Tổng thống Trump sắp gửi thư áp thuế đến 12 quốc gia, thuế suất lên tới 70%
Tổng thống Mỹ, người ban đầu muốn đàm phán thương mại trực tiếp, nay đã chọn cách tiếp cận khác: gửi thư áp thuế đến 12 quốc gia, với thuế suất lên tới 70%, ngay đầu tuần tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã ký các bức thư gửi tới 12 quốc gia, nêu rõ mức thuế mà hàng hóa của họ sẽ phải chịu khi xuất khẩu sang Mỹ. Những đề xuất theo kiểu “chấp nhận hoặc từ chối” này sẽ được gửi đi ngay đầu tuần tới.
Phát biểu với báo giới trên chuyên cơ Không lực Một trong chuyến bay tới New Jersey ngày 4/7, Tổng thống Trump từ chối nêu tên các quốc gia liên quan, nói rằng danh sách sẽ được công bố vào thứ Hai, 7/7.
Trước đó, hôm 3/7, Tổng thống Mỹ từng nói rằng lô thư đầu tiên sẽ được gửi vào 4/7, đúng ngày Quốc khánh Mỹ, nhưng lịch trình đã được điều chỉnh.
Trong bối cảnh một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu đang làm chao đảo thị trường tài chính và buộc các chính phủ phải chạy đua bảo vệ nền kinh tế của mình, Tổng thống Trump hồi tháng 4 đã công bố mức thuế cơ bản 10% với hầu hết các nước, kèm theo các mức bổ sung, có thể lên tới 50%.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngoài mức thuế cơ bản 10%, các mức bổ sung sau đó đã bị tạm hoãn trong 90 ngày để mở đường cho các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ với các đối tác nhằm đạt được thỏa thuận.
Thời hạn 90 ngày này sẽ kết thúc vào ngày 9/7, nhưng theo tuyên bố của ông Trump vào sáng 4/7, mức thuế bổ sung có thể còn cao hơn công bố hồi tháng 4, lên tới 70%, và phần lớn sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
“Tôi đã ký một số thư và chúng sẽ được gửi đi vào thứ Hai – có lẽ là 12 thư. Mức thuế khác nhau, khoản tiền khác nhau”, ông Trump nói khi được hỏi về kế hoạch áp thuế.
“Gửi thư thì tốt hơn”
Tổng thống Trump và các cố vấn hàng đầu của ông ban đầu từng tuyên bố sẽ khởi động các cuộc đàm phán với hàng loạt quốc gia để thảo luận về mức thuế đối ứng . Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ đã mất kiên nhẫn với quá trình này sau nhiều lần thất bại, đặc biệt là với các đối tác lớn như Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU).
Ông nhắc đến điều này ngắn gọn vào cuối ngày 4/7, khi nói với phóng viên: “Gửi thư thì tốt hơn… dễ dàng hơn nhiều.”
Ông Trump không đề cập đến dự đoán trước đó rằng một số thỏa thuận thương mại tổng thể có thể đạt được trước thời hạn ngày 9/7.
Đàm phán khó khăn, chiến thuật thay đổi
Việc Nhà Trắng thay đổi chiến thuật phản ánh khó khăn trong việc hoàn tất các thỏa thuận thương mại – từ thuế quan cho đến các rào cản phi thuế, như lệnh cấm nhập khẩu nông sản, đặc biệt là trong thời gian ngắn. Các thỏa thuận thương mại trước đây thường phải mất nhiều năm đàm phán mới có thể hoàn tất.
Tính đến thời điểm này, chính quyền Mỹ chỉ đạt được 2 thỏa thuận với hai đối tác thương mại là Anh và Việt Nam.
Với Anh, thỏa thuận được ký vào tháng 5, giữ nguyên mức thuế 10% và dành ưu đãi cho một số ngành, như ô tô và động cơ máy bay.
Với Việt Nam, mức thuế được giảm đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ từ mức ban đầu, trong khi nhiều sản phẩm của Mỹ sẽ được miễn thuế khi vào thị trường Việt Nam.
Một thỏa thuận dự kiến với Ấn Độ đến nay vẫn chưa thành hiện thực. Trong khi đó, các nhà ngoại giao EU hôm 4/7 cho biết họ chưa đạt được đột phá trong đàm phán với chính quyền Tổng thống Trump và có thể sẽ tìm cách duy trì hiện trạng để tránh bị tăng thuế.
Các nhà lãnh đạo châu Âu thảo luận về đề xuất thương mại mới nhất của Mỹ
Ngày 26/6, phát biểu trước báo giới sau hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết đã nhận được văn bản mới nhất từ phía Mỹ để tiếp tục đàm phán về thuế quan, nhưng không tiết lộ chi tiết về các yêu cầu từ Washington.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo bà von der Leyen, EU đang nghiên cứu tài liệu và tất cả các phương án đều được cân nhắc, từ việc sẵn sàng cho một thỏa thuận cũng như chuẩn bị cho khả năng không đạt được thỏa thuận thỏa đáng.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels(Bỉ), các nhà lãnh đạo EU đã thảo luận về đề xuất này của Mỹ và hiện đang vẫn chia rẽ giữa việc chọn một thỏa thuận nhanh chóng hay tiếp tục đàm phán để đạt được thỏa thuận tốt hơn dù sẽ mất nhiều thời gian hơn. Thủ tướng Đức Friedrich Merz kêu gọi một thỏa thuận "nhanh chóng và đơn giản", trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề nghị EU cần có lập trường cứng rắn hơn, kể cả áp thuế vào dịch vụ công nghệ của Mỹ. Theo một nhà ngoại giao EU, đề xuất của Mỹ là một văn bản mang tính nguyên tắc, trong đó Mỹ không muốn đề cập đến các ngành công nghiệp cụ thể.
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ chưa phản hồi về đề xuất mới này. Trong bối cảnh sắp đến thời hạn 9/7 mà chính quyền Trump đe dọa áp mức thuế quan cao hơn - điều có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến các ngành xuất khẩu của EU, từ ô tô đến dược phẩm. Hiện khối này đang phải chịu mức thuế nhập khẩu 50% của Mỹ đối với thép và nhôm, 25% đối với ô tô và phụ tùng ô tô cùng với mức thuế 10% đối với hầu hết các hàng hóa khác của EU mà Tổng thống Trump đã đe dọa có thể tăng lên 50% nếu không đạt được thỏa thuận.
Trong diễn biến liên quan, tại cuộc họp báo sau hội nghị, Chủ tịch EC cho biết sự hợp tác giữa EU và các nước ven Thái Bình Dương có thể làm nền tảng để tái cấu trúc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - tổ chức đang vật lộn để duy trì vai trò giữa cuộc chiến thuế quan và căng thẳng địa chính trị. Theo bà von der Leyen, các nước châu Á muốn có hợp tác mang tính cấu trúc với EU, và EU cũng mong muốn điều tương tự. Chủ tịch EC cho rằng có thể coi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là cơ sở để thiết kế lại WTO, để cho thế giới thấy rằng thương mại tự do giữa nhiều quốc gia là hoàn toàn khả thi.
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc ra tuyên bố cứng rắn Sáng 3/4 theo giờ Việt Nam, đã có thêm nhiều đối tác thương mại của Mỹ từ khắp các châu lục lên tiếng bày tỏ lo ngại về việc áp thuế đối ứng của Chính quyền Tổng thống Donald Trump. Xe ô tô chờ xuất khẩu tại cảng ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN. Sau Hàn Quốc, Australia, Liên minh châu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Philippines mua thêm tàu khu trục của Nhật Bản, gia tăng sức mạnh hải quân

Người dân Nhật Bản tiếp tục sơ tán khỏi khu vực có nguy cơ động đất mạnh

Israel cử phái đoàn đàm phán đến Qatar

Trung Quốc cảnh báo rò rỉ bí mật quốc gia khi người dân khi phát trực tiếp cảnh biển

Thông tin mới nhất về hậu quả trận lũ quét qua bang Texas của Mỹ

Những nỗi đau vẫn đang bao trùm trại hè Mystic sau trận lũ kinh hoàng ở Texas

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hoàn tất cuộc thẩm vấn lần hai

Chiến đấu cơ Mỹ chặn máy bay xâm phạm không phận gần sân golf của Tổng thống Trump

Vòm hơi khổng lồ ở Trung Quốc giúp ngăn bụi và tiếng ồn từ công trường

Tổng thống Ai Cập kêu gọi thúc đẩy nỗ lực giải quyết bế tắc chính trị ở Libya

Câu chuyện thành công về xóa đói giảm nghèo của Ấn Độ

Đại hội Đảng Cộng sản Cuba lần thứ IX đặt ra ưu tiên tái thúc đẩy kinh tế
Có thể bạn quan tâm

Pháo "tụt dốc" không phanh, tại Em Xinh "Say Hi"! Chuyện gì đang xảy ra?
Sao việt
16:52:11 06/07/2025
5 thói quen giúp giảm axit uric hiệu quả tại nhà
Sức khỏe
16:27:49 06/07/2025
Squid Game 3: lộ diện cảnh sát bị 'hỏi thăm' nhiều hơn người chơi 333, quá ngốc?
Hậu trường phim
16:17:00 06/07/2025
Phát hiện 1 thi thể phân hủy mạnh tại chung cư, nghi nữ diễn viên mất tích nhiều ngày qua
Sao châu á
16:08:34 06/07/2025
Ái nữ Đất Việt sở hữu đặc quyền VIP với 30 anh trai, lộ hint hẹn hò Dương Domic
Netizen
16:06:28 06/07/2025
TP.HCM: Người đàn ông đi sát lề đường vẫn va chạm xe khách, qua đời ngay tại chỗ
Pháp luật
15:52:32 06/07/2025
Cách thức khai thác AI hiệu quả trong nghiên cứu và viết học thuật
Thế giới số
15:39:46 06/07/2025
Chưa chính thức phát hành, tựa game này đã có gần 200.000 wishlist, người dùng Steam háo hức chờ đợi
Mọt game
15:39:31 06/07/2025
Cầu bị cuốn, ô tô lật do mưa lớn ở Nghệ An
Tin nổi bật
15:36:17 06/07/2025
Xê dịch với... Chan La Cà
Du lịch
15:33:58 06/07/2025