Tổng thống Mỹ cân nhắc đàm phán sau cú sốc thuế quan
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về các mức thuế đối ứng đã công bố, sau khi thị trường chứng khoán Phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
Những tin tức về thuế quan của Tổng thống Donald Trump được hiển thị tại Quảng trường Thời đại, New York ngày 4-4. Ảnh: Getty Images
Tổng thống Trump cho biết ông để ngỏ khả năng đàm phán với các nước khác nếu nhận được đề nghị phù hợp. Trả lời báo giới mới đây, ông Trump cho biết ông sẽ xem xét nếu bên đàm phán đưa ra điều gì đó thực sự có lợi. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một số quan chức Nhà Trắng khẳng định các mức thuế mới không thể đàm phán, làm tăng thêm bất ổn về kế hoạch thuế quan của tổng thống. Điều này khiến thị trường chứng khoán toàn cầu giảm mạnh, chỉ số S&P 500 mất khoảng 2.000 tỷ USD (1.800 tỷ EUR) trong phiên 3-4.
Trong một tuyên bố ngày 3-4, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cũng cho biết Chính quyền Tổng thống Trump sẽ đàm phán với tất cả các đối tác thương mại lớn trên toàn thế giới về biện pháp giảm thuế quan mới được nhà lãnh đạo Mỹ công bố. Theo Bộ trưởng Lutnick, các nước sẽ phải thay đổi các quy tắc của mình để cho phép nhập khẩu nhiều sản phẩm của Mỹ hơn, nhằm giảm bớt tác động của các mức thuế này.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh các chính phủ đang tìm biện pháp đối phó với việc bị Mỹ áp thuế đối ứng, trong đó có việc xúc tiến đàm phán với Mỹ. Theo thông báo ngày 3-4 của Bộ Ngoại giao Indonesia, nước này đã quyết định cử một đoàn đại biểu cấp cao đến Mỹ để trực tiếp đàm phán về vấn đề thuế quan. Mức thuế đối ứng mà Mỹ áp với Indonesia là 32%. Campuchia, quốc gia Đông Nam Á bị áp thuế tới 49% cho rằng mức thuế này là “không hợp lý”. Bộ Thương mại Campuchia ngày 3-4 khẳng định mức thuế này không chỉ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp, đáng chú ý là ngành dệt may, mà còn ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài của nước này.
Với mức thuế đối ứng 34%, Trung Quốc yêu cầu Mỹ “ngay lập tức hủy bỏ” các biện pháp thuế quan như vậy, đồng thời tuyên bố sẽ đáp trả song cho biết vẫn duy trì kênh liên lạc với Washington để sớm giải quyết vấn đề này. Trong khi đó Ngoại trưởng Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Marco Rubio, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để thảo luận về tác động của các biện pháp thuế mới. Mức thuế đối ứng đối với Hàn Quốc là 26% và Nhật Bản là 24%.
Video đang HOT
Từ châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen cho biết châu Âu “đã chuẩn bị ứng phó” với mức thuế quan 20% mà Mỹ áp với khối này, trong khi gọi đây là “đòn giáng mạnh vào nền kinh tế thế giới”. Ủy viên thương mại Liên minh châu Âu (EU) Maros Sefcovic có kế hoạch thảo luận với giới chức đồng cấp của Mỹ vào ngày 4-4 về vấn đề thuế quan. EU đã phát đi cảnh báo mạnh mẽ về việc đáp trả các mức thuế quan thương mại mới do Tổng thống Mỹ Trump đề xuất, khẳng định sẽ sử dụng “các biện pháp pháp lý, chính đáng, tương xứng và quyết đoán”.
Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (EP), ông Bernd Lange nhấn mạnh rằng “vũ khí mạnh nhất” của khối vẫn đang được giữ lại như một biện pháp cuối cùng. Pháp và Đức cảnh báo rằng EU có thể áp thuế lên các công ty công nghệ Mỹ hoạt động tại châu Âu. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã yêu cầu đình chỉ các khoản đầu tư vào Mỹ cho đến khi có quyết định rõ ràng về các mức thuế quan mới mà Tổng thống Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại.
Ngày 3-4, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo các mức thuế quan mới của Mỹ là “rủi ro đáng kể” đối với nền kinh tế toàn cầu, đồng thời kêu gọi Washington hợp tác với các đối tác thương mại để giảm bớt căng thẳng. Bà Georgieva nhấn mạnh đây là bước đi có thể làm trầm trọng thêm cuộc chiến thương mại, làm gia tăng nguy cơ suy thoái toàn cầu và thúc đẩy lạm phát. Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala ngày 3-4 cho rằng kế hoạch thuế quan mới được Mỹ công bố có thể khiến tổng khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu giảm khoảng 1% trong năm nay.
Trước những diễn biến này, JPMorgan đã nâng ước tính nguy cơ suy thoái toàn cầu từ 40% lên 60%, do lo ngại các biện pháp trả đũa từ các đối tác thương mại, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tâm lý bất ổn trên thị trường. Ngân hàng này cũng nhận định trong dài hạn, chính sách bảo hộ thương mại kết hợp với sự suy giảm dòng người nhập cư có thể khiến chi phí sản xuất tăng cao và kìm hãm tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ: Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine sẽ được xác định trong vài tuần tới
Theo Reuters, ngày 4/4, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố Washington sẽ biết liệu Nga có nghiêm túc về một thỏa thuận hòa bình với Ukraine hay không trong vòng vài tuần tới.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio trong cuộc họp báo. Ảnh: REUTERS/TTXVN
"Chúng ta sẽ sớm biết, trong vài tuần, chứ không phải vài tháng, liệu Nga có nghiêm túc về hòa bình hay không. Tôi hy vọng là họ nghiêm túc", Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng. Ông cũng nói thêm rằng nếu quá trình này kéo dài không cần thiết, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không tham gia vào "các cuộc đàm phán vô tận về các cuộc đàm phán".
"Chúng tôi đang thử để xem liệu người Nga có quan tâm đến hòa bình hay không. Hành động của họ, không phải lời nói sẽ quyết định họ có nghiêm túc hay không, và chúng tôi dự định sẽ tìm ra điều đó sớm nhất có thể", ông Rubio nhấn mạnh.
Phát biểu của ông Rubia được đưa ra sau khi xuất hiện những thông tin cho thấy Tổng thống Trump thể hiện quan điểm quan ngại về một kết quả chóng vánh có thể đạt được lệnh ngừng bắn toàn diện giữa Nga và Ukraine. Trong đó vào vào ngày 30/3, kênh NBC News cho biết ông Trump đã đe dọa sẽ áp thuế quan thứ cấp đối với các quốc gia mua dầu của Nga nếu không sớm đạt được lệnh ngừng bắn.
Theo tờ Kyiv Indenpendent, phía Ukraine đã đồng ý ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày trong các cuộc đàm phán do Mỹ làm trung gian tại Jeddah vào ngày 11/3. Tuy nhiên đến nay Nga vẫn đang từ chối khi cho rằng một lệnh ngừng bắn toàn diện cần đi kèm với các điều kiện chấm dứt viện trợ quân sự nước ngoài cho Ukraine, cũng như dỡ bỏ các lệnh cấm vận với Nga.
Lệnh ngừng bắn toàn diện giữa Nga và Ukraine liệu có sớm đạt được?
Thay vì đạt thỏa thuận toàn diện như đề xuất ban đầu của Mỹ, trước mắt, Ukraine và Nga đã đạt được lệnh ngừng bắn một phần liên quan đến cơ sở hạ tầng năng lượng và Biển Đen. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, thỏa thuận này lại đang đứng trước tình thế mong manh khi mà cả Ukraine và Nga đều có những tuyên bố phía bên kia vi phạm lệnh ngừng bắn này.
Hai ngày sau đạt được thỏa thuận trên, Tổng thống Ukraine Zelensky cáo buộc Nga tấn công các cơ sở năng lượng tại Kherson, kêu gọi Mỹ đưa ra phản ứng. Phía Nga phủ nhận vụ tấn công khi người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Moskva đã tuân thủ thỏa thuận nhưng "bảo lưu quyền" từ bỏ thỏa thuận nếu Ukraine vi phạm các điều khoản.
Tiếp đó, phía Nga cáo buộc Ukraine tấn công trạm đo khí đốt Sudzha ở tỉnh Kursk , một cáo buộc cũng đã bị Kiev bác bỏ. Vào ngày 1/4, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Moskva đã gửi danh sách các hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn của Ukraine tới Mỹ, Liên hợp quốc và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Tổng thống Zelensky đã ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov vào ngày 28/3 cung cấp cho Washington bằng chứng về việc Nga vi phạm lệnh ngừng bắn. Đến nay, Mỹ gần như vẫn chưa phản hồi về tuyên bố của cả hai bên.
Trong một thông báo mới đây vào ngày 3/4, đại diện đặc biệt của Tổng thống Nga, ông Kirill Dmitriev thông báo Mỹ và Nga đã đạt được "tiến triển đáng kể " hướng tới lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến ở Ukraine sau khi có các cuộc hội đàm với quan chức Mỹ tại Nhà Trắng. Thông tin đã được hãng thông tấn TASS của Nga đăng tải. Trước đó, ông Dmitriev, người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga, đã gặp các quan chức Mỹ tại Washington vào ngày 2 - 3/4.
Ông Dmitriev đánh giá cao chính quyền dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đã có các cuộc đối thoại mang tính xây dựng và tôn trọng với Nga. Ông cũng cho biết hai nước có kế hoạch khôi phục và tăng cường quan hệ, bao gồm cả hợp tác kinh tế sâu rộng hơn nữa. Vị đại diện đặc biệt Nga cho biết các doanh nghiệp Mỹ đã sẵn sàng quay trở lại Nga và lấp đầy những vị trí còn trống sau khi các công ty châu Âu rút lui sau cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Hai nước cũng đang thảo luận về việc khôi phục các chuyến bay thẳng. Theo Reuters , ông Dmitriev trả lời các phóng viên tại Washington rằng các chủ đề khác được thảo luận bao gồm hợp tác về kim loại đất hiếm và Bắc Cực.
Tuy vậy, ông Dmitriev lại không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào liên quan đến thỏa thuận ngừng bắn tiềm năng, nhưng cho biết chính quyền Tổng thống Trump "đang lắng nghe lập trường của Liên bang Nga" và sẽ xác định ngày cho vòng đàm phán tiếp theo "trong tương lai gần".
Tổng thống Volodymyr Zelensky vào ngày 3/4 đã thừa nhận rằng các quan chức Mỹ và Nga đang có các cuộc thảo luận bí mật về khả năng tiến tới một lệnh ngừng bắn toàn diện ở Ukraine. Kiev cho biết trong nhiều tuần qua nước này đã luôn sẵn sàng bắt đầu lệnh ngừng bắn hoàn toàn trong 30 ngày, theo đề xuất của Mỹ và miễn là Nga chấp nhận các điều khoản tương tự.
Theo Bloomberg, Tổng thống Trump đang chờ ông Kirill Dmitriev báo cáo với Tổng thống Putin trước khi có thể tiếp tục đàm phán các bước tiếp theo.
Trong khi đó, theo một số nguồn tin, nhóm thân cận của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khuyến nghị ông không nên điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin cho đến khi Điện Kremlin đồng ý ngừng bắn ở Ukraine. Thông tin được kênh NBC News đưa tin vào ngày 3/4 khi trích dẫn lời của hai quan chức giấu tên.
Trước đó vào ngày 30/3, ông Trump cho biết ông có kế hoạch sẽ trao đổi với ông Putin trong tương lai gần. Cuộc điện đàm được công bố gần nhất giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ là vào ngày 18/3 trong bối cảnh các cuộc đàm phán hòa bình tại Saudi Arabia nhằm chấm dứt cuộc chiến của Nga với Ukraine chuẩn bị diễn ra.
Chính sách thuế của Mỹ: Washington để ngỏ cửa đàm phán với các nước Trong một tuyên bố ngày 3/4, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết Chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ đàm phán với tất cả các đối tác thương mại lớn trên toàn thế giới về biện pháp giảm thuế quan mới được nhà lãnh đạo Mỹ công bố. Tàu chở hàng hóa cập cảng ở Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine

Israel đối mặt cháy rừng quy mô lớn nghi do 'khủng bố'

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%
Có thể bạn quan tâm

Váy sơ mi giản đơn mà đẹp xao xuyến
Thời trang
10:49:47 01/05/2025
"Người đàn ông sến nhất Kpop" gây tranh cãi khi ngồi ghế nóng show nhảy cực hot, netizen thắc mắc "trình đến đâu?"
Nhạc quốc tế
10:47:29 01/05/2025
Trang trí ban công: Cách 'hô biến' không gian nhỏ thành thiên đường
Sáng tạo
10:46:47 01/05/2025
Nữ chủ nhân hit 2.2 tỷ views khóc nức nở khi Viết Tiếp Câu Chuyện Hoà Bình được đồng ca tại "concert quốc gia"
Nhạc việt
10:41:40 01/05/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 1/5 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết
Trắc nghiệm
10:40:18 01/05/2025
Nên mua iPhone 16 Pro, Galaxy S25 hay Pixel 9 Pro?
Đồ 2-tek
10:39:23 01/05/2025
Công bố ảnh Mặt Trời sắc nét nhất từ trước đến nay
Lạ vui
10:31:49 01/05/2025
Cách AI được huấn luyện để 'làm luật'
Thế giới số
10:28:14 01/05/2025
3 tỉnh miền Tây sáp nhập, trở thành điểm đến sông nước lý tưởng
Du lịch
10:08:47 01/05/2025
Cô gái bị bỏng 95% cơ thể tiết lộ điều trùng hợp đặc biệt với chồng sắp cưới
Netizen
10:05:41 01/05/2025