Tổng thống Trump thực sự muốn gì từ các thỏa thuận thương mại mới?
Tổng thống Trump dùng thuế quan để phục hồi sản xuất, tăng thu ngân sách và gây áp lực đàm phán – nhưng liệu có thể đạt mọi mục tiêu cùng lúc mà không đánh đổi?
Trong cuộc họp báo tại Washington, D.C., ngày 7/7/2025, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt công bố bức thư của Tổng thống Donald Trump gửi tới Tổng thống Hàn Quốc, trong đó thông báo mức thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc và Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh CNN ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gấp rút hoàn tất các thỏa thuận thương mại trước một thời hạn tự đặt ra, khi thuế quan sẽ tăng đối với hàng chục quốc gia trên khắp thế giới . Trong nhiệm kỳ của ông Trump, tin tức về thuế quan đã trở thành một phần không thể thiếu trong chính sách kinh tế. Tuy nhiên, đằng sau những động thái dồn dập này, liệu mục tiêu thực sự của lãnh đạo Mỹ là gì, và liệu những công cụ kinh tế này có thể thực sự đạt được tất cả những tham vọng đó?
4 trụ cột trong chính sách thuế quan
Video đang HOT
Tổng thống Trump thường coi thuế quan như một loại “thuốc chữa bách bệnh” – một công cụ kinh tế tổng hợp có khả năng đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc. Có thể khái quát thành bốn trụ cột chính trong chính sách thuế quan của ông:
Thứ nhất, khôi phục năng lực sản xuất của nước Mỹ: Đây là một trong những mục tiêu được nhắc đến thường xuyên nhất. Ông Trump tin rằng việc áp thuế lên hàng hóa nước ngoài sẽ khuyến khích các công ty đưa nhà máy và việc làm trở lại Mỹ. Ông đã nhiều lần cảnh báo: “Nếu bạn không sản xuất sản phẩm của mình tại Mỹ, … dưới chính quyền Trump, bạn sẽ phải trả thuế quan và trong một số trường hợp, mức thuế khá cao”.
Thứ hai, tăng doanh thu tại Mỹ: Ông Trump từng ước tính thuế quan có thể mang lại hàng nghìn tỷ USD doanh thu hàng năm, thậm chí đủ để cắt giảm thuế thu nhập cho người dân Mỹ. Nhà lãnh đạo Mỹ tin rằng đây là một nguồn thu khổng lồ có thể giúp giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách.
Thứ ba, cân bằng cán cân thương mại : Với quan điểm rằng các quốc gia khác đang “lừa đảo” người Mỹ bằng các rào cản thương mại cao, chính quyền Trump mong muốn thu hẹp thâm hụt thương mại . Ông đã đưa ra mức thuế quan “có đi có lại” được tính toán dựa trên mức độ thâm hụt thương mại với từng quốc gia.
Thứ tư, gây sức ép buộc các nước khác phải thiết lập các chính sách có lợi cho Mỹ: Thuế quan được sử dụng như một “cây gậy” để ép buộc các quốc gia phải ngồi vào bàn đàm phán và chấp thuận các yêu cầu của Mỹ. Các bức thư mới đây gửi tới Nhật Bản và Hàn Quốc, thông báo về mức thuế 25% có hiệu lực từ ngày 1/8, cũng được xem là một chiến thuật gây áp lực để đạt được thỏa thuận.
Những “chiến thắng” ban đầu và thực tế mâu thuẫn
Trong những tháng đầu nhiệm kỳ, chính quyền Trump đã đạt được một số “thành công” ban đầu. Một số công ty lớn như Apple (tuyên bố đầu tư 500 tỷ USD vào sản xuất tại Mỹ), GE Appliances (chuyển nhà máy sản xuất máy giặt từ Trung Quốc sang Mỹ với nửa tỷ USD) và General Motors (chi 4 tỷ USD để tăng sản lượng tại Mỹ) đã công bố các khoản đầu tư lớn vào sản xuất trong nước. Doanh thu thuế quan cũng ghi nhận mức hàng chục tỷ USD mỗi tháng, với Bộ Tài chính Mỹ cho biết đã thu được khoảng 20 tỷ USD mỗi tháng trong vài tháng qua. Thâm hụt thương mại của Mỹ cũng đã giảm khoảng một nửa, từ khoảng 130 tỷ USD xuống còn khoảng 60 tỷ USD vào tháng 5 năm nay, chủ yếu do mức thuế 145% áp lên Canada, tạo ra lệnh phong tỏa hiệu quả đối với hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế và lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo rằng những dấu hiệu thành công ban đầu này có thể chỉ là “cú sốc ban đầu đối với hệ thống”. Nhiều quyết định đầu tư sản xuất tại Mỹ đã được đưa ra trước hoặc độc lập với chính sách thuế quan của chính quyền Trump. Hơn nữa, việc tìm kiếm lao động sản xuất lành nghề tại Mỹ rất khó khăn, với 414.000 việc làm trong lĩnh vực sản xuất không có người làm vào tháng 5/2025. Chi phí lao động cao tại Mỹ cũng là một trở ngại, khiến các chuyên gia ước tính chi phí của một chiếc iPhone sẽ tăng vọt lên hơn 3.000 USD nếu sản xuất tại đây.
Đáng báo động hơn, việc làm trong ngành sản xuất không hề bùng nổ. Sau khi tăng 9.000 việc làm trong hai tháng đầu nhiệm kỳ, con số này đã giảm 7.000 việc làm trong mỗi hai tháng qua, khiến số lượng việc làm trong ngành sản xuất hiện thấp hơn so với khi Tổng thống Trump nhậm chức.
Ngoài ra, nếu thuế quan là một công cụ gây áp lực, chúng phải được dỡ bỏ khi các quốc gia nhượng bộ, điều này lại đi ngược lại mục tiêu tăng doanh thu thuế quan và khôi phục cán cân thương mại. Nếu mục tiêu là thúc đẩy sản xuất trong nước, thì việc các công ty chuyển sản xuất về Mỹ đồng nghĩa với việc họ sẽ không phải trả thuế, làm giảm nguồn thu từ thuế quan.
Torsten Slok, nhà kinh tế trưởng tại Apollo Global Management, chỉ ra rằng để thuế quan có thể thay thế hoàn toàn thuế thu nhập liên bang (khoảng 3 nghìn tỷ USD mỗi năm), mức thuế quan sẽ cần phải đạt ít nhất 100% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, với việc nhu cầu sẽ giảm khi giá tăng, con số thực tế có thể lên tới 200%. Đây là mức cao hơn rất nhiều so với mức mà chính quyền Trump đang đe dọa áp dụng cho một số quốc gia.
Thêm vào đó, việc giảm thâm hụt thương mại thông qua thuế quan có thể không bền vững. Các nhà kinh tế cho rằng thâm hụt thương mại không phải lúc nào cũng là dấu hiệu xấu, mà có thể phản ánh một nền kinh tế mạnh. Hơn nữa, nhiều sản phẩm không thể được trồng hoặc sản xuất tại Mỹ một cách hiệu quả, và việc giảm khoảng cách thương mại có thể là dấu hiệu cho thấy sức mua của Mỹ đang suy yếu.
Thâm hụt thương mại Mỹ giảm mạnh
Các số liệu thương mại vừa được công bố tại Mỹ, Canada và các động thái từ châu Âu cho thấy những tác động nhất định từ chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tàu chở hàng tại cảng Los Angeles, bang California (Mỹ). Ảnh: THX/TTXVN
Theo Bộ Thương mại Mỹ, thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 4/2025 đã giảm mạnh xuống còn 61,6 tỷ USD, giảm hơn 55% so với mức kỷ lục 138,3 tỷ USD của tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu là do kim ngạch nhập khẩu trong tháng 4 giảm 16,3%, xuống còn 351 tỷ USD, trong bối cảnh biện pháp của chính quyền Tổng thống Trump áp thuế cơ bản 10% đối với hầu hết các đối tác thương mại có hiệu lực trong tháng 4.
Trong khi đó, chính sách thuế quan của Mỹ đối với hoạt động thương mại của Canada bộc lộ những tác động tiêu cực. Cơ quan thống kê Canada ngày 5/6 cho biết thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 4 đã tăng vọt lên 7,1 tỷ đôla Canada (tương đương 5,2 tỷ USD) - mức cao nhất từ trước tới nay. Nguyên nhân chính là do xuất khẩu ô tô và linh kiện của Canada sang Mỹ sụt giảm mạnh sau khi Mỹ áp thuế đối với các mặt hàng ô tô, thép và nhôm của Canada. Xuất khẩu của Canada sang Mỹ đã giảm tới 26,2% kể từ tháng 1, buộc các nhà sản xuất ô tô tại Canada phải cắt giảm sản lượng.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng, các nhà sản xuất ô tô châu Âu đang đề xuất những sáng kiến nhằm ngăn chặn nguy cơ bị áp thuế. Giám đốc điều hành tập đoàn Mercedes-Benz, ông Ola Kaellenius, cho biết hãng này đã đề xuất một cơ chế "bù trừ thuế quan" với Mỹ, theo đó, số lượng ô tô được xuất khẩu giữa hai bên sẽ được miễn thuế tương ứng. Ông Kaellenius nhận định mô hình này có thể trở thành tiền lệ cho các ngành khác và đang được thảo luận giữa các bên liên quan.
Tác động của việc giảm thuế quan với kinh tế Mỹ Giảm căng thẳng thương mại Mỹ - Trung mở ra cơ hội phục hồi kinh tế Mỹ, với dự báo GDP được nâng và niềm tin đầu tư dần trở lại. Quang cảnh cảng hàng hóa tại Bayonne, New Jersey, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN. Sau nhiều tháng leo thang căng thẳng và áp đặt thuế quan qua lại, động thái xoa dịu căng thẳng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chính trị Mỹ trước thách thức từ tỉ phú Elon Musk

Indonesia: Lũ lụt nghiêm trọng khiến nhiều người phải sơ tán

Đan Mạch nêu các ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU

Tỷ lệ tiêm chủng thấp, Australia đối mặt thách thức lớn khi biến thể XFG lan rộng

Chính quyền miền Đông Libya trục xuất phái đoàn cấp cao châu Âu

Chạy đua khắc phục lũ quét ở Texas

Tổng thống Mỹ sắp 'chốt hạ' về thuế quan

Tổng thống Donald Trump dự kiến áp thuế 50% đối với đồng

Hòa đàm ở Gaza vẫn chưa có tiến triển

Qantas xác nhận hơn 5,7 triệu khách hàng bị lộ dữ liệu sau vụ tấn công mạng

Chủ rơi xuống khe băng sâu 8 m, chú chó Chihuahua giúp giải cứu

Brazil và Ấn Độ cam kết tăng gấp ba kim ngạch thương mại song phương
Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch showbiz bị rapper diss là bất tài, netizen trước hay khịa nay lại "quay xe" bênh vực
Nhạc quốc tế
22:39:42 09/07/2025
Một HLV Rap Việt làm rõ việc tham gia Anh Trai Say Hi mùa 2
Nhạc việt
22:30:23 09/07/2025
Ông chủ của sòng bạc King Club bị tố chiếm đoạt 5,57 triệu USD?
Pháp luật
22:29:34 09/07/2025
Á hậu mắc ung thư vú bị đại gia ruồng bỏ, phải bán rẻ đồ đạc trong nhà để cứu mạng mình và 2 con
Sao châu á
22:26:44 09/07/2025
Diễn viên "lùn nhất" Việt Nam đáp trả khi bị nói ăn bám chồng Tây, không biết làm nghề gì
Sao việt
22:23:07 09/07/2025
Dynamic Island trên iPhone 17 sẽ có thay đổi lớn
Thế giới số
22:22:52 09/07/2025
KIA Morning sắp ngừng bán để thay bằng mẫu xe điện đô thị giá rẻ
Ôtô
22:14:56 09/07/2025
Ô tô biển xanh nổ lốp trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, 5 người thương vong
Tin nổi bật
22:10:07 09/07/2025
Rất ít nghệ sĩ bị đưa vào danh sách đen hoàn toàn trong ngành công nghiệp giải trí Mỹ
Sao âu mỹ
21:57:36 09/07/2025
Cựu bộ trưởng Nga chết trong xe vài giờ sau khi bị cách chức
