Tổng thống Nga tuyên bố thận trọng hơn trong quan hệ với phương Tây
Theo đài RT ngày 27/3, trong cuộc gặp với thủy thủ đoàn sau lễ hạ thủy một tàu ngầm hạt nhân mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva sẽ không còn đặt nền tảng quan hệ với các đối tác phương Tây trên cơ sở lòng tin, trong bối cảnh xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp với thủy thủ đoàn sau lễ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân mới. Ảnh: Sputnik.
Ông khẳng định Nga sẵn sàng đối thoại, song nhấn mạnh rằng các thỏa thuận trong tương lai phải đi kèm với những cam kết pháp lý cụ thể và có thể thực thi.
Theo Tổng thống Putin, niềm tin của Nga vào châu Âu đã bị suy giảm đáng kể sau những kinh nghiệm trong quá khứ. Ông nêu rõ quan điểm rằng một số quốc gia phương Tây, như Pháp, Đức và Anh, từng sử dụng Thỏa thuận Minsk như một biện pháp tạm thời nhằm kéo dài thời gian và củng cố năng lực quân sự cho Ukraine. Ông viện dẫn các tuyên bố trước đây của cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande và cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel về vai trò chiến lược của thỏa thuận này.
Tổng thống Nga cũng đề cập tới các cuộc đàm phán hòa bình tại Istanbul năm 2022, cho rằng những nỗ lực khi đó đã không đạt được tiến triển do sự can thiệp từ các đối tác bên ngoài. Ông nêu đích danh cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson là người có ảnh hưởng trong quá trình này.
Video đang HOT
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Putin khẳng định Nga vẫn để ngỏ khả năng hợp tác, bao gồm cả với các nước châu Âu, nhưng với điều kiện các cuộc đàm phán phải được đặt trên nền tảng bảo đảm cụ thể. Một trong những đề xuất được đưa ra là việc thành lập một chính quyền lâm thời do Liên hợp quốc đứng đầu tại Ukraine, nhằm tổ chức bầu cử và thiết lập một chính phủ có thể tiến hành đàm phán hòa bình.
Tổng thống Putin nhấn mạnh mọi giải pháp cho cuộc khủng hoảng cần tính đến lợi ích chiến lược của Nga và đảm bảo an ninh dài hạn cho quốc gia trong bối cảnh địa chính trị hiện nay.
Những động thái mới của Nga và Ukraine nhằm giải quyết xung đột
Sau nhiều tháng giao tranh ác liệt, Nga và Ukraine đồng loạt hé lộ những động thái mới về đàm phán.
Liệu đây có phải là bước ngoặt cho một giải pháp hòa bình, hay chỉ là những toan tính chiến lược mới?
Binh sĩ Nga trong cuộc giao tranh ở miền Đông Ukraine. Ảnh: TASS
Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine sắp bước sang năm thứ 3, cả hai bên đang có những động thái mới nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình thông qua con đường đối thoại. Các diễn biến gần đây cho thấy cả Moskva và Kiev đều bày tỏ thiện chí trong việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao, dù vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua.
Hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn lời Đại sứ Nga tại Anh Andrey Kelin ngày 5/2 cho biết, Moskva đã sẵn sàng cho một cuộc đối thoại nghiêm túc về giải pháp hòa bình. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh Nga sẽ không từ bỏ lập trường trước đây và muốn các cuộc đàm phán được tiến hành dựa trên dự thảo thỏa thuận hòa bình đã được thảo luận tại Istanbul vào mùa xuân năm 2022.
"Chúng tôi đã nêu rõ lập trường của mình và chúng tôi đang giữ vững lập trường đó. Tôi không nghĩ rằng tôi phải nhắc lại điều đó. Chúng tôi cũng đang tấn công, điều này làm cho tình hình và vị thế của chúng tôi mạnh mẽ hơn", ông Kelin nói.
Về mặt ngoại giao, đáp lại đề xuất của phương Tây về việc tổ chức cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào ngày 24/2 để thảo luận về Ukraine, Nga đã yêu cầu tổ chức cuộc họp vào ngày 17/2, trùng với kỷ niệm 10 năm thông qua Nghị quyết 2202 phê duyệt Gói biện pháp thực hiện Thỏa thuận Minsk. Theo Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyansky, đây sẽ là "cơ hội tốt để nói về sự thất bại của ngoại giao phòng ngừa do hành động của các nhà tài trợ phương Tây cho Kiev".
Về phía Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng bày tỏ sự sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin nếu "đó là cách duy nhất để đạt được hòa bình". Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo người Anh Piers Morgan, ông Zelensky nhấn mạnh: "Nếu đây là cách duy nhất chúng tôi có thể đạt được hòa bình cho người dân Ukraine - tất nhiên, chúng tôi sẽ thực hiện".
Tổng thống Zelensky đề xuất một khuôn khổ đàm phán bốn bên bao gồm Ukraine, Nga, Mỹ và EU, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Ukraine không bị loại trừ khỏi bất kỳ cuộc thảo luận hòa bình nào. Ông cũng coi tư cách thành viên NATO là con đường nhanh nhất để đạt được tiến triển ngoại giao và là đảm bảo an ninh quan trọng cho Ukraine.
Một diễn biến đáng chú ý là vai trò trung gian của Mỹ trong tiến trình hòa bình. Theo một số nguồn tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên lịch họp với cả Ukraine và Nga, khi mô tả các cuộc thảo luận đang "diễn ra khá tốt". Đặc phái viên của ông Trump về Nga và Ukraine, ông Keith Kellogg, thậm chí còn tuyên bố có một chiến lược "vững chắc" để chấm dứt xung đột trong vòng vài tháng.
Tuy nhiên, con đường đến hòa bình vẫn còn nhiều trở ngại. Trên thực địa, Ukraine đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể. Chiến lược chiến tranh tiêu hao của Nga đang gây áp lực lớn lên các lực lượng, với tỷ lệ thương vong cao ảnh hưởng đến tinh thần binh sĩ và khả năng tuyển quân mới. Sự chậm trễ trong viện trợ quân sự từ phương Tây cũng đang cản trở nỗ lực phòng thủ của Ukraine.
Theo đánh giá của Đại sứ Kelin, "diễn biến còn phụ thuộc vào những gì sẽ xảy ra trong những tuần và tháng tới". Hiện tại, Nga đang tiến hành "những cuộc tiếp xúc rất sơ bộ với phía Mỹ" để thăm dò các lập trường và xác định phạm vi có thể đạt được thỏa thuận, dù chưa có đề xuất nghiêm túc nào được đưa ra.
Thủ tướng Armenia tuyên bố 'không thể cứu vãn' quan hệ với CSTO do Nga đứng đầu Mối quan hệ giữa Armenia và Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu đang rơi vào khủng hoảng chưa từng có. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tuyên bố nước này đã trải qua "điểm không thể quay lại" sau những thất vọng liên tiếp, đặc biệt trong cuộc xung đột Nagorny-Karabakh. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á

'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Điều gì sẽ xảy ra với châu Âu nếu Tổng thống Trump tiếp tục áp thuế?

Pakistan: Ấn Độ lên kế hoạch 'tấn công quân sự' trong vòng 24 - 36 giờ tới

Xung đột Hamas - Israel: Cơ quan cứu trợ LHQ lên án Israel phong tỏa Gaza

Na Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiến

Cháy nhà hàng ở Trung Quốc: Cảnh sát bắt giữ quản lý nhà hàng

Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'

Tàu chiến Philippines phóng thành công tên lửa đối không Mistral 3

Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng

Iran công bố nguyên nhân vụ cháy nổ thảm khốc ở cảng

Pakistan cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Ấn Độ
Có thể bạn quan tâm

Phương Mỹ Chi tranh cãi vì diễn diễu binh nhưng không tổng duyệt, nhờ người thế?
Sao việt
20:28:19 30/04/2025
Tài xế ô tô bán tải dùng gậy bóng chày đánh người sau va chạm giao thông
Netizen
20:12:34 30/04/2025
Những khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin nổi bật
19:56:39 30/04/2025
Chọn 1 lá bài Tarot để biết: 3 tháng tới công việc của bạn có gì mới?
Trắc nghiệm
19:18:19 30/04/2025
Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Xuân Son gửi thông điệp đặc biệt trong ngày 30/4
Sao thể thao
17:38:58 30/04/2025
BLACKPINK gây tiếc nuối, 1 ông lớn công khai "kiếm chuyện", Jisoo phát hành phim
Sao châu á
16:14:02 30/04/2025
10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
Sức khỏe
15:19:13 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Hòa Minzy mặc áo bà ba đeo khăn rằn quá xinh, cất giọng hát trong veo nghe là thấy mùa xuân thắng lợi!
Nhạc việt
14:34:32 30/04/2025