TP Hồ Chí Minh: Có thể còn nhiều ổ dịch trong cộng đồng do nguồn lây chưa phát hiện
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho rằng, có thể trong thời gian tới trên địa bàn TP sẽ xuất hiện các ổ dịch rải rác, các chùm ca bệnh trong cộng đồng do có nhiều nguồn lây chưa được phát hiện, kiểm soát.
Sáng 29/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “ chống dịch như chống giặc”.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về tình hình dịch bệnh cùng giải pháp phòng chống đại dịch covid-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong báo cáo Thủ tướng tại điểm cầu TP. Ảnh Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh
Theo đó, ông Nguyễn Thành Phong cho biết, TP hiện đang lưu hành cả hai biến chủng siêu lây nhiễm là biến chủng Anh và biến chủng Ấn Độ. Đặc biệt, chuỗi lây nhiễm liên quan Hội thánh truyền giáo Phục hưng do chủng Ấn Độ đã ghi nhận 64 ca, trong đó có 37 người trực tiếp sinh hoạt hội truyền giáo này.
Ca bệnh đã xuất hiện rải rác tại hơn 50% quận, huyện của TP Hồ Chí Minh, với đặc điểm chủng virus lây nhanh và mạnh nên nguy cơ dịch tiếp tục lây lan tại TP là rất cao.
Lý giải về nhận định này, ông Phong cho rằng do mức độ người dân đi lại và giao lưu, tiếp xúc trong lao động, học tập, sinh hoạt. “Thậm chí có thể lây lan đến các tỉnh thành lân cận, như bệnh nhân ở Long An là nhân viên khách sạn Sheraton, một bệnh nhân khác sống ở Bình Dương nhưng lại bị lây nhiễm ở nơi làm việc là Công ty Con-cen-trix thuộc công viên phần mềm Quang Trung”, ông Nguyễn Thành Phong nói.
Video đang HOT
Về nơi lây nhiễm, người đứng đầu chính quyền TP Hồ Chí Minh cho biết, 55% bệnh nhân lây nhiễm từ sinh hoạt tôn giáo, 25% lây nhiễm tại nơi làm việc, 15% lây nhiễm trong gia đình và 5% lây nhiễm trong quan hệ bạn bè. “Như vậy, ngoại trừ sự lây nhiễm từ sinh hoạt đặc biệt của một tổ chức thì nguy cơ lây nhiễm tại những nơi làm việc khá cao. Đáng kể là sự lây nhiễm trong các tòa nhà văn phòng, thường là môi trường kín, sử dụng máy lạnh trung tâm”, ông Phong nhấn mạnh.
Về nguy cơ đối với các khu công nghiệp, ông Phong cho biết TP cũng đã ghi nhận 2 ca bệnh làm việc trong hai khu công nghiệp lớn là Khu Công nghiệp Tân Bình và Khu Công nghiệp Tây Bắc Củ Chi. Ngoài ra, cũng không loại trừ, có thể có một số người sinh hoạt Hội thánh truyền giáo Phục hưng cũng làm việc tại các công ty trong khu công nghiệp.
Điều này cho thấy nguy cơ dịch bệnh lây lan từ cộng đồng dân cư vào khu công nghiệp hoặc ngược lại thông qua người lao động. “Có thể vẫn tiếp tục ghi nhận các ổ dịch rải rác, các chùm ca bệnh trong cộng đồng do có nhiều nguồn lây chưa được phát hiện, kiểm soát từ các ổ dịch cũ hoặc từ các địa phương khác hoặc có các nguồn lây nhập cảnh từ nước ngoài chưa được phát hiện”, ông Nguyễn Thành Phong nhận định.
Chính vì thế, trong thời gian tới, ông Phong cho biết, TP Hồ Chí Minh sẽ thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương về công tác phòng, chống dịch, kết hợp hài hòa giữa phòng ngự và tấn công, trong đó tấn công là chính. Giữ mức cảnh giác cao nhất với dịch bệnh, gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch. Mọi trường hợp lơ là, chủ quan, thiếu trách nhiệm sẽ xử lý nghiêm.
Cùng đó, áp dụng các Bộ chỉ số an toàn phòng chống dịch của TP và tổ chức hậu kiểm việc thực hiện các Bộ chỉ số an toàn; các đơn vị không bảo đảm an toàn, đình chỉ hoạt động, xử lý theo quy định.
Liên quan đến ở dịch giáo phái Phục Hưng, hàng chục ngàn hộ dân trên địa bàn quận Gò Vấp được lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: Chinhphu.vn
Thực hiện xét nghiệm sàng lọc chủ động với các đối tượng có nguy cơ tại các cơ sở khám, chữa bệnh, các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu vực chợ, siêu thị; các cơ sở dịch vụ giải trí và các sự kiện văn hóa, thể thao tập trung đông người….
Kiểm soát dịch bệnh đồng bộ, chủ động trên cả ba đường: Đường không, đường bộ, đường thủy. “Mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực phải chủ động phòng thủ cho chính nơi làm việc theo hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế”, ông Nguyễn Thành Phong nói.
Nâng mức kiểm soát, sàng lọc dịch bệnh lên mức cao nhất tại bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp và xét nghiệm định kỳ hằng ngày, hàng tuần, hằng tháng đối với các đối tượng có nguy cơ cao. Quản lý chặt chẽ các khu cách ly tập trung và định kỳ giám sát các đối tượng cách ly tại nhà. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và giao chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện trước TP nếu người cách ly tại nhà nhưng ra khỏi nhà.
Tăng cường quản lý các tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo; truyền thông, vận động để thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi của người đứng đầu và của các hội viên, để mọi người hiểu rằng phòng chống là cần thiết cho chính bản thân họ, gia đình họ, những người xung quanh và cho cả cộng đồng.
Ngoài ra, các khu công nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải tổ chức khai báo y tế chặt chẽ, theo dõi tình trạng sức khỏe của người lao động, tìm hiểu nguyên nhân người lao động nghỉ làm để qua đó phát hiện sớm ca bệnh.
Về cung ứng vaccine, ông Nguyễn Thành Phong cho rằng, người trên 18 tuổi của TP Hồ Chí Minh hiện là 7,2 triệu. Các nhóm đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 21 ngày 26/02/2021 của Chính phủ do ngân sách hỗ trợ được TP đăng ký nhận vắc xin với Bộ Y tế là 1,6 triệu người. Như vậy, số người trong diện còn lại phải tiêm từ kinh phí do TP bố trí gồm ngân sách, nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ… khoảng 5,6 triệu người.
TP Hồ Chí Minh kiến nghị Chính phủ, Bộ Y tế hỗ trợ tìm nguồn cung vắc xin (đàm phán, cấp phép) và cơ chế tài chính khi mua nhóm vaccine này.
Dập lửa dịch, bám chặt mục tiêu kép
Dịch bệnh râm ran khắp nơi như ngọn lửa chực chờ bùng cháy. Lúc này, theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: "Mọi sự chủ quan, lơ là, mất cảnh giác sẽ phải trả giá về tính mạng con người, tiền của, cơ hội, phát triển kinh tế, trật tự an toàn xã hội và niềm tin, uy tín với nhân dân".
Ngay trong năm nay, Việt Nam sẽ có khoảng 90 triệu liều vaccine, đảm bảo tiêm cho hầu hết người dân.
Tiếp tục "chống dịch như chống giặc"
Cả nước vừa trải qua kỳ nghỉ lễ khá dài, với các bãi biển và khu vui chơi ở nhiều nơi đông nghẹt người, xe. Các chuyến du lịch hầu như đều đã được người dân đặt trước, còn các tỉnh, thành đều háo hức chờ đợi một mùa hè sôi động cho thu ngân sách của địa phương, nên nhiệt từ các lò thiêu xác nạn nhân của Covid-19 ở Ấn Độ hay tình hình nước sôi lửa bỏng ở Campuchia, Thái Lan, không khiến bầu không khí ở Việt Nam nóng lên.
Cho đến khi nhiều nơi loan tin xuất hiện các ca nhiễm trong cộng đồng, mở màn là ngày 29/4/2021 đã ghi nhận chùm ca bệnh với 13 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng liên quan đến ổ dịch tại tỉnh Hà Nam. Sau đó, Hà Nội, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng... đồng loạt loan tin. Trong những ngày nghỉ lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính liên tục chủ trì các cuộc họp khẩn cấp của Thường trực Chính phủ, kêu gọi "tập trung thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra".
Đảm bảo an ninh, an toàn cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV
Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu là đảm bảo các mục tiêu vừa phải phòng, chống dịch, khắc phục có hiệu quả, vừa phải phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, an toàn, an dân và ổn định chính trị, nhất là những nơi đang có dịch và có đường biên giới với các nước láng giềng; đảm bảo an ninh, an toàn cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và hội đồng nhân dân các cấp ngày 23/5/2021.
Nền kinh tế luẩn quẩn trong vòng xoáy của đại dịch, quý II giống hệt tình cảnh của quý I, vừa chân ướt chân ráo đã bập ngay phải Covid-19. Tháng 2/2021, con virut tồi tệ này càn quét cả loạt tỉnh, thành và giờ là tháng 5, chúng trở lại trong một đợt tấn công mới mà Chính phủ nhận diện là "nguy cơ dịch bệnh lây lan và bùng phát là rất cao". Tình hình còn trở nên căng thẳng gấp bội khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến ngày hội bầu cử của toàn dân. Nửa chặng đường của năm 2021, vì thế, khó mà lạc quan.
Bởi vậy, trong mọi chỉ đạo phát đi, Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu là đảm bảo các mục tiêu vừa phải phòng, chống dịch, khắc phục có hiệu quả, vừa phải phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, an toàn, an dân và ổn định chính trị, nhất là những nơi đang có dịch và có đường biên giới với các nước láng giềng; đảm bảo an ninh, an toàn cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và hội đồng nhân dân các cấp ngày 23/5/2021; phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2021 đã được Quốc hội giao.
Thủ tướng Chính phủ kêu gọi toàn thể nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài hãy vì lợi ích của mỗi cá nhân, cộng đồng và của quốc gia, dân tộc, tự giác thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của các cấp có thẩm quyền về phòng, chống khắc phục hậu quả của dịch Covid-19.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm quan điểm "chống dịch như chống giặc", đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, sức khỏe của nhân dân, của cộng đồng lên trước hết; các lực lượng chức năng trên tuyến đầu chống dịch nêu cao tinh thần trách nhiệm, xả thân, cống hiến vì danh dự, nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, sức khỏe cộng đồng, vì hạnh phúc của nhân dân. Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và sẽ có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời, phù hợp.
Thông điệp của Chủ tịch nước
Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, ngày 30/4/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Đà Nẵng và ở nơi này, ông phát đi thông điệp của người đứng đầu Nhà nước: "Cả nước đồng lòng cương quyết không để Việt Nam phải trải qua một cuộc khủng hoảng y tế như một số nước; không để khủng hoảng y tế dẫn đến khủng hoảng kinh tế".
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành Y tế và chính quyền các địa phương có quyết tâm cao nhất trong thực hiện ưu tiên hàng đầu là bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng của nhân dân, cùng với kích hoạt các phương án phòng chống dịch sẵn sàng cho tình huống xấu nhất là triển khai tiêm phòng vaccine nhanh hơn nữa. Nhắn nhủ ngành Y tế, "kiên quyết không để dịch bệnh lây lan trong bệnh viện, vì nếu để xảy ra tình trạng này thì coi như chưa bắt đầu một trận bóng đá mà khung thành đã bị thủng lưới', Chủ tịch nước đồng thời bày tỏ sự tri ân các bác sĩ và nhân viên y tế, các lực lượng quân đội, công an đang ở tuyến đầu chống dịch, những người đang thức để nhân dân ngủ, làm việc ngày nghỉ để nhân dân được an toàn nghỉ ngơi.
Vào tháng 3 năm ngoái, khi đất nước chính thức bước vào thời chiến với giặc Covid-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng phát đi thông điệp "thời gian tới đây, chúng ta có thể sẽ còn phải đối mặt với khó khăn lớn hơn gấp nhiều lần, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa, kiên quyết hơn nữa" và kêu gọi "toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh".
Tiếp tục thực hiện thành công "mục tiêu kép", vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với 63 tỉnh, thành phố về việc đánh giá kết quả công tác phòng, chống dịch thời gian qua, bàn các giải pháp lớn để phòng, chống dịch hiệu quả thời...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân

Nhóm học sinh tắm suối ở Quảng Ninh bị lũ cuốn, tìm thấy 2 thi thể

Tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống tổng giá trị 34 tỷ đồng

Tài xế taxi bị đánh giữa giao lộ ở TPHCM

Vụ thanh niên nhảy sông cứu 4 học sinh: 'Con tôi khóc, nói xin lỗi bên thi thể anh Doanh'

Cha cõng con trai bị tai nạn tổn thương cơ thể 90% đến tòa tìm công lý

Đang nhậu nổi hứng ra ruộng bắt rắn, bị điện giật chết

Cuộc gọi tiếp thị bán hàng: Cục A05 sẽ thu hồi giấy phép nếu vi phạm

Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM

DJ Ngân 98 nói mình bị hãm hại có tổ chức và tố giác hàng giả, hàng nhái

Nổ lớn tại nhà máy SGI Vina, 12 người nhập viện cấp cứu
Có thể bạn quan tâm

Mẹ Thuỳ Tiên nghi lẩn trốn, tiếp tay ái nữ rao bán Kera, bị chụp màn hình?
Sao việt
11:35:18 22/05/2025
Honda NS150GX 2025 Xe tay ga có camera hành trình, giá từ 57 triệu đồng
Xe máy
11:20:53 22/05/2025
Acer đẩy mạnh AI vào laptop, phụ kiện và thiết bị di động tại Computex 2025
Đồ 2-tek
11:20:25 22/05/2025
VEAM 'trình làng' loạt xe mới tại Autotech & Accessories 2025
Ôtô
11:19:10 22/05/2025
Bực tức trong quan hệ, cầm dao chém chồng đang ngủ rồi khóa cửa bỏ đi
Pháp luật
11:16:55 22/05/2025
6 động tác giúp giảm sụp mí mắt
Làm đẹp
11:13:27 22/05/2025
6 cách giúp tăng tốc độ điểm phát sóng di động
Thế giới số
11:12:33 22/05/2025
Cuộc chiến hào môn kịch tính hơn phim: Nữ minh tinh "cao tay" thu phục toàn bộ nhân tình của chồng, cuối cùng hốt trọn khối tài sản khổng lồ
Sao châu á
11:07:46 22/05/2025
Cách mặc quần jeans mùa hè đẹp nhất
Thời trang
10:59:34 22/05/2025
Ảnh hưởng phong thủy khi nhà đối diện mộ, cách hóa giải
Sáng tạo
10:55:25 22/05/2025