Tổng thống Philippines tính học Nga rút khỏi Tòa Hình sự Quốc tế
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 17/11 tuyên bố ông có thể học theo quyết định của người đồng cấp Nga Vladimir Putin về việc rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế ( ICC) – tổ chức thường trực chịu trách nhiệm xét xử tội phạm chiến tranh đầu tiên trên thế giới.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, tuyên bố của Tổng thống Rodrigo Duterte đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh rút Nga khỏi Quy chế Rome về việc thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế vì cho rằng ICC không đạt được kỳ vọng của Moscow cũng như không trở thành một cơ chế công lý quốc tế thực sự độc lập.
Trước đó, Nga đã ký tham gia Quy chế Rome để thành lập ICC vào năm 2000 nhưng chưa phê chuẩn quy chế này. Ngoài Nga, Nam Phi và Burundi cũng đã chính thức gửi công văn tới Liên Hợp Quốc để thông báo về việc sẽ rút ra khỏi ICC.
Video đang HOT
Ngoài phát biểu về khả năng rút khỏi ICC, Tổng thống Duterte cũng đề cập tới những lời chỉ trích của các nước phương Tây về nguy cơ lan rộng của các vụ giết chóc tại Philippines, xuất phát từ chiến dịch chống ma túy do ông phát động từ sau khi nhận nhiệm sở hồi cuối tháng 6. Cho tới nay, chiến dịch đẫm máu này đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người tại quốc gia Đông Nam Á.
Hồi giữa tháng 10, trưởng công tố viên của ICC, bà Fatou Bensouda, đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về những vụ giết chóc không qua xét xử đối với các nghi phạm buôn bán và sử dụng ma túy ở Philippines, đồng thời cảnh báo khả năng truy tố những người phải chịu trách nhiệm về việc này. Theo bà Bensouda, Philippines là một nước thành viên của ICC kể từ tháng 11/2011, do vậy “ICC có thẩm quyền xét xử tội diệt chủng, tội ác chiến tranh và các tội ác chống lại loài người xảy ra trên lãnh thổ Philippines hoặc do công dân Philippines gây ra”.
Cũng trong sáng nay, Tổng thống Duterte lại một lần nữa chỉ trích Mỹ, liên quan đến việc Washington lên án Manila về cuộc chiến chống ma túy gây tranh cãi. Theo đó, ông Duterte tuyên bố nếu Nga và Trung Quốc muốn thành lập một “trật tự mới” thì Philippines sẵn sàng tham gia đầu tiên vào trật tự này. Trước đó, nhà lãnh đạo Philippines cũng từng vài lần đề cập đến việc sẽ ngả về phía Nga và Trung Quốc, thay vì thắt chặt quan hệ với đồng minh lâu năm là Mỹ.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Tổng thống Philippines tính rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế như Nga
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói ông có thể làm giống Nga, rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters.
"Họ, những người ở Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), đều vô dụng. (Nga) đã rút. Tôi có thể làm theo. Tại sao ư? Chỉ những nước nhỏ như chúng tôi mới bị xử lý", Reuters dẫn lời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay phát biểu trước khi lên đường đến Lima, Peru, dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
ICC là tổ chức ra phán quyết về các tội nghiêm trọng như diệt chủng và tội ác chống nhân loại. Philippines tham gia ICC năm 2011.
Tổng thống Duterte còn cho biết nếu Nga và Trung Quốc thiết lập một "trật tự mới", Philippines sẽ là nước đầu tiên tham gia cùng họ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua ký sắc lệnh rút khỏi ICC. Dmitry Peskov, phát ngôn viên của ông Putin, giải thích việc rút lui phù hợp với "lợi ích quốc gia". Nga năm 2000 ký hiệp ước Rome thành lập ICC tại The Hague, Hà Lan, nhưng chưa phê chuẩn.
Bộ Ngoại giao Nga khẳng định trong một tuyên bố rằng Nga muốn tất cả mọi người liên quan đến tội phạm quốc tế phải đối mặt với công lý nhưng bày tỏ thất vọng về công việc của tòa án trong những năm qua.
Như Tâm
Theo VNE
Nga rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế Tổng thống Nga Putin hôm nay ký sắc lệnh rút Nga khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế - tổ chức ra phán quyết về các tội nghiêm trọng như diệt chủng và tội ác chống nhân loại. Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Reuters Nga năm 2000 ký hiệp ước Rome thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) tại The Hague,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động thái cứng rắn của EU với Nga trước ngày đàm phán về Ukraine

Nga sẽ chờ Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình

Ấn Độ phản bác Trung Quốc đổi tên lãnh thổ tranh chấp chủ quyền

Tổng thống Putin công bố thành phần đoàn đàm phán với Ukraine: Người đứng đầu đầy bất ngờ

Tây Ban Nha xác định được 3 địa điểm gây sự cố mất điện diện rộng

Ông Trump gặp Tổng thống lâm thời Syria sau thông báo dỡ bỏ trừng phạt

Tân Thủ tướng Đức cam kết đưa đất nước trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Mỹ nêu điều kiện 'có đi có lại' với Iran

Hàng loạt hãng hàng không tiếp tục dừng bay đến Israel

Mỹ 'bỏ rơi' châu Âu trong cuộc chiến thuế quan

'Át chủ bài' của châu Á trong cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ

Các nhà khoa học Nga đề xuất in 'thịt sạch'
Có thể bạn quan tâm

Phuket không sợ khách Trung Quốc quay lưng
Du lịch
08:32:09 15/05/2025
Em xinh 'Say Hi': Thế hệ mới của nữ idol Việt Nam lộ diện
Tv show
08:32:03 15/05/2025
8 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng
Sức khỏe
08:31:28 15/05/2025
Những TikToker "ngáo quyền lực" trên mạng xã hội
Pháp luật
08:18:17 15/05/2025
Xác minh thông tin công ty trừ tiền lỗ vào lương công nhân
Tin nổi bật
08:12:49 15/05/2025
iPhone lại giảm sốc, reviewer công nghệ chỉ thời điểm "bắt đáy" tốt nhất
Đồ 2-tek
08:03:38 15/05/2025
GTA 6 và nỗi ám ảnh cho game thủ, cấu hình khiến người chơi quan ngại, thừa nhận "bất lực"
Mọt game
07:49:11 15/05/2025
C-SUV "hot" nhất Việt Nam có giá khởi điểm rẻ ngang xe hạng B
Ôtô
07:35:08 15/05/2025
Em Xinh ra mắt: Bích Phương hở bạo, Bảo Anh sánh đôi Pháo, 2 em xinh 'mất tích'
Sao việt
07:27:09 15/05/2025
Loài chim đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá gần nửa tỷ đồng/con, được cấp hộ chiếu, ngồi khoang hạng nhất
Lạ vui
07:22:24 15/05/2025