TP.HCM: Nhiều hoạt động trong Tuần lễ học tập suốt đời 2021
Tuần lễ học tập suốt đời năm 2021 trên địa bàn TP.HCM với chủ đề ‘chuyển đổi số để xây dựng thành công một xã hội học tập mới’ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 1 đến 7-10.
Học sinh TP.HCM – Ảnh: Quang Định
Ngày 8-10, UBND TP.HCM sẽ tổ chức tổng kết và khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều sáng tạo, đóng góp vào thành tích trong Tuần lễ học tập suốt đời.
Theo đó, tuần lễ này sẽ có những nội dung chính như sau:
Đẩy mạnh và đổi mới hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cổng thông tin điện tử của đơn vị, tổ chức liên quan, các trang mạng xã hội… về tầm quan trọng và vai trò của chuyển đổi số trong việc cung ứng cơ hội học tập suốt đời cho mọi người trong bối cảnh giãn cách xã hội.
Video đang HOT
Khuyến khích các tổ chức thi đua chuyển đổi số hiệu quả; kịp thời vinh danh các tổ chức và cá nhân có những giải pháp, sáng kiến về chuyển đổi số góp phần thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong tổ chức các hoạt động dạy học và các hoạt động thư viện trong các cơ sở giáo dục, tổ chức các lớp, khóa học trực tuyến miễn phí, học phí thấp cho trẻ em và người lớn… trong đó lồng ghép, giới thiệu các nội dung học tập, các bài học và học liệu phù hợp với từng nhóm đối tượng người học thông qua các phần mềm trực tuyến như Zoom, Google Meet…
Khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ phối hợp, đồng hành, tài trợ cho các cơ sở giáo dục triển khai tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin mạng Internet một cách an toàn, hiệu quả cho học sinh, sinh viên, phụ huynh, cán bộ công nhân viên chức, người lao động; xây dựng và phát triển các ứng dụng, trò chơi có tính giáo dục kết hợp giải trí lành mạnh có thể tạo sân chơi hữu ích cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
Tăng cường vai trò của các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm trong việc cung cấp các nguồn tài nguyên học liệu mở, liên thông, liên kết với hệ thống cơ sở giáo dục thường xuyên để phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người dân.
Khuyến khích các cơ quan báo chí tổ chức các cuộc thi cộng đồng số, công dân số… giúp học sinh, sinh viên, người dân tìm hiểu về các kỹ năng, năng lực thiết yếu của công dân trong thời đại số và toàn cầu hóa…
Tích cực tham gia các diễn đàn giáo dục, hội thảo, hội nghị trực tuyến của Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tại địa chỉ https://uil.unesco.org để giao lưu, tìm hiểu thông tin và chia sẻ kinh nghiệm với các thành phố, các quốc gia trên thế giới về cách tận dụng các nền tảng để tổ chức các hoạt động học tập, giáo dục không chính quy phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19…
TP.HCM tổ chức Tuần lễ học tập suốt đời năm 2021 theo đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng, giúp nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, TP.HCM cũng nhằm huy động các cấp chính quyền, các ngành, tổ chức, đoàn thể… tham gia tận dụng các nền tảng công nghệ, đa dạng hóa các kênh, công cụ học tập suốt đời… để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trong bối cảnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp. .
Đề xuất thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến góp ý vào hồ sơ xây dựng đề án thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.
Đề xuất đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
Theo dự thảo tờ trình về việc phê duyệt đề án thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, phân luồng, liên thông trong giáo dục là một xu thế của thời đại, là một chiến lược quan trọng để phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, tạo ra cơ hội học tập không ngừng, học suốt đời cho mọi công dân.
Phân luồng học sinh sau trung học thực chất là nâng cao hiệu quả giáo dục, hiệu quả xã hội, không những không làm triệt tiêu các cơ hội học lên của học sinh mà còn đa dạng hóa phương thức học, luồng học cho người học, tạo điều kiện thích hợp cho nhiều người học và cho cả việc học lên trình độ cao hơn của học sinh.
Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, việc phân luồng đã được các cấp, các ngành, các địa phương và các cơ sở giáo dục quan tâm. Tuy nhiên đến nay, việc phân luồng học sinh sau trung học, nhất là sau THCS vào giáo dục nghề nghiệp vẫn đang là những rào cản, điểm nghẽn lớn trong đào tạo nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS là một nhu cầu cần thiết nhằm hình thành một mô hình đào tạo mới, vừa đào tạo nghề ở trình độ cao đẳng, vừa giảng dạy văn hóa trung học phổ thông cho học sinh, tăng cường tính mở, liên thông, linh hoạt, góp phần đẩy mạnh phân luồng học sinh sau THCS vào giáo dục nghề nghiệp.
Tại dự thảo tờ trình, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất mô hình đào tạo thí điểm cụ thể như sau: Mô hình đào tạo được thiết kế làm 3 giai đoạn, có tính liên thông, giúp người học thuận tiện trong việc học tập và lấy văn bằng, chứng chỉ ở mỗi giai đoạn: Giai đoạn 1: Thời gian đào tạo 2 năm; giai đoạn 2: Thời gian đào tạo 1 năm; giai đoạn 3: Thời gian đào tạo 2 năm. Đầu vào của chương trình là học sinh tốt nghiệp THCS có loại khá trở lên; có nhiều đầu ra tương ứng với từng giai đoạn.
Chương trình được thiết kế bảo đảm cho người học vừa được học văn hóa THPT đồng thời với việc học nghề; kiến thức văn hóa giảm dần theo thời gian; kiến thức kỹ năng nghề nghiệp tăng dần theo thời gian.
Học tập suốt đời và công cuộc chuyển đổi số trong giáo dục "Chuyển đổi số và cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người trong bối cảnh đại dịch Covid - 19" là chủ đề của "Tuần lễ học tập suốt đời" năm 2021. Nhiều đơn vị, quận, huyện, trường học trên địa bàn TP Hà Nội đã hưởng ứng tuần lễ bằng hoạt động thiết thức, ý nghĩa; được cụ thể...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Truy xét hành tung hai nhóm thanh niên ném đá hỗn chiến trong đêm
Pháp luật
18:30:22 01/05/2025
Xử lý bãi giữ xe máy 'chặt chém' 100.000 đồng sau xem diễu binh
Tin nổi bật
18:24:14 01/05/2025
Đã tìm ra mẹ bầu slay nhất Vbiz hiện tại, nhìn loạt ảnh tại Ý là rõ lý do!
Sao việt
18:10:05 01/05/2025
Raphinha phá vỡ kỷ lục đáng kinh ngạc của Messi
Sao thể thao
18:08:42 01/05/2025
Nữ diễn viên duy nhất đóng 2 phim dịp lễ: 'Tôi vẫn ở nhà thuê, đi xe công nghệ'
Nhạc việt
17:50:24 01/05/2025
Nấu bữa tối ngon trọn vẹn chỉ trong chưa đầy 1 giờ: Đủ món mặn - rau - canh, nhanh gọn lại bổ dưỡng!
Ẩm thực
17:39:03 01/05/2025
Tổng thống Donald Trump tiết lộ các nước có thể đạt thỏa thuận thương mại
Thế giới
17:13:35 01/05/2025
Hoàng Doãn Minh Hà: "Nam thần cứu hoả" 1 thời, giờ thay đổi chóng mặt, đã có vợ
Netizen
16:12:42 01/05/2025
"Nữ thần học đường" xóa sạch mọi giấu vết về bạn trai "phim giả tình thật", xem phản ứng khán giả càng không ngờ!
Sao châu á
16:11:02 01/05/2025
Doanh thu của Meta vượt kỳ vọng làm nhà đầu tư thở phào, Mark Zuckerberg nói về khoản đầu tư vào AI
Thế giới số
15:21:55 01/05/2025