷ đồng; 6 bị cáo khác liên đới bồi thường 200 tỷ đồng cũng chắc chắn sẽ khiến cơ quan thi hành án dân sự gặp nhiều khó khăn.
Ông Đinh La Thăng tại một phiên toà (Ảnh: TTXVN).
- Trả lời báo chí, lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) nhiều lần nhấn mạnh rằng các vụ án đó không có tài sản bị kê biên, phong toả trong quá trình điều tra, truy tố. Vì thế khi bản án có hiệu lực, cơ quan thi hành án dân sự rất vất vả để xác minh, thu hồi tài sản; nhiều vụ án phải thu hồi số tiền rất lớn nhưng không có tài sản đảm bảo, hoặc có rất ít ỏi. Còn theo ông, đâu là nguyên nhân quan trọng nhất?
- Theo tôi tình trạng trên đây có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất: Việc quản lý tài sản của cán bộ, công chức còn bất cập. Số liệu của năm 2017 cho thấy tới trên 1,1 triệu người kê khai tài sản, thu nhập nhưng chỉ xác minh đối với 78 người (giảm 81,4% so với năm 2016). Kết quả xác minh chỉ phát hiện 5 trường hợp vi phạm. Trong khi đó, phản ánh của báo chí cho thấy còn có nhiều trường hợp kê khai không trung thực, không kê khai, nhất là nhiều người không kê khai khi được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định, nhưng không được kịp thời phát hiện, xử lý.
Với số liệu này nhiều người chưa thật sự hài lòng về kết quả kê khai tài sản đối với tài sản của cán bộ, công chức. Chính vì vậy, chúng ta phải định hướng, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế, góp phần minh bạch hóa các giao dịch kinh tế và phòng, chống tham nhũng.
Thứ hai, việc quản lý đồng tiền của chúng ta còn lỏng lẻo, các khoản thu nhập không minh bạch, không đi qua ngân hàng mà đi qua đường "cặp táp", của chìm của nổi, nên không ai biết những người đó có bao nhiêu tiền để kê biên. Thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến trong đời sống xã hội, làm cho công tác nhận diện tài sản tham nhũng là rất khó khăn...
Thứ ba, việc kê biên tài sản của bị can, bị cáo trong các vụ án gây thiệt hại lớn đến tài sản nhà nước. Hiện nay, Bộ luật tố tụng hình sự quy định về kê biên tài sản chưa phù hợp với thực tiễn.
Cụ thể tại Điều 128 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 chỉ mới quy định về điều kiện kê biên, thẩm quyền và các giai đoạn kê biện. Trong lúc đó, luật không quy định nghĩa vụ, trách nhiệm kê biện và những điều kiện bắt buộc phải kê biên. Cho nên thực tiễn cho thấy còn rất nhiều trường hợp không được kê biên. Khi tòa án tuyên buộc bị cáo phải bồi thường tài sản, nhưng các cơ quan pháp luật không biết thi hành thế nào.
Các vụ án Vinashin, Vinalines,... trước đây không thu hồi được tài sản cũng có nguyên nhân là không kê biên, phong tỏa tài sản. Gần đây, TAND TP Hà Nội tuyên buộc ông Đinh La Thăng phải bồi thường 630 tỷ đồng trong hai vụ án nhưng Đinh La Thăng không bị kê biên tài sản thì không hiểu sau này, khi bản án có hiệu lực việc thu hồi tài sản số tiền rất lớn đó sẽ như thế nào!
Cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình phải thi hành án 500 tỷ đồng nhưng đến nay chỉ nộp lại rất ít ỏi.
- Ông có kiến nghị giải pháp gì để khắc phục ngay tình trạng trên?
- Chúng ta cần coi trọng việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng. Nếu không thu hồi tài sản được thì công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng không đạt yêu cầu như mong muốn.
Cho nên, tôi kiến nghị cần nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Điều 128 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 với tinh thần: Vụ án nào gây thiệt hại về tài sản là bắt buộc phải kê biên, phong tỏa tài sản từ lúc khởi tố vụ án, thậm chí trước khi khởi tố mà có căn cứ tẩu tán tài sản thì phải tiến hành kê biên.
Ví dụ, khi có đơn tố cáo, người bị tố cáo gấp rút tẩu tán tài sản để chạy trốn thì phải tiến hành kê biên, phong tỏa tài sản. Nếu vì lý do không kê biên tài sản để bị can bị cáo tẩu tán tài sản thì cơ quan và người tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm.
Hơn nữa, cần hoàn thiện chính sách pháp hoàn thiện về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ công chức theo hướng mở rộng đối tượng kê khai và phải thực hiện việc công khai, minh bạch cho nhân dân, nhất là nhân dân nơi cư trú của người bị kê biên tài sản. Đây là biện pháp góp phần giúp việc kê khai tài sản đúng thực chất và xử lý nghiêm túc những người không trung thực khi tiến hành kê khai tài sản.
Đồng thời cần nghiên cứu hoàn thiệt pháp luật, hạn chế sử dụng tiền mặt như hiện nay, nhằm phù hợp với định hướng của Nhà nước về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế, góp phần minh bạch hóa các giao dịch kinh tế và phòng, chống tham nhũng.
- Xin cảm ơn ông!
Thế Kha
Theo Dantri
Ngăn chặn việc tẩu tán tài sản của đối tượng liên quan án tham nhũng Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo cơ quan điều tra Công an các cấp kịp thời xác minh, truy tìm tài sản, áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản của bị can và các đối tượng có liên quan trong các vụ án tham nhũng để đảm bảo...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cựu quan chức Bộ Công thương tiếp tục hầu tòa vụ 'bảo kê' cho Xuyên Việt Oil

Công an phường "khoanh vùng" nhanh nhóm người sử dụng ma túy và tàng trữ vũ khí

Chạy xe máy đầu trần, đánh võng "trêu ngươi" CSGT để lấy le với bạn gái

Tạm giữ các đối tượng bắt cóc nhóm đánh bạc gian lận đòi tiền chuộc

Cô giáo ở Gia Lai tử vong do người chồng cũ sát hại

Đối tượng làm giả nhiều giấy tờ xin cấp chứng chỉ hành nghề y đã ra đầu thú

2 đối tượng cướp tiệm vàng ở TPHCM bị bắt sau 5 giờ gây án

Nam sinh viên Đại học Tây Nguyên tử vong trong phòng trọ

Khởi tố Chủ tịch xã ở Hà Nội cùng 2 thuộc cấp về tội nhận hối lộ

Cảnh sát truy bắt 2 người dùng búa cướp tiệm vàng ở TPHCM

Nghi chồng ngoại tình, vợ dùng dao sát hại chồng rồi tự tử

Cô giáo tử vong bất thường bên lề đường
Có thể bạn quan tâm

'Thiên đường' du lịch Lâm Đồng mới sau sáp nhập
Du lịch
10:09:36 06/05/2025
Xoài Non, con gái David Beckham lăng xê mốt váy ngủ
Phong cách sao
10:05:27 06/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Người mẹ nói về buổi làm việc mới nhất với CQĐT
Tin nổi bật
10:03:14 06/05/2025
Đi làm, xuống phố đều đẹp với 5 gợi ý váy dáng dài
Thời trang
10:01:14 06/05/2025
Diễm My "Tịnh thất Bồng Lai" mất tích bí ẩn: Tiếp tục truy tìm, GĐ nghi bị giấu
Netizen
09:58:04 06/05/2025
Các mẹo giảm mồ hôi hiệu quả trong những ngày nóng nực
Sức khỏe
09:56:55 06/05/2025
Vì sao pin smartphone Android kém hơn sau khi cập nhật phần mềm
Thế giới số
09:55:33 06/05/2025
Yamal 'vượt trội' Ronaldo và Messi' ở tuổi 17
Sao thể thao
09:53:32 06/05/2025
Cập nhật bảng giá xe ô tô Isuzu mới nhất tháng 5/2025
Ôtô
09:44:39 06/05/2025
Bảng giá xe máy VinFast tháng 5/2025: Giảm giá sốc
Xe máy
09:34:24 06/05/2025