Tổng thống Trump thúc đẩy ‘xóa bỏ hoàn toàn’ chương trình hạt nhân của Iran
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông mong muốn Iran chấm dứt hoàn toàn chương trình hạt nhân của nước này, trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa hai nước đã bị hoãn lại.
Nhà máy chế biến dầu của Iran ở Ahvaz, tỉnh Khuzestan. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo đài RT (Nga) ngày 5/5, phát biểu trong chương trình Meet the Press của đài NBC hôm 4/5, khi được người dẫn chương trình Kristen Welker hỏi rằng ông có muốn hạn chế hay xóa bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của Iran hay không, ông Trump trả lời: “Xóa bỏ hoàn toàn. Vâng, đó là điều duy nhất tôi chấp nhận”.
Tổng thống Trump cũng bày tỏ hoài nghi về nhu cầu phát triển hạt nhân vì mục đích dân sự của Iran. Ông cho rằng nước này có nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào nên không cần đến năng lượng hạt nhân.
“Họ có rất nhiều dầu mỏ – tại sao lại cần hạt nhân? Năng lượng hạt nhân cho mục đích dân sự thường là tiền đề dẫn tới xung đột quân sự. Chúng tôi không muốn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Đó là một thỏa thuận rất đơn giản. Tôi không muốn họ có vũ khí hạt nhân vì điều đó sẽ đe dọa sự tồn tại của cả thế giới”, ông Trump nói thêm.
Tuyên bố của ông Trump được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Oman, ông Badr Al-Busaidi, thông báo rằng vòng đàm phán gián tiếp thứ tư giữa Mỹ và Iran đã bị hoãn lại vô thời hạn.
“Vì các lý do hậu cần, chúng tôi đang phải xây dựng lại lịch trình cuộc gặp Mỹ – Iran, vốn trước đó được ấn định vào ngày 3/5. Ngày gặp mới sẽ được thông báo sau khi hai bên nhất trí”, ông ông Al-Busaidi nói.
Ngay sau khi thông tin về việc trì hoãn đàm phán được công bố, Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ cấm hoàn toàn việc mua dầu và các sản phẩm hóa dầu của Iran. Ông cũng cảnh báo sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với bất kỳ quốc gia hoặc công ty nào vi phạm lệnh cấm này, bao gồm cả việc cấm giao thương với Mỹ dưới mọi hình thức.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth lên tiếng cảnh báo rằng Iran sẽ phải “gánh chịu hậu quả” vì ủng hộ lực lượng Houthi ở Yemen – nhóm vũ trang đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vào tàu thuyền qua Biển Đỏ và đang đối mặt với các chiến dịch không kích của Mỹ kể từ giữa tháng 3.
Video đang HOT
Căng thẳng tại Yemen – nơi Mỹ và Anh gần đây tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Houthi – đã phủ bóng tiến trình đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran, vốn trước đó được cả hai bên mô tả là “mang tính xây dựng.”
Trước khi đàm phán bị gián đoạn, Mỹ và Iran đã tiến hành ba vòng tiếp xúc gián tiếp tại Oman và Italy, với cả hai phía đều ghi nhận những tiến triển tích cực.
Tình hình thêm phức tạp khi ngày 4/5, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ có hành động đáp trả sau khi một tên lửa đạn đạo do Houthi phóng đã rơi gần sân bay Ben Gurion, ngoại ô Tel Aviv, khiến tám người bị thương.
Phía Houthi tuyên bố họ đang nhắm đến một “cuộc phong tỏa trên không toàn diện” đối với Israel nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết với người dân Palestine ở Gaza. Iran, trong khi đó, bác bỏ mọi cáo buộc rằng họ đứng sau các vụ tấn công này, cho rằng những lời buộc tội này là “gây hiểu lầm”.
Trước đây, trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 do Liên hợp quốc bảo trợ, với lý do Iran bí mật vi phạm các điều khoản. Tehran đã phủ nhận cáo buộc, nhưng sau đó cũng dần rút khỏi các cam kết trong thỏa thuận và tăng cường dự trữ urani đã làm giàu.
Gần đây, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi cảnh báo rằng Iran sẽ không khuất phục trước bất kỳ “áp lực hay đe dọa” nào từ phía Mỹ.
Tiết lộ phương án Israel tấn công cơ sở hạt nhân của Iran
Khi các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Iran giữa Washington và Tehran đang diễn ra, Israel được cho là đang cân nhắc "đòn tấn công giới hạn" vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Quang cảnh nhà máy điện hạt nhân Bushehr ở thành phố cùng tên của Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Dẫn lời các nguồn thạo tin, hãng tin Reuters của Anh cho biết tuy Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn đặt niềm tin vào con đường ngoại giao, nhưng Israel vẫn đang xem xét tiến hành một "đòn tấn công giới hạn" vào các cơ sở hạt nhân của Iran trong vài tháng tới.
Bản tin liên quan được Reuters đăng phát hôm thứ Bảy (19/4), theo giờ địa phương và được đài RT của Liên bang Nga ngày 20/4 dẫn lại.
Theo Reuters, các quan chức Israel đang cân nhắc một cuộc tấn công giới hạn sẽ chỉ yêu cầu mức độ hỗ trợ tối thiểu từ Mỹ, khác với chiến dịch ném bom quy mô lớn và kéo dài từng được xem xét trước đây.
Được biết, Israel đã trình bày với Washington một số phương án tấn công, "bao gồm những phương án có mốc thời gian vào cuối mùa xuân và mùa hè". Một quan chức cấp cao Israel nói với Reuters rằng chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra.
Hôm 16/4, báo The New York Times của Mỹ đưa tin Tổng thống nước này, ông Donald Trump đã từ chối đề xuất của Israel về các cuộc tấn công "quy mô lớn", thay vào đó chọn theo đuổi con đường ngoại giao.
"Tôi không vội làm điều đó, bởi vì tôi nghĩ rằng Iran có cơ hội trở thành một đất nước tuyệt vời và sống hạnh phúc mà không có cái chết, và tôi muốn thấy điều đó. Đó là lựa chọn đầu tiên của tôi", ông Trump nói với các phóng viên hôm thứ Năm (16/4).
Một quan chức an ninh cấp cao của Iran nói với Reuters rằng Tehran đã "nhận được thông tin tình báo từ các nguồn đáng tin cậy rằng Israel đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công lớn nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran". Trước đó, các quan chức Iran đã nhiều lần tuyên bố sẽ đáp trả bất kỳ hành động gây hấn nào.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi (phải) và Đặc phái viên của Tổng thống về vấn đề Trung Đông Steve Witkoff. Ảnh: PressTV/TTXVN
Thôn tin nêu trên xuất hiện khi phái đoàn Mỹ và phái đoàn Iran đã tiến hành các cuộc thảo luận gián tiếp về chương trình hạt nhân của Tehran tại Rome.
Một nguồn tin am hiểu tình hình nói với đài RT của Liên bang Nga rằng vào hôm 19/4, phái đoàn Mỹ cố gắng đưa ra các yêu cầu "thực tế" với Iran trong các cuộc đàm phán do Oman làm trung gian tổ chức ở Rome.
Các phái đoàn, do đặc phái viên Mỹ phụ trách Trung Đông, ông Steve Witkoff và Bộ trưởng Ngoại giao Iran, ông Abbas Araghchi dẫn đầu, ngồi trong các phòng riêng biệt khi các nhà trung gian từ Oman truyền đạt thông điệp giữa hai bên.
Các cuộc đàm phán này diễn ra hai tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ "ném bom" Iran nếu không đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân của nước này.
Một nguồn tin am hiểu các cuộc thảo luận cho RT biết rằng: "Phái đoàn Mỹ đã cố gắng đưa ra các yêu cầu một cách thực tế hơn trong vòng đàm phán thứ hai" trong khi đó một quan chức Mỹ nói với CBS News rằng hai bên "đã đạt được những tiến triển rất tốt trong các cuộc thảo luận trực tiếp và gián tiếp".
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi đã viết trên nền tảng mạng xã hội X (Twitter trước đây) rằng: "Bầu không khí tương đối tích cực tại Rome đã tạo điều kiện để đạt được tiến triển trong các nguyên tắc và mục tiêu của một thỏa thuận tiềm năng".
Ông Araghchi cũng cho biết nhiều người ở Tehran tin rằng thỏa thuận hạt nhân năm 2015, được biết đến với tên gọi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), "đã không còn phù hợp với chúng tôi nữa".
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Iran, các chuyên gia kỹ thuật dự kiến sẽ gặp lại nhau trước vòng đàm phán tiếp theo giữa ông Witkoff và ông Araghchi tại Oman vào ngày 26/4.
RT cho biết thêm Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ khỏi JCPOA trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, cáo buộc Cộng hoà Hồi giáo Iran bí mật vi phạm thỏa thuận.
Ông Trump đã tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran và vào tháng 2 vừa qua, chính thức tái khởi động chiến dịch "gây áp lực tối đa" nhằm vào Tehran.
Đối với Iran, nước này đã phủ nhận mọi cáo buộc liên quan, nhưng từng bước thu hồi các cam kết theo JCPOA, bao gồm việc tăng mức làm giàu uranium.
Phát biểu hôm thứ Bảy (19/4), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, ông Esmaeil Baghaei nhấn mạnh: "Chương trình hạt nhân của Iran hoàn toàn vì mục đích hòa bình, và Iran sẵn sàng xóa bỏ mọi nghi ngờ liên quan đến vấn đề này".
Thành Nam/Báo Tin tức và Dân tộc
Washington và Tehran công bố kết quả cuộc đàm phán đầu tiên về chương trình hạt nhân Iran Cả Washington và Tehran đều mô tả cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Iran tại Oman là "mang tính xây dựng" và hai bên đã đồng ý sớm gặp lại để tiến hành các "cuộc đàm phán thực chất". Ngoại trưởng Abbas Araqchi (phải) và Đặc phái viên của Tổng thống về vấn đề Trung Đông Steve Witkoff. Ảnh: PressTV/TTXVN Đài...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động thái đặc biệt của Mỹ sau khi đàm phán Nga - Ukraine bế tắc

Tai nạn liên hoàn, giải đua xe đạp danh giá buộc phải tạm dừng

Ông Putin lần đầu lên tiếng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine

Ukraine tìm "điểm mù" trên phòng tuyến Nga để tái xuất mặt trận Kursk

Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 của Nga

4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria

Điện Kremlin lên tiếng sau khi ông Trump "chốt" điện đàm với ông Putin

Tranh cãi tính năng tàng hình của F-35 Mỹ sau vụ suýt bị Houthi bắn hạ

Tàu hải quân Mexico đâm vào cầu Brooklyn

Nữ sinh 13 tuổi bị lao đâm trúng trong giờ thể dục

Bức xúc với mệnh lệnh "vô nghĩa", chỉ huy đơn vị tinh nhuệ Ukraine từ chức
Có thể bạn quan tâm

Nông Thúy Hằng: Từ học sinh giỏi văn đến hoa hậu người Tày khiến cả nước tự hào
Sao việt
11:47:45 19/05/2025
Vụ du khách nước ngoài bị xé thẻ khi lên máy bay: Thái độ nhân viên tranh cãi
Netizen
11:33:26 19/05/2025
6 nguyên tắc vàng khi thiết kế phòng khách
Sáng tạo
11:26:20 19/05/2025
Chỉ vì 1 đôi hoa tai, mỹ nhân 17 tuổi bị lộ gia thế khủng, hóa ra là "công chúa hào môn" trong truyền thuyết
Sao châu á
11:18:56 19/05/2025
Pep Guardiola giải thích lý do Haaland không đá phạt đền
Sao thể thao
11:14:25 19/05/2025
Bất chấp lục đục gia đình, tài sản của vợ chồng Beckham tăng vọt, sắp đuổi kịp Quốc vương Anh
Sao âu mỹ
11:14:10 19/05/2025
Cháy xưởng giày da ở Vĩnh Phúc, 30 xe cứu hỏa đến hiện trường
Tin nổi bật
11:11:35 19/05/2025
Sedan cỡ B tháng 4: City lên ngôi, Accent và Vios giảm sức tiêu thụ
Ôtô
11:08:17 19/05/2025
Công an đột kích quán bar Sky, phát hiện nhiều người dương tính ma túy
Pháp luật
11:05:23 19/05/2025
Ngủ đủ giấc giúp phục hồi và tái tạo da như thế nào?
Làm đẹp
10:51:23 19/05/2025