Tổng thống Putin thất vọng vì Nga khó hiện đại hóa quân đội
Tổng thống Nga thất vọng vì mục tiêu hiện đại hóa quân sự của nước này khó đạt được như kỳ vọng của người đứng đầu điện Kremlin, Business Insider ngày 18.7 cho hay.
Khí tài quân sự Nga tại một triển lãm quốc phòng – Ảnh: Reuters
Tổng thống Putin đầu năm nay tuyên bố một chiến lược hiện đại hóa quân đội được xem là hoành tráng nhất từ trước đến nay của Nga. Đó là chính phủ sẽ chi 20.000 tỉ rúp (tương đương 351 tỉ USD) để trang bị thiết bị, vũ khí tối tân nhất và hùng mạnh nhất cho quân đội trong vòng 5 năm tới, trong đó 80% nguồn tài chính này dùng để trang bị vũ khí công nghệ cao.
Tuy nhiên, theo thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov, khó có thể thực hiện được mục tiêu này, thậm chí cả mục tiêu trang bị cho quân đội vũ khí hiện đại của năm 2015 cũng khó hoàn thành. Thứ trưởng Borisov cho rằng, nguyên nhân là do ngành công nghiệp quân sự của Nga đang bị ảnh hưởng nặng nề từ chính sách cấm vận kinh tế của Mỹ và phương Tây và sự sụt giảm của các nền công nghiệp phụ trợ trong nước.
Thứ trưởng Borisov đã nói với Tổng thống Putin trong một cuộc họp trực tuyến qua video ngày 16.7 rằng hợp đồng quốc phòng của chính phủ sẽ khó hoàn thành trong vòng 5 năm tới. Hợp đồng đó bao gồm đóng mới tàu hộ vệ, thủy phi cơ Beriyev Be-200, tên lửa chống tăng Vikhr, thiết bị theo dõi bằng sóng radio và điều khiển từ xa cho tên lửa đất đối không Igla và máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160.
Ông Borisov cho biết thêm, đơn hàng của chính phủ trong năm nay chỉ mới đáp ứng được 38% tính đến thời điểm này, dù nhiều công ty lớn của Nga có đủ khả năng làm đơn hàng cho chính phủ.
Tiêu gần hết ngân sách quốc phòng
Video đang HOT
Công nghiệp quốc phòng được chọn làm ngành công nghiệp chủ đạo của nước Nga trong thời kỳ kinh tế sụt giảm, cộng thêm các cấm vận mà Mỹ và phương Tây áp đặt từ năm 2014 sau vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukaine và cáo buộc Nga chống lưng cho lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khó đạt mục tiêu hiện đại hoá quân đội? – Ảnh: AFP
Tổng thống Putin kỳ vọng công nghiệp quốc phòng mang lại lợi ích cho Nga và công ăn việc làm cho người dân nước này. Tuy nhiên, cấm vận đang làm ngành này chao đảo, khiến người đứng đầu Kremlin tỏ ra thất vọng.
Hiện đại hóa quân đội là dự án đầy tham vọng của &’người hùng nước Nga’. Tổng thống Putin cho rằng nước Nga phải vượt qua thách thức này bằng mọi giá và cảnh cáo bất kỳ ai làm sai, hoặc ảnh hưởng đến chiến lược này. “Tôi đặc biệt nhấn mạnh rằng nếu ai đó đang trì hoãn qui trình sản xuất, cung cấp công nghệ hoặc làm ảnh hưởng đến ngành phụ trợ liên quan, thì phải sửa chữa nó ngay trong thời gian ngắn”, ông Putin nói.
“Nếu làm ngược lại (điều ông Putin chỉ đạo) sẽ phải đối mặt với hậu quả thích đáng, kể cả thay đổi nhân sự, công nghệ và tổ chức”, ông Putin răn đe.
Tổng thống Putin cho biết, mục tiêu của Nga là đảm bảo đến năm 2020, lượng vũ khí mới và công nghệ quân sự trong lực lượng vũ trang phải đạt không dưới 70%, theo Moscow Times. Tỉ lệ các loại vũ khí hiện đại đang phục vụ quân đội của Nga, tùy vào các lực lượng vũ trang, chiếm từ 30,5% đến gần 78%, theo số liệu quân sự được ông Putin trích dẫn trong hội nghị trực tuyến.
Business Insider nói rằng Moscow đã chi gần 30 tỉ USD cho năm 2015, trong đó gồm 4,4 – 4,7 tỉ USD cho công tác nghiên cứu và phát triển. “Nga đã chi tiêu gần một nửa ngân sách quốc phòng cho năm 2015 và dự định sẽ tiêu hết trước khi năm 2015 kết thúc”, nhà kinh tế Nga Sergei Guriev cũng là cựu Hiệu trưởng Trường Kinh tế mới ở Moscow, nhận định.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Nạn nhân kêu cứu từ tàu chìm trên sông Trường Giang
Cho dù ngân sách quốc phòng bội chi kỷ lục thì Nga vẫn không thể đạt được các mục tiêu hiện đại hóa quân đội.
Siêu xe tăng Armata T-14 của Nga trong lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ. (Ảnh: ABC News)
Chi quốc phòng của Nga năm 2015 nhiều hơn bao giờ hết kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Theo phân tích của tạp chí Forbes, năm 2015 Nga có thể chi đến 5,34% GDP cho quốc phòng. Đánh giá này của Forbes dựa trên cơ sở là nền kinh tế Nga đã bị giảm 3% trong khi chi quốc phòng lại tăng 15%.
Còn theo phân tích của Wall Street Journal, GDP của Nga năm nay có thể giảm đến 4,6% do giá dầu thô giảm và chịu trừng phạt kinh tế của phương Tây, hậu quả là tổng kinh phí ngân sách quốc phòng 3,3 nghìn tỷ rúp (62 tỷ USD) có thể sẽ bị cắt giảm 5%, tức là khoảng 157 tỷ rúp (3 tỷ USD).
Tuy nhiên, theo số liệu ngân sách 3 tháng đầu năm 2015, chi quốc phòng của Nga đã vượt quá 9% GDP của cả quý, tức là gần gấp đôi con số mà Forbes đưa ra.
Tuy nhiên, Nga khó đạt mục tiêu hiện đại hóa quân đội do không thể chi cho quốc phòng ở mức lớn như vậy. "Nền kinh tế Nga hiện nay không thể điều chuyển những nguồn lực tài chính lớn như vậy để đáp ứng chương trình tái vũ trang 2011-2020. Trung tâm Phân tích công nghệ và chiến lược Nga nhận định "khó khăn này sẽ làm giảm hiệu quả chương trình đổi mới vũ khí thiết bị của quân đội Nga".
Cách duy nhất để Nga có thể tăng chi tiêu quân sự như hiện nay là dùng đến nguồn dự trữ mà Mátxcơva có được trong những năm qua, khi giá dầu mỏ còn cao. Với khoản dự trữ này, ước tính tương đương khoảng 6% GDP, Nga có thể duy trì được 2 năm ở mức thâm hụt 3,7% tổng ngân sách. Nhà kinh tế học người Nga Sergei Guriev nhận xét. Tuy nhiên, chỉ mới hết quý I/2015, Nga đã chi quá nửa ngân sách quốc phòng cả năm 2015, và với mức chi quốc phòng đó, Nga chắc chắn sẽ dùng hết dự trữ quốc gia ngay trong năm nay.
Trong một bài viết mới đây, Guriev cũng đã hài hước nhận xét về siêu xe tăng Armata từng xuất hiện trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ nhân Ngày Chiến thắng: "Armata đúng là có một sức mạnh hủy diệt chưa từng thấy, một sư đoàn Armata có thể tiêu diệt hoàn toàn ngân sách của nước Nga".
Nga có kế hoạch đến năm 2020 sẽ sản xuất 2.300 siêu xe tăng Armata T-14, với ý định thay thế 70% số xe tăng T-72 và T-90 hiện có bằng loại xe mới. Mỗi chiếc Armata có giá khoảng 8 triệu USD nên kế hoạch này có thể sẽ tiêu tốn đến 18,4 tỷ USD.
Từ năm 2010, Tổng thống Nga Putin đã đưa ra dự án hiện đại hóa quân đội Nga trị giá 20.000 tỷ rúp (376 tỷ USD) nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 sẽ thay thế xong 70% số vũ khí thiết bị đã có từ thời Liên Xô. Việc thay thế này bao gồm cả đóng mới 50 tàu chiến, hàng trăm máy bay chiến đấu và hàng nghìn xe chiến đấu cơ giới tăng và bọc thép.
Tuy nhiên, đến tháng 4/2015, ông Putin đã phải thừa nhận rằng "nền công nghiệp quốc phòng Nga chưa sẵn sàng để sản xuất một số loại vũ khí đúng thời hạn kế hoạch". Nhưng ông cũng nói thêm "dù sao chương trình này vẫn sẽ được hoàn thành".
Theo chuyên gia quốc phòng Nga Dmitry Gorenburg, Mátxcơva có thể thực hiện tiến trình hiện đại hóa quân đội chậm lại cho đến khi giá dầu mỏ được phục hồi, vì "với các khoản bội chi, ngân sách dự tính sẽ không đủ để xây dựng những gì họ muốn.
Trong khi đó, nhà kinh tế Sergei Guriev kết luận "nếu nước Nga không thể chi đến 4% ngân sách cho quốc phòng vào lúc kinh tế phát triển tốt thì cũng không thể xoay sở nổi mức chi tiêu quốc phòng lớn như hiện nay, khi mà giá dầu mỏ giảm sâu, phương Tây trừng phạt và nền kinh tế thì suy thoái...".
Uyên Châu
Theo Dantri/ Diplomat
Triều Tiên tập hợp dàn vũ khí "khủng" cho lễ duyệt binh quy mô Triều Tiên bắt đầu tập trung khí tài quân sự về một sân bay gần Bình Nhưỡng, chuẩn bị cho cuộc duyệt binh quy mô lớn vào tháng 10 tới nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập đảng Lao động, truyền thông Hàn Quốc đưa tin. Một buổi lễ duyệt binh của Triều Tiên. (Ảnh: BI) Hãng tin Yonhap dẫn nguồn tin...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến

Kinh tế Trung Quốc gặp khó: Bắc Kinh đã "ngấm đòn" thuế quan?

"Ác điểu" MQ-9 của Mỹ sắp hết thời sau nhiều năm tung hoành?

Israel tăng cường không kích, phá hủy các bệnh viện tại Dải Gaza

Kế hoạch của Nhật bơm năng lượng vũ trụ về Trái Đất

Trung Quốc bắt đầu quá trình xây dựng siêu máy tính trong không gian

Pháp: Sân bay lớn thứ 2 của Paris tiếp tục bị gián đoạn
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"
Phim việt
23:52:59 19/05/2025
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình
Hậu trường phim
23:50:28 19/05/2025
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm
Sao việt
23:44:13 19/05/2025
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc
Sao châu á
23:41:54 19/05/2025
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới
Ẩm thực
23:29:48 19/05/2025
Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi
Tin nổi bật
23:16:38 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025
Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò
Tv show
22:50:51 19/05/2025