Tổng bí thư ‘không màng sống chết’ để diệt tham nhũng
Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc đã phát biểu trước Bộ Chính trị rằng, ông không màng “sống chết và uy tín” để chiến đấu chống tham nhũng, báo South China Morning Post (Hong Kong) ngày 6/8 đưa tin.
Một tờ báo chính thống của Trung Quốc và một nguồn thạo tin nói rằng, ông Tập Cận Bình phát biểu như vậy trong phiên họp kín của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 26/6. Hôm 4/8, nhật báoChangbaishan (Trường Bạch Sơn) đưa tin, các quan chức địa phương đã nhận được chỉ đạo của ông Tập.
Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai
“Tôi đã bỏ cả sinh mệnh cũng như uy tín cá nhân vào cuộc chiến chống tham nhũng. Chúng ta phải chịu trách nhiệm kể từ khi đảng và đất nước giao phó vận mệnh vào tay chúng ta”, Bí thư thành ủy Trường Bạch Sơn Li Wei thuật lại lời của ông Tập.
Ông Tập cho rằng “hai lực lượng tham nhũng và chống tham nhũng đang đối đầu nhau và rơi vào thế bế tắc”. Ông Li nói rằng, Chủ tịch Tập cam kết sẽ theo đuổi chiến dịch chống tham nhũng đến cùng. Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” (do ông Tập phát động sau khi lên nắm quyền) đã ghi nhận số lượng kỷ lục các quan chức, người nhà và doanh nghiệp thân hữu phải vào tù, bị điều tra hoặc cách chức. Nạn nhân mới nhất của chiến dịch là cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang.
Học Chu Dung Cơ “chuẩn bị sẵn quan tài”
Nhật báo Trường Bạch Sơn đưa tin, ông Tập hối thúc lực lượng chống tham nhũng tập trung vào 4 loại quan chức sau: những người đang bị công chúng chống đối quyết liệt; các đối tượng không tự kiềm chế sau Đại hội Đảng 18 năm 2012; các cán bộ trẻ ở cương vị chủ chốt; và những cán bộ có khả năng nắm giữ chức vụ quan trọng hơn.
Một nguồn thạo tin nói rằng, phát biểu mạnh mẽ của ông Tập trước Bộ Chính trị nhằm đáp trả một số người chỉ trích và những hồ nghi thầm lặng đối với chiến dịch chống tham nhũng của ông.
Ông Tập cảnh báo các lãnh đạo cấp cao của đảng rằng, không có giới hạn nào trong cuộc chiến chống tham nhũng. Ông phê phán “trường phái tư tưởng” cho rằng, việc quyết liệt trừng trị các quan chức sai lầm có thể chỉ nhấn chìm đất nước vào sự hỗn loạn và rốt cuộc chính ông Tập sẽ phải chịu trách nhiệm.
Ông Zang Ming, một nhà khoa học chính trị ở Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nhận định, phát biểu của ông Tập cho thấy chiến dịch chống tham nhũng chắc chắn đã đe dọa một số nhóm lợi ích thuộc tầng lớp trên. “Cuộc chiến giữa ông Tập Cận Bình và các nhóm lợi ích đang hết sức nóng bỏng và ông Tập cũng đã nhận thức rõ nó đang tiến triển hay bị gián đoạn”, ông Zang nói.
Video đang HOT
Trong phiên họp kín của Bộ Chính trị, ông Tập còn đề nghị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương thanh tra các khu vực ông từng làm việc, để chứng minh chiến dịch chống tham nhũng không phải một cuộc thanh trừng chính trị mà là vì lợi ích tương lai của đảng. Cả Thượng Hải và Chiết Giang, hai địa phương mà ông Tập từng giữ chức Bí thư, đều nằm trong đợt thanh tra mới nhất được công bố hồi tháng 7.
Cũng tại phiên họp cuối tháng 6, ông Tập yêu cầu các quan chức lãnh đạo cần học tập cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ, người được ca ngợi về thành tựu chống tham nhũng và cải cách kinh tế. Năm 1998, Thủ tướng Chu tuyên bố: “Hãy chuẩn bị 100 chiếc quan tài và dành một chiếc cho tôi. Tôi sẵn sàng cùng chết trong cuộc chiến này nếu nó mang lại ổn định kinh tế lâu dài cho đất nước và công chúng tín nhiệm sự lãnh đạo của chúng ta”.
Xinhua ngày 6/8 đưa tin, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã thông báo chính thức khai trừ Đảng Phó Tỉnh trưởng Vân Nam Thẩm Bồi Bình.
Ông Thẩm bị cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, nhận hối lộ với khối lượng tài sản lớn, đồng thời có hành vi thông dâm.
Theo South China Morning Post ngày 6/8, một thuộc hạ thân cận của cựu Bí thư thành ủy Quảng Châu Vạn Khánh Lương vừa bị bắt về tội tham nhũng. Trước đó, ông Vạn bị cách chức, bị điều tra tham nhũng.
Theo TPO
Vì sao "hùm xám" Chu Vĩnh Khang sa hố?
Để thực hiện được mục tiêu cải tổ nền kinh tế của mình, Chủ tịch Tập Cận Bình phải thẳng tay gạt bỏ rào cản lớn nhất là Chu Vĩnh Khang.
Cú ngã cuối cùng của cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang là một biến cố đầy kịch tính trong nền chính trị Trung Quốc. Dù tin đồn về số phận của cựu ủy viên Bộ Chính trị này đã được lan truyền trên các mạng xã hội trong gần hai năm qua, việc Chu Vĩnh Khang chính thức bị điều tra vẫn là một "cú sốc" đối với dư luận Trung Quốc.
Người dân nước này sốc bởi từ trước tới nay, chưa từng có bất cứ một ủy viên Bộ Chính trị nào dù là đang đương chức hay đã về hưu bị truy tố, bởi một nguyên tắc bất thành văn "hình bất thượng thường ủy" (không xử lý hình sự với Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị).
Chu Vĩnh Khang và Chủ tịch Tập Cận Bình (phải) trong một cuộc họp
Bởi vậy, việc một nhân vật có tầm ảnh hưởng và quyền lực bao trùm như Chu Vĩnh Khang sa lưới vẫn là một vấn đề thời sự nóng hổi ở Trung Quốc. Câu hỏi và nhiều người đặt ra trong hoàn cảnh hiện nay là tại sao Chủ tịch Tập Cận Bình lại cố tình phá vỡ nguyên tắc "hình bất thượng thường ủy" đã tồn tại từ lâu để quyết trừng phạt Chu Vĩnh Khang, một nhân vật đã về hưu?
Để trả lời cho câu hỏi này, nhiều người đã đưa ra những đồn đoán, giả thuyết rất ly kỳ, hấp dẫn. Có người cho rằng ông Tập đang tìm cách gạt bỏ đối thủ chính trị lớn nhất của mình để củng cố quyền lực.
Người thì cho hay Chủ tịch Tập Cận Bình luôn có ác cảm với Chu Vĩnh Khang, đặc biệt là khi Chu thể hiện sự ủng hộ ra mặt đối với Bạc Hy Lai. Cũng có tin đồn rằng Chu Vĩnh Khang bị trừng phạt vì đã 2 lần tìm cách ám sát ông Tập.
Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là những tin đồn không hơn không kém và không có bất cứ bằng chứng xác đáng nào để chứng minh. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến Chu Vĩnh Khang bị hạ bệ và trừng phạt có thể được lý giải khi chúng ta nhìn vào một báo cáo đặc biệt có từ cách đây hơn 2 năm.
Năm 2012, Ngân hàng Thế giới phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của chính phủ Trung Quốc ra một bản báo cáo có tựa đề "Trung Quốc 2030: Xây dựng một xã hội hiện đại, hài hòa và sáng tạo" có độ dày tới 450 trang.
Báo cáo này đưa ra những thay đổi quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc trong vòng 20 năm tới để hướng tới một Trung Quốc hiện đại hóa và chuyển mình sang nền kinh tế thu nhập cao.
Thời điểm công bố báo cáo này cũng khá thú vị, đó là tháng 2 năm 2012. Chỉ vài ngày trước đó, cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân chạy vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô xin tị nạn. Tại đây, Vương Lập Quân phun ra câu chuyện về vụ vợ Bạc Hy Lai sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood.
Vụ Vương Lập Quân đào tẩu đã gây xôn xao dư luận Trung Quốc và thu hút gần như toàn bộ sự chú ý của mọi người, khiến thông tin về việc công bố bản báo cáo quan trọng trên chìm nghỉm trong dòng chảy thông tin.
Chu Vĩnh Khang được cho là người ủng hộ nhiệt thành Bạc Hy Lai
Thế nhưng, nó cũng ngay lập tức nhận được những lời chỉ trích của phe cánh tả ở Trung Quốc, với hơn 1.600 người ký vào đơn kiến nghị phản đối báo cáo mà họ cho là "thờ phụng" mô hình kinh tế tự do của phương Tây.
Lá đơn này công khai chỉ trích cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo rằng ông này không hề nhắc đến cố Chủ tịch Mao Trạch Đông trong những bài phát biểu gần đây, rằng ông Ôn đang đi ngược lại với lý tưởng của Chủ tịch Mao. Tuy nhiên, đơn kiến nghị trên nhanh chóng bị "chìm xuồng" và không thu hút được nhiều sự chú ý của dư luận.
Tuy nhiên, khi đặt bản báo cáo trên bên cạnh tài liệu của Hội nghị lần thứ Ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào tháng 10 năm ngoái, người ta mới nhận ra vai trò cực kỳ quan trọng của báo cáo "Trung Quốc 2030".
Bản báo cáo này gần như là kim chỉ nam phát triển kinh tế cho thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc, và nó đã được thể hiện rõ trong nghị quyết của Hội nghị lần thứ Ba rằng Trung Quốc cần có những thay đổi quyết liệt trong nền kinh tế, đặc biệt là với các tập đoàn kinh tế lớn do nhà nước sở hữu.
Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc dưới quyền Chủ tịch Tập Cận Bình coi những đường lối này là "cần thiết" để đổi mới nền kinh tế Trung Quốc, và quan điểm của họ đã được hiện thực hóa bằng các chính sách cụ thể.
Để thực hiện được chính sách kinh tế, Trung Quốc phải gạt bỏ Chu Vĩnh Khang
Thế nhưng, đường lối tái sắp xếp các tập đoàn kinh tế nhà nước đề xuất trong bản báo cáo này lại ảnh hưởng đến quyền lợi của Chu Vĩnh Khang, người được coi là ông trùm của ngành dầu khí Trung Quốc, nắm trong tay Tập đoàn Dầu khí Quốc gia lắm tiền nhiều của.
Không những thế, thông qua các mối quan hệ dây mơ rễ má trong gia tộc, Chu Vĩnh Khang còn nắm quyền kiểm soát nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế nhà nước, nơi đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho Chu Vĩnh Khang và nhiều quan chức cấp cao khác.
Theo tạp chí Tài Kinh của Trung Quốc, Chu Vĩnh Khang coi các tập đoàn kinh tế nhà nước là công cụ kiếm lời cho tầng lớp tinh hoa trong giới lãnh đạo, và việc "thị trường hóa" các tập đoàn này sẽ làm tổn hại đến nguồn lợi nhuận và đặc quyền mà Chu và các tay chân thân tín có được qua bao nhiêu năm gây dựng.
Thế nên, để thực hiện được những quyết sách về kinh tế của mình, Chủ tịch Tập Cận Bình không còn cách nào khác ngoài việc gạt bỏ Chu Vĩnh Khang, đặc biệt là khi ông này nhận được sự hậu thuẫn lớn từ các bậc tiền bối trong chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn của mình.
Bởi vậy, sự "sụp hố" của hùm xám Chu Vĩnh Khang là một phần của câu chuyện chính trị, mà trong đó chính lòng tham và sự cố chấp là nguyên nhân đẩy Chu đến chỗ thân bại danh liệt.
Theo Vietbao
Ông Tập Cận Bình sẵn sàng bắt cả "ruồi" lẫn "hổ" Sau thông tin cựu Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc Chu Vĩnh Khang chính thức bị điều tra vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", báo chí TQ ngày 30.7 tập trung ca ngợi những nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ. Các bình luận trên Tân Hoa xã, Nhân dân Nhật báo cho rằng, cuộc điều tra...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lần

Mỹ điều tàu, máy bay đến Biển Đông tập trận với Philippines

Tàu sân bay Mỹ lập kỷ lục về không kích trong chiến dịch chống Houthi

Trung Quốc phản ứng mạnh với biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ

Ông Netanyahu: Israel đã hạ thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar

Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

Khép lại 'chương đối đầu'

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép
Có thể bạn quan tâm

Toyota gọi sửa chữa hơn 400.000 xe bán tải lỗi đèn lùi
Ôtô
13:55:50 22/05/2025
Quỳnh Lương và "cuộc chiến với chồng cũ": Phía sau đôi vai mỏng manh của mẹ đơn thân là sức mạnh vô tận của tình yêu con
Sao việt
13:48:35 22/05/2025
Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị "dột": Trải nghiệm đáng quên
Tin nổi bật
13:41:43 22/05/2025
Lưu Thi Thi chọn thời cơ 'vứt' Ngô Kỳ Long, biết số tài sản chia đôi fan sốc?
Sao châu á
13:35:45 22/05/2025
Nhiều bác sĩ chi từ 200 đến 300 triệu để mua chứng chỉ hành nghề y giả
Pháp luật
13:28:36 22/05/2025
Ngộ nghĩnh chó Akita trở thành giám đốc sân bay ở Nhật Bản
Lạ vui
13:23:22 22/05/2025
Google đưa tính năng giá trị vào trình duyệt Chrome
Thế giới số
13:16:24 22/05/2025
Mẹ biển - Tập 44: Ba Sịa gặp nạn khi cứu người
Phim việt
13:12:34 22/05/2025
Xuất hiện siêu phẩm Android của năm 2025 đến từ Xiaomi
Đồ 2-tek
13:08:34 22/05/2025
Dùng xe máy điện chạy 'xe ôm' - có nhanh gỡ vốn hơn xe xăng?
Xe máy
13:06:21 22/05/2025