Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cảnh báo Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
Tổng thư ký Ban Ki-moon cho biết ông đã cảnh báo với Trung Quốc về việc phải giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. Ảnh: CCTV.
Theo Reuters, tuyên bố của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon được đưa ra hôm nay, sau cuộc gặp ở Bắc Kinh với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Tài khoản Twitter của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) dẫn lời ông Vương nói với Tổng thư ký Ban rằng vụ Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài là “bất hợp pháp”.
Trung Quốc ngang nhiên vẽ ra “đường 9 đoạn”, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Philippines khởi kiện các yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông vào năm 2013. Hai năm sau, Tòa trọng tài tuyên bố họ có thẩm quyền xử vụ kiện này. Tòa trọng tài dự kiến đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện này vào ngày 12/7.
Trong khi đó, Trung Quốc khăng khăng không chấp nhận vụ kiện và từ chối tham gia tiến trình. Trong Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore mới đây, các quan chức quân sự Trung Quốc thẳng thừng tuyên bố rằng nước này sẽ không tuân thủ phán quyết sắp tới của tòa.
Văn Việt
Video đang HOT
Theo VNE
Ba kịch bản phản ứng của Trung Quốc sau phán quyết 'đường lưỡi bò'
Chuyên gia đánh giá rằng Trung Quốc có thể án binh bất động để sự kiện trôi qua nhưng cũng có khả năng gia tăng áp lực ở nhiều điểm nóng tại châu Á.
Tàu quân sự Trung Quốc tại Biển Đông hồi tháng 5. Ảnh: AFP
Tòa Trọng tài ở The Hague sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách "đường 9 đoạn" Trung Quốc đơn phương vẽ ra ở Biển Đông vào ngày 12/7. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng phán quyết của tòa sẽ bất lợi cho Trung Quốc.
Theo Asia Times, Harry J. Kazianis, chuyên gia về chính sách quốc phòng tại Trung tâm vì Lợi ích Quốc gia, Mỹ, vạch ra ba kịch bản về hành động của Trung Quốc sau khi tòa ra phán quyết.
Án binh bất động
Kịch bản thứ nhất là Trung Quốc sẽ không có phản ứng quyết liệt. Bắc Kinh chỉ đơn giản đưa ra tuyên bố nói Biển Đông là vùng biển chủ quyền của mình và để sự kiện trôi qua.
Trong cách nhìn của Trung Quốc, đây không phải là lựa chọn tồi. Bắc Kinh có thể tiếp tục xây các đảo nhân tạo, biến chúng thành những căn cứ quân sự nhỏ với những vũ khí chống hạm mới nhất, điều động các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom đến các đường băng ở đây, biến biển Đông thành một khu vực chống tiếp cận (A2/AD). Trong kịch bản này, Bắc Kinh sẽ bày tỏ sự tức giận của họ đối với phán quyết, nhưng chỉ đơn giản là tiếp tục những điều họ đã làm.
Tuy nhiên, phản ứng nhẹ như vậy rất khó xảy ra. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức chính phủ sẽ chịu sức ép từ trong nước là phải đáp trả phán quyết một cách mạnh mẽ và công khai. Chiến lược cũ sẽ không còn được áp dụng. Nhiều người Trung Quốc sẽ yêu cầu phải có phản ứng cứng rắn, phô diễn sức mạnh rằng Bắc Kinh không thể bị các thế lực lượng bên ngoài tác động.
Ông Kazianis cho rằng điều này dẫn đến hai khả năng khác.
Thiết lập ADIZ
Theo ông, Bắc Kinh đã ra tín hiệu về việc thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông từ nhiều tháng trước. Khi bình luận về khả năng này, hầu hết quan chức Trung Quốc đều nói rằng họ hiện không lên kế hoạch lập ADIZ, nhưng trong tương lai, việc ra quyết định đó sẽ dựa vào tình hình ở Biển Đông. Ông Kazianis cho rằng phán quyết không có lợi với Bắc Kinh có thể là cơ sở để họ chính thức thay đổi quan điểm.
Trung Quốc sẽ bao biện rằng họ chỉ đơn giản lập ADIZ vì cảm thấy bị đe dọa bởi phán quyết và rằng Bắc Kinh bị "buộc" phải thiết lập ADIZ vì nhận thức sai của các bên khác và sức ép quốc tế.
Do Trung Quốc đã bố trí các hệ thống radar tại khu vực cùng các đường băng có thể tiếp nhận máy bay chiến đấu, việc thiết lập ADIZ ở Biển Đông là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, hành động đơn phương thiết lập ADIZ ở Biển Đông có thể gây ra một cuộc khủng hoảng khu vực khiến nhiều bên trên khắp châu Á phải nhập cuộc. Washington sẽ phải phản ứng và có thể không chỉ bằng một hoặc hai chuyến bay của oanh tạc cơ chiến lược B-52.
Tăng sức ép
Một kịch bản khác là Trung Quốc có những hành động theo kiểu "tôi muốn làm gì thì làm". Nếu cho rằng triển khai ADIZ là chưa đủ và muốn đi xa hơn, Trung Quốc có thể quyết định gia tăng sức ép ở tất cả điểm nóng tại châu Á.
Chẳng hạn, Bắc Kinh có thể tăng cường đáng kể các cuộc tuần tra hải quân và không quân ở biển Hoa Đông, bất chấp sự phản đối của Nhật Bản. Ngoài ra, Trung Quốc có thể bắt đầu các dự án khai thác dầu và khí đốt tại khu vực này.
Trung Quốc có thể gây sức ép lên Đài Loan, cắt giảm đáng kể lượng khách du lịch đến hòn đảo này. Ông Tập cũng có thể cắt giảm thương mại và đầu tư mà Đài Loan đang phụ thuộc vào. Trong thực tế, ông Tập có trong tay nhiều công cụ mà ông có thể sử dụng để làm khó Đài Loan. Ông có thể thấy rằng sẽ hữu ích nếu như hướng những tranh luận ở Biển Đông sang căng thẳng tại eo biển Đài Loan.
Bắc Kinh cũng có thể tiến hành bồi đắp bãi cạn Scarborough, đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, bị Bắc Kinh kiểm soát từ năm 2012. Đây sẽ là bước đi chứa đựng nhiều rủi ro và gây tranh cãi nhất. Mỹ dường như báo hiệu rằng họ sẽ có động thái đáp trả nếu Trung Quốc làm vậy, bằng cách triển khai máy bay A-10 Warthog và các tiêm kích tác chiến điện tử đến Philippines.
Các nhà quan sát châu Á trên toàn thế giới sẽ có những ngày bận rộn trước và sau phán quyết 12/7. Xem xét đến những phương án Trung Quốc có thể thực hiện và những điều họ đã làm trong vài năm qua, có vẻ như Biển Đông sẽ đón một vài tháng tới đầy căng thẳng, Kazianis nhận định.
Phương Vũ
Theo VNE
Ngoại trưởng Trung Quốc cảnh báo Mỹ trước khi PCA ra phán quyết Ngoại trưởng Trung Quốc gọi điện cho người đồng cấp Mỹ để cảnh báo Washington không xâm phạm cái gọi là chủ quyền của nước này, trước khi PCA ra phán quyết về tranh chấp lãnh thổ. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh:AFP, Xinhua Xinhua đưa tin Ngoại trưởng Vương Nghị hôm qua nhắc lại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

3 chiến dịch lớn từng do tân Tư lệnh Lục quân Nga chỉ huy tại Ukraine

Chiến thuật ba bước của Nga nhằm 'phong toả' lực lượng Ukraine

'Siêu dự luật' của Tổng thống Trump sẽ chuyển dịch tài sản ở Mỹ như thế nào?

Nga trang bị trí tuệ nhân tạo cho tiêm kích Su-57

Bố mẹ vợ tỷ phú của Brooklyn Beckham bị kiện

Ukraine hứng mưa hỏa lực trong đêm

'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46

Đan Mạch nâng tuổi nghỉ hưu lên 70, cao nhất châu Âu

Nữ hoàng tương lai của Bỉ sẽ ra sao nếu Harvard bị cấm tuyển sinh quốc tế?

Ukraine tấn công dồn dập lãnh thổ Nga, Moscow cảnh báo đanh thép

Thái Lan: Rơi trực thăng cảnh sát làm 3 người thiệt mạng

Liên hợp quốc kêu gọi Israel chấp nhận kế hoạch viện trợ 5 điểm
Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh vụ án kẹo Kera liên quan hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
Pháp luật
20:38:27 25/05/2025
Xe sedan dài hơn 5 mét, cửa cắt kéo, công suất 586 mã lực, trang bị tiên tiến, giá ngang Toyota Camry
Ôtô
20:16:23 25/05/2025
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng biết ơn Bùi Lan Hương sau biến cố sức khỏe
Sao việt
20:15:33 25/05/2025
Trải nghiệm Samsung Galaxy A56 5G: Gen Z tấm tắc nhưng vẫn nói "tuy nhiên"
Đồ 2-tek
20:15:21 25/05/2025
Computex 2025: CEO Nvidia gọi AI là cơ sở hạ tầng mới
Thế giới số
20:11:21 25/05/2025
Streamer 2 lần mắc ung thư được cầu hôn gây xúc động: 7 năm, 9 lần từ chối
Netizen
20:11:08 25/05/2025
Người đàn ông tử vong bất thường trên đường, 1 nhà gần hiện trường xuất hiện vết máu
Tin nổi bật
20:00:43 25/05/2025
Garnacho không còn cửa ở lại CLB Manchester United
Sao thể thao
19:58:49 25/05/2025
Hàng nghìn người đội mưa giữa đêm khuya và bức ảnh thấy rõ kiếp nạn của siêu sao số 1 Hàn Quốc
Nhạc quốc tế
19:50:31 25/05/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên dùng quyền lực chèn ép người khác trong "đám cưới thế kỷ" với hot girl Mandy?
Sao châu á
19:26:37 25/05/2025