Tổng thư ký ASEAN: “Rất đáng thất vọng!”, một kết cục “chưa từng có”
“Bất cứ khi nào họ (ASEAN) không làm gì, thì đó đã là một thắng lợi đối với Trung Quốc”
Trung Quốc đang tìm mọi cách khẳng định yêu sách (vô lý, phi pháp – PV) của mình trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông được thể hiện rất rõ thông qua việc phá vỡ các cuộc đàm phán với ASEAN và chia rẽ nội khối ASEAN kết hợp với những động thái leo thang mới trên thực địa.
Mặc dù Philippines, Việt Nam đã rất nỗ lực xây dựng COC, Mỹ gây áp lực song kết quả vẫn là con số 0, một điều đã được dự báo trước về thái độ phản ứng của Trung Quốc
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, ASEAN – Trung Quốc và Diễn đàn an ninh ASEAN (ARF) tại Phnom Penh vừa kết thúc mà không đạt được bất cứ thỏa thuận nào mang tính ràng buộc về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) với Trung Quốc.
Thậm chí lần đầu tiên trong lịch sử, một hội nghị khu vực của ASEAN mà không ra được tuyên bố chung vì những mâu thuẫn trong nội dung tuyên bố giữa Philippines và Campuchia – với vai trò Chủ tịch luân phiên tìm mọi cách né tránh những gì có thể khiến mất lòng Trung Quốc.
Đặc biệt hơn ở chỗ, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tham dự các cuộc đàm phán và gây áp lực để các bên thảo luận đa phương về cơ chế giảm bớt căng thẳng trên biển Đông, trong khi Trung Quốc nhất quyết đòi đàm phán tay đôi và không chịu ngồi vào bàn trao đổi về COC.
Tổng thư ký ASEAN phải thốt lên: Rất đáng thất vọng!
Tổng thư ký ASEAN, Tiến sĩ Surin Pitsuwan phải thốt lên: “Rất đáng thất vọng!”, một kết cục “chưa từng có” trong 45 năm lịch sử của khu vực.
Ông cho rằng “ASEAN sẽ cần phải tìm hiểu xem làm thế nào để củng cố (quan hệ nội khối) và phối hợp giữa các bên nếu (ASEAN) muốn tham gia vào cộng đồng toàn cầu”.
Giám đốc Sở nghiên cứu châu Á thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ, ông Dan Blumenthal đánh giá: “Bất cứ khi nào họ (ASEAN) không làm gì, thì đó đã là một thắng lợi đối với Trung Quốc”.
Mặc dù trước đó ASEAN đã thống nhất những nội dung cơ bản của DOC, nhưng khi đưa ra thì Bắc Kinh nhất quyết từ chối và Campuchia kiên quyết không đưa những vấn đề liên quan đến biển Đông vào thông cáo chung Hội nghị.
Video đang HOT
Ông Dương Khiết Trì dự các hội nghị tại Phnom Penh vẫn khăng khăng từ chối đàm phán COC
Kim Lạn Vinh, Phó viện trưởng viện Quan hệ quốc tế đại học Nhân dân Trung Quốc thậm chí còn cho biết, “ trên góc độ chiến thuật, Bắc Kinh sẽ chủ động hơn” trong vấn đề biển Đông trong việc tăng cường giao thiệp với Mỹ và mở rộng sự hiện diện của mình trên biển Đông, “xem xét khoan dầu và phái nhiều tàu đến đó”.
Tờ Nhật báo Phố Wall ra ngày 14/7 nhận định, sự thất bại của cuộc đàm phán tại Phnom Penh dưới nhiều góc độ là một trở ngại cho Mỹ vốn đang cố gắng mở rộng sự tham gia của mình vào khu vực và từ lâu Washington đã nỗ lực củng cố ASEAN như một khối thống nhất kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc.
Mặc dù một kết cục như vậy có thể đã được dự báo trước bởi những nước cờ lobby hết sức lộ liễu từ phía Bắc Kinh, nhưng với động thái vừa rồi của Ngoại trưởng Hillary Clinton, có thể thấy Mỹ không dễ dàng bỏ cuộc.
Bà Hillary Clinton đã công bố tài trợ 50 triệu USD cho sáng kiến hạ lưu sông Mê Kông, lần đầu tiên thăm Lào với cương vị của một Ngoại trưởng Mỹ sau 57 năm, gặp Tổng thống Myanmar Thein Sein ….
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Mỹ ủng hộ quan điểm và những nỗ lực của Việt Nam đối với việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông
Và như để trấn an các bên liên quan, tăng tính cam kết về một sự quay lại của Mỹ, bà Clinton nhận định, các cuộc đàm phán đã chứng minh sự tiến bộ vì nó đã cho thấy các quốc gia ASEAN đã sẵn sàng để thảo luận các vấn đề khó khăn, đạt được sự đồng thuận về nội dung chính của COC để đàm phán với Bắc Kinh là một ví dụ.
Với những gì đã và đang diễn ra trên biển Đông và biển Hoa Đông, có thể thấy Trung Quốc sẽ còn tiếp tục lấn lướt và có
nhiều động thái nguy hiểm hơn
nữa trên các vùng biển tranh chấp.
Cụ thể, Bắc Kinh hoàn toàn có thể tăng tần suất hoạt động của lực lượng “bán vũ trang” trên biển là tàu Hải giám, Ngư chính hoạt động theo biên đội tại các vùng biển tranh chấp,
kéo dàn khoan ra sát biên đường lưỡi bò phi pháp, phi lý do họ tự vẽ ra liếm trọn gần 90% diện tích biển Đông và thậm chí, ăn sâu vào thềm lục địa các nước liên quan để vơ vét tài nguyên
.
Trong đó đáng lưu ý hơn cả là vị trí 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong thềm lục địa Việt Nam mà vừa qua tập đoàn Dầu khí hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) dám mời thầu quốc tế, một động thái leo thang phi pháp bất chấp công luận và luật pháp quốc tế.
Lực lượng tàu Hải giám 4 chiếc kéo ra hoạt động trái phép tại khu vực Trường Sa quấy rối, ngăn cản hoạt động của lực lượng chức năng Việt Nam ngay trước thềm hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và ARF
Ngoài ra khu vực phía Nam quần đảo Trường Sa đặc biệt là khu vực bãi Tư Chính nơi có nhiều lô dầu khí Việt Nam khai thác, rất có thể Trung Quốc phái tàu ra quấy phá, thậm chí liều lĩnh kéo dàn khoan ra tận khu vực này.
Về mặt ngư nghiệp, Trung Quốc sẽ tiếp tục tổ chức các đội tàu cá lớn đánh bắt tại khu vực quần đảo Trường Sa với mục đích chính là lấn lướt, gây căng thẳng tình hình nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền (phi lý, phi pháp, vô hiệu) đối với biển Đông kết hợp các hoạt động thu thập tin tức tình báo quân sự.
Dường như Bắc Kinh đang tiếp tục lấn tới xem khả năng chịu đựng của Mỹ, Nhật Bản và các bên liên quan trên biển Đông tới đâu khi bỏ ngoài tai mọi phản ứng gay gắt của các quốc gia này. Khi nào gần đến “giới hạn cuối cùng” của sự chịu đựng, khi ấy Bắc Kinh mới có khả năng chịu ngồi vào bàn đàm phán nhưng lúc này họ đã chiếm thế thượng phong trên thực địa.
Do đó, hơn bao giờ hết các bên liên quan cần đoàn kết chặt chẽ, đặc biệt tranh thủ sự ủng hộ, tham vấn lẫn nhau với các bên thứ 3 có quyền lợi và tuyên bố có quyền lợi trên biển Đông, ủng hộ cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, đa phương, tuân thủ Công ước biển Liên Hợp Quốc 1982 và thông qua trọng tài quốc tế, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ.
Theo GDVN
Nga tổ chức tập trận Hải quân, đưa 12 tàu chiến tới thăm Syria
12 chiếc tàu chiến thuộc 3 hạm đội Hải quân Nga sẽ tham gia các cuộc diễn tập quân sự kéo dài 3 tháng và sẽ ghé thăm cảng Tartus của Syria.
Theo RT ngày 12/7, 12 chiếc tàu chiến thuộc 3 hạm đội Hải quân Nga sẽ tham gia các cuộc diễn tập quân sự kéo dài 3 tháng và dự kiến sẽ ghé thăm cảng Tartus của Syria, nơi có một căn cứ của Nga.
Tàu Đô đốc Chabanenko của Hải quân Nga.
Mục tiêu chính của đợt diễn tập quân sự lần này là nhằm để kiểm tra sự phối hợp giữa các hạm đội khi cần thực hiện một nhiệm vụ chung và không liên quan tới cuộc xung đột chính trị tại Syria - Bộ Quốc phòng Nga cho biết.Các tàu chiến và tàu hậu cần tham gia tập trận đến từ Hạm đội Biển Đen, Hạm đội Biển Bắc và Hạm đội Baltic của Nga.
Cụ thể, Hạm đội Biển Đen sẽ đóng góp nhiều tàu nhất gồm 1 tàu khu trục, 4 tàu đổ bộ xe tăng và 2 tàu hỗ trợ. Các tàu này đã rời căn cứ ở Severomorsk và đang hướng đến điểm hẹn ở Bắc Đại Tây Dương, nơi họ sẽ gặp 1 tàu hộ tống và 1 tàu chở dầu tiếp nhiên liệu của Hạm đội Baltic.
Sau đó, hai nhóm tàu trên cùng tiếp tục lên đường tới Biển Đen và Địa Trung Hải, nơi họ sẽ tiến hành tập trận chung với 2 tàu đổ bộ xe tăng và 1 tàu hộ tống của Hạm đội Biển Đen cũng đang trên đường tới đây.
Các chiến hạm của Hạm đội Biển Đen thể hiện sức mạnh trong lần bắn thử tên lửa tại Ukraina.
Trong khuôn khổ của hoạt động này, nhóm tàu chiến trên của Nga cũng sẽ ghé thăm cảng Tartus của Syria - một nguồn tin quân sự của Nga nói với RT. Các tàu chiến sẽ bổ sung nhiên liệu và các vật tư cần thiết tại đây.Kế hoạch trên của Hải quân Nga không là mối lo ngại đối với Washington - các quan chức Mỹ cho biết sau khi thông tin về kế hoạch tập trận của Nga được tiết lộ hồi đầu tuần này.
"Chúng tôi không có lý do nào để tin rằng động thái này là một việc làm bất thường, nhưng chúng tôi hy vọng chính phủ Nga sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết" - Erin Pelton, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nói với AFP.
Các cuộc tập trận không liên quan tới cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại Syria - một nguồn tin từ giới ngoại giao Nga khẳng định với hãng tin Interfax.
"Chúng tôi không có gì phải che giấu... Đó là một cuộc diễn tập theo lịch, là chuyến đi thường xuyên của các tàu, không liên quan tới các sự kiện tại Syria" - nguồn tin cho biết.
Tuần trước, NATO đã phát động một cuộc tập trận chung chống khủng bố tại Địa Trung Hải, cách không xa biên giới của Syria.
Theo GDVN
Nga sẽ vẫn cung cấp hệ thống phòng không cho Syria Nga cho biết nước này sẽ thực hiện hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không cho Syria và không có kế hoạch áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với chính quyền Damascus. Theo Telegraph, ngày 11/7, Nga cho biết nước này sẽ thực hiện hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không cho Syria và không có kế hoạch áp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thổ Nhĩ Kỳ : 'Con át chủ bài' cản bước EU loại bỏ khí đốt Nga?

Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh phát cảnh báo sau nhiều vụ mất tích

Ông Trump nói gì với Tim Cook khi đạt được thỏa thuận thuế với Trung Quốc?

LHQ kêu gọi ngăn chặn hậu quả nhân đạo nghiêm trọng tại Dải Gaza

Kịch bản khiến cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump đột ngột ngừng lại vào tháng 6

Nga thành lập trung đoàn thiết bị không người lái để đối phó chiến thuật mới của Ukraine

Tổng thống Trump công du Vùng Vịnh: Mục tiêu kinh tế, rủi ro ngoại giao?

Saudi Arabia đạt cột mốc quan trọng trong nỗ lực nội địa hóa sản xuất quốc phòng

Ngoại trưởng Mỹ sẽ dự cuộc đàm phán hòa bình Nga - Ukraine

Nhà lãnh đạo Triều Tiên truyền đạt nhiệm vụ 'then chốt' khi thị sát lực lượng đặc nhiệm tập trận

Ukraine hoàn tất thủ tục cho thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Mỹ, Saudi Arabia ký kết các thỏa thuận hợp tác trị giá hơn 300 tỷ USD
Có thể bạn quan tâm

Nguyên Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong nhận bao nhiêu tiền "cảm ơn"?
Pháp luật
16:12:26 14/05/2025
Ngọc Kem 'trả thù' ViruSs một cách 'ngọt ngào', 'mở bài' khoe dáng gây bão mạng
Netizen
16:10:28 14/05/2025
Lưu Diệc Phi công khai tình trẻ lộ loạt khoảnh khắc ngọt ngào không phải tin đồn
Sao châu á
15:52:11 14/05/2025
Ý Nhi được Ấn Độ ưu ái, phát tín hiệu 'Thùy Tiên', vẫn bị anti quốc tế gạch tên
Sao việt
15:35:21 14/05/2025
Cập nhật bảng giá xe Honda Wave RSX FI 110 mới nhất tháng 5/2025
Xe máy
15:30:42 14/05/2025
Ngắm bản dựng concept Toyota Corolla Sedan 2027 với nhiều công nghệ mới
Ôtô
15:28:56 14/05/2025
Kay Trần, Thanh Duy được mời đóng phim điện ảnh nhờ sức hút từ show 'Anh trai'?
Hậu trường phim
15:27:37 14/05/2025
Chồng bị nhân tình "lột sạch" tiền, quay về quỳ gối xin tôi một điều
Góc tâm tình
15:23:37 14/05/2025
Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh
Tin nổi bật
15:11:36 14/05/2025
Nguyễn Quang Anh: Từ "Về nhà đi con" đến nghiêm túc với sân chơi âm nhạc
Tv show
15:06:53 14/05/2025