Tổng thư ký NATO đề cập về tư cách thành viên của Ukraine
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) Mark Rutte ngày 14/3 tuyên bố tư cách thành viên của Ukraine không nằm trong các cuộc đàm phán do Mỹ và Nga dẫn dắt nhằm đạt được hòa bình trong xung đột Ukraine.
Tổng Thư ký NATO Mark Rutte phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Theo đài RT, phát biểu trên Bloomberg TV sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Rutte cho biết bất kỳ đảm bảo an ninh nào dành cho Kiev chỉ có thể được thảo luận sau khi đạt được một thỏa thuận hòa bình hoặc lệnh ngừng bắn.
Kiev từ lâu đã yêu cầu gia nhập NATO như một sự đảm bảo an ninh để chấm dứt xung đột với Nga. Tuy nhiên, Moskva coi tham vọng gia nhập NATO của Ukraine là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc xung đột và luôn yêu cầu Kiev duy trì trạng thái trung lập để làm nền tảng cho bất kỳ thỏa thuận nào.
Khi được người dẫn chương trình Annmarie Hordern của Bloomberg hỏi liệu Tổng thống Trump có ý định cung cấp đảm bảo an ninh cho Kiev trong nỗ lực chấm dứt xung đột hay không, ông Rutte tránh trả lời trực tiếp, chỉ nhấn mạnh rằng đảm bảo an ninh sẽ cần thiết để duy trì hòa bình, tức là chưa thể bàn tới khi chưa có thỏa thuận nào được ký kết.
Video đang HOT
Khi được hỏi rõ liệu Tổng thống Trump có loại bỏ khả năng Ukraine gia nhập NATO hay không, ông Rutte khẳng định câu trả lời là “có”. Ông cũng nhấn mạnh rằng Tổng thống Trump mong muốn một nền hòa bình “bền vững và lâu dài”, đồng thời gợi ý rằng sẽ có những đề xuất khác để thuyết phục Kiev chấp nhận một lệnh ngừng bắn.
Tuy nhiên, người đứng đầu liên minh này khẳng định NATO sẽ không đóng vai trò chính thức trong tiến trình này. “Có nhiều cách để cung cấp đảm bảo an ninh… nhưng để NATO tham gia với tư cách một tổ chức thì sẽ rất khó. NATO có thể đóng vai trò cố vấn”, ông nói.
“Trước khi đi vào các chi tiết về cách duy trì hòa bình, trước hết cần có một thỏa thuận. Đây là một quá trình từng bước”, ông Rutte nhấn mạnh, bày tỏ lạc quan rằng một thỏa thuận có thể đạt được trong năm nay.
Về phía Ukraine, Tổng thống Zelensky từng nhiều lần đề cập đến mong muốn gia nhập NATO. Ngày 23/2, ông từng tuyên bố sẵn sàng từ bỏ chức vụ nếu điều đó mang lại hòa bình cho Ukraine và nói rằng ông có thể đổi việc ra đi của mình để Ukraine gia nhập NATO.
Phát biểu của Tổng thư ký NATO diễn ra khi đặc phái viên của Tổng thống Trump, Steve Witkoff, đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 13/3 như một phần trong nỗ lực đàm phán nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột Ukraine. Ông Witkoff đến Moskva để cung cấp thông tin chi tiết hơn về cuộc đàm phán Mỹ-Ukraine tại Saudi Arabia hôm 11/3, nơi Kiev đã đồng ý với đề xuất ngừng bắn 30 ngày với Nga.
Điện Kremlin ngày 14/3 đã lên tiếng xác nhận về cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và đặc phái viên Mỹ, ông Witkoff. Phát biểu với báo giới hôm 14/3, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Peskov cho biết đặc phái viên Mỹ đã cung cấp thêm các chi tiết bổ sung về kế hoạch ngừng bắn. “Tổng thống Putin cũng đã gửi thông tin và một số tín hiệu quan trọng cho Tổng thống Trump”, ông Peskov tiết lộ.
Ông đồng thời cho biết chắc chắn có lý do để lạc quan thận trọng về một lệnh ngừng bắn với Ukraine khi chia sẻ: “Hôm qua, các bạn đã nghe một tuyên bố rất quan trọng từ Tổng thống Putin, người đã trả lời câu hỏi của một nhà báo. Ông ấy nói rằng ông ủng hộ lập trường của Tổng thống Trump về vấn đề giải quyết, nhưng ông ấy đã nêu ra một số câu hỏi cần được trả lời cùng nhau”.
Estonia nói gia nhập NATO sẽ là một chiến thắng đối với Ukraine
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas cho rằng việc Ukraine gia nhập NATO sẽ là một chiến thắng đối với Kiev, ngay cả khi nước này không giành lại được một số lãnh thổ đã mất vào tay Nga.
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT (Nga), hôm 1/6, phóng viên an ninh của đài BBC Frank Gardner đã hỏi bà Kallas rằng Estonia có kế hoạch B nào trong trường hợp Ukraine thất bại trong cuộc xung đột với Nga hay không.
"Chúng tôi không có kế hoạch B nào cho chiến thắng của Nga. Khi đó, chúng tôi sẽ ngừng tập trung vào kế hoạch A", bà Kallas trả lời, ám chỉ đến viện trợ quân sự cho Kiev. "Chúng ta không nên đầu hàng trước sự bi quan. Chiến thắng ở Ukraine không chỉ là về lãnh thổ. Nếu Ukraine gia nhập NATO, ngay cả khi không có một số lãnh thổ, thì đó cũng là một chiến thắng vì nước này sẽ được đặt dưới sự bảo trợ của NATO", bà nói thêm.
Estonia là một trong những nước NATO ủng hộ Kiev mạnh mẽ nhất. Quốc gia này đã hỗ trợ hơn 565 triệu USD viện trợ quân sự cho Ukraine, tương đương khoảng 1,4% GDP của đất nước.
Năm 2022, Ukraine đã chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO nhưng vẫn chưa nhận được lộ trình gia nhập rõ ràng. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nói rằng Ukraine không thể trở thành thành viên của khối cho đến khi xung đột với Nga được giải quyết.
Trong khi đó, nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky đã loại trừ khả năng từ bỏ các yêu sách đối với Crimea và các vùng lãnh thổ cũ khác của Ukraine đã sáp nhập vào Nga. Kể từ đầu năm 2024, ông đã ký các hiệp ước an ninh song phương với một số thành viên NATO - bao gồm Anh, Pháp và Đức. Theo các thỏa thuận này, các nước phương Tây cam kết sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự, nhưng không có nghĩa vụ phải coi cuộc xung đột ở Ukraine là một cuộc tấn công vào lãnh thổ của họ.
Về phần mình, Nga cho biết nguyện vọng gia nhập NATO của Ukraine là một trong những nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột hiện nay và căng thẳng chung với phương Tây. Moskva từ lâu đã phản đối việc khối này tiếp tục mở rộng về phía đông. Nga cũng ra điều kiện rằng Kiev phải thừa nhận "thực tế lãnh thổ mới" để tham gia bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào trong tương lai.
Ukraine có thể không được mời tới dự hội nghị thượng đỉnh NATO ở Mỹ Theo tờ New York Times, Ukraine sẽ không được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO sắp diễn tại Mỹ. Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO cùng Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg và Phó Tổng Thư ký Mircea Geoană. Ảnh: TTXVN Nguồn tin trên lưu ý rằng NATO không sẵn sàng kết nạp thành viên mới...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua

Ấn Độ đóng cửa gần 50 điểm du lịch ở Kashmir

Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc

'Dao động khí quyển cảm ứng' có thể là nguyên nhân gây mất điện diện rộng tại châu Âu

EU chúc mừng chiến thắng của ông Mark Carney trong cuộc bầu cử tại Canada

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump

Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ

Tổng thống Ukraine đánh giá dự thảo mới thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Nữ minh tinh 40 năm vẫn được cả nước nhớ đến, hot tới độ thành tên gọi của cả "thế hệ con gái Việt"
Hậu trường phim
23:56:59 29/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025