TPHCM sau sáp nhập, bộ máy quản lý chỉ còn chỗ cho “siêu cán bộ”
Theo chuyên gia, việc TPHCM trở thành siêu đô thị sau sáp nhập vừa mở ra cơ hội, vừa hình thành nhiều thách thức với bộ máy quản lý mới của địa phương.
Không còn chỗ cho tư duy nhiệm kỳ, cục bộ hay an phận
Theo Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Trung ương, vùng Đông Nam Bộ còn 3 tỉnh, thành gồm TPHCM, Đồng Nai, Tây Ninh. Trong đó, khi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương được hợp nhất với TPHCM, vùng Đông Nam Bộ sẽ có một siêu đô thị TPHCM quy mô nhất cả nước với diện tích hơn 6.770km2, dân số gần 14 triệu người.
Hợp nhất 3 tỉnh thành này, về quy mô kinh tế, siêu đô thị TPHCM sẽ có mức tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 là 677.993 tỷ đồng, chiếm hơn 1/3 tổng thu ngân sách cả nước.
TPHCM trở thành siêu đô thị sau sáp nhập, bộ máy quản lý cũng cần có “siêu cán bộ” (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Chuyên gia chính sách công, ThS. Nguyễn Tuấn Anh, nhận định sự thay đổi này không chỉ là điều chỉnh địa giới hành chính mà còn là cơ hội vàng để định hình lại mô hình quản trị công và xây dựng nguồn nhân lực công vụ hiện đại, thích ứng với một vùng đô thị tích hợp.
“Trong không gian vùng mới, các địa phương không còn hoạt động tách rời mà trở thành những mắt xích trong một thể thống nhất. Điều này đòi hỏi TPHCM không chỉ phát triển bộ máy hành chính cho riêng mình, mà còn phải đảm nhận vai trò điều phối liên kết vùng, cả về hạ tầng, dịch vụ công và chính sách phát triển”, ThS. Nguyễn Tuấn Anh nói.
Chuyên gia nhận định, sự thay đổi này kéo theo việc cải cách thể chế và sự chuyển dịch mạnh mẽ trong môi trường làm việc của đội ngũ công chức.
“Khi không gian hành chính không còn giới hạn bởi tỉnh – huyện – xã mà được mở rộng thành một không gian chức năng liên thông, đội ngũ công vụ cũng phải thay đổi để thích ứng. Không còn chỗ cho tư duy nhiệm kỳ, cục bộ hay an phận, mà thay vào đó là yêu cầu về khả năng điều phối liên ngành, sử dụng công cụ số hóa, phân tích chính sách dựa trên bằng chứng và phản ứng linh hoạt trước các tình huống đa chiều”, vị chuyên gia phân tích.
Video đang HOT
Bộ máy quản lý sẽ không còn chỗ cho cán bộ không có năng lực, tư duy nhiệm kỳ, an phận (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Ngoài ra, ông cho rằng TPHCM cần định hướng lại tiêu chí tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và sử dụng công chức theo chuẩn “nhân lực hành chính vùng” – một khái niệm hoàn toàn mới, đòi hỏi sự chuyên nghiệp, khả năng liên kết và năng lực đa nhiệm cao hơn mô hình công vụ hiện tại.
Việc tái cấu trúc bộ máy hành chính cũng cần đi kèm tái cấu trúc nhân sự. TPHCM có thể triển khai cơ chế luân chuyển cán bộ giữa các địa phương trong vùng, tạo điều kiện cho công chức trẻ tiếp cận thực tiễn đa dạng, đồng thời tăng cường sự liên kết mềm trong nội bộ hành chính vùng. Các tiêu chí tuyển dụng và đánh giá công chức phải chuyển từ tiêu chí hành chính tuyến tính sang năng lực giải quyết vấn đề trong bối cảnh đa chiều.
Thách thức đi kèm cơ hội mới cho cán bộ
Theo ThS. Nguyễn Anh Tuấn, sự thay đổi quy mô và cơ cấu vùng không chỉ là thử thách mà còn là cơ hội để tái cấu trúc hệ thống đào tạo công chức một cách bài bản.
Các chương trình huấn luyện, đào tạo cán bộ phải vượt khỏi khung đào tạo hành chính tuyến tính để đi vào các lĩnh vực phức hợp như quy hoạch vùng, đô thị học, công nghệ hành chính, quản trị dữ liệu và quản lý rủi ro chính sách. Đồng thời, TPHCM cần thí điểm cơ chế luân chuyển cán bộ nội vùng, vừa để làm giàu kinh nghiệm thực tiễn cho cán bộ trẻ, vừa tạo sự liên kết mềm trong bộ máy hành chính.
Chuyên gia cho rằng cần có cơ chế luân chuyển cán bộ nội vùng (Ảnh: Quốc Triều).
Bên cạnh đó, thành phố có thể xây dựng mô hình học tập suốt đời cho đội ngũ công chức, kết hợp nền tảng số để cập nhật liên tục kiến thức, kỹ năng phù hợp với thay đổi nhanh chóng của môi trường siêu đô thị. Đây sẽ là nền tảng để hình thành đội ngũ công chức năng động, sáng tạo và có khả năng dẫn dắt đổi mới.
Chuyên gia lấy ví dụ từ các vùng đô thị tích hợp trên thế giới, cho thấy thể chế hiệu quả cần đi đôi với năng lực con người.
Chẳng hạn như khu vực le-de-France (Pháp) có Hội đồng vùng phối hợp quy hoạch và đầu tư đa đô thị; Greater Toronto Area (Canada) vận hành hệ thống dữ liệu công liên thông toàn vùng; San Francisco Bay Area (Mỹ) xây dựng các cụm liên kết vùng về đổi mới sáng tạo và logistics. Trong nước, mô hình TP Thủ Đức tuy còn đang hoàn thiện nhưng đã hé mở những triển vọng và thách thức trong quản trị tích hợp, đặc biệt về thể chế linh hoạt, cơ chế tài chính đặc thù và đội ngũ cán bộ đủ năng lực liên ngành.
TPHCM trở thành siêu đô thị đòi hỏi cán bộ phải có trình độ, năng lực chất lượng cao (Ảnh: Gia Đoàn).
Theo TS. Nguyễn Trần Như Khuê, Trưởng bộ môn Luật, Khoa Nhà nước và pháp luật, Học viện cán bộ TPHCM, sau hợp nhất, cán bộ công chức thành phố phải nâng cao năng lực và trình độ, trở thành đội ngũ chất lượng cao.
“Trong kỷ nguyên mới này, là 1 siêu đô thị, TPHCM cần chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ về công nghệ số, kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin…
Đồng thời, TPHCM cũng cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ công chức. Điều này đặt ra yêu cầu phải xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ mới đáp ứng tình hình mới”, TS. Nguyễn Trần Như Khuê nói.
TS. Nguyễn Trần Như Khuê (Ảnh: Nguyễn Vy).
Tuy nhiên, để thu hút và giữ chân nhân lực giỏi, chuyên gia cho rằng TPHCM cần có chính sách đột phá về nguồn nhân lực công vụ. Trong đó, thành phố có thể ưu tiên phát triển nhà ở xã hội cho cán bộ, cải cách tiền lương theo năng lực và hiệu quả công việc, đồng thời thiết kế lộ trình nghề nghiệp rõ ràng, minh bạch. Đây là bước đi cần thiết để xây dựng một nền công vụ hiện đại, chuyên nghiệp, đủ sức phục vụ cho chiến lược phát triển của một siêu đô thị dẫn dắt vùng.
Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ tiền cho phụ nữ sinh con thứ 2
Đại diện Cục Dân số Bộ Y tế cho biết dự thảo Luật Dân số đề xuất các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp sẽ hỗ trợ một lần bằng tiền khi phụ nữ sinh con thứ 2.
Tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam đã được khống chế, đạt mức sinh thay thế, tức là trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam sinh khoảng 2,1 con. "Dù vậy nước ta cũng đối mặt tình trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nói tại hội thảo về mức sinh thấp sáng 10/11.
Theo bà Hương, bên cạnh 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao (trên 2,2 con), hiện có 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (dưới 2 con), thậm chí một số nơi mức sinh rất thấp tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung.
Các tỉnh, thành này gồm: TP.HCM, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An...
"Các tỉnh mức sinh thấp có quy mô dân số là gần 38 triệu người (chiếm gần 40% dân số cả nước), tác động rất lớn đến phát triển bền vững", theo Thứ trưởng Liên Hương.
Ông Mai Trung Sơn, Cục Dân số, dẫn số liệu 4 lần Tổng điều tra dân số và nhà ở gần nhất cho thấy mức sinh của hầu hết các vùng kinh tế - xã hội đều giảm, riêng vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long "giảm rất sâu".
Sự khác biệt trong mức sinh tại nước ta. Ảnh: Võ Thu
"Hiện mỗi phụ nữ ở vùng Đông Nam bộ chỉ còn 1,56 con/phụ nữ, đồng bằng sông Cửu Long là 1,8. Các chuyên gia cho rằng nếu mức sinh về dưới 1,3 con thì hầu như không có khả năng hồi phục về mức sinh thay thế", ông Sơn nói. Trong khi đó, có năm mức sinh ở TP.HCM về còn 1,24 con, tương đương các nước châu Âu phát triển.
Với các vùng còn lại, mức sinh có giảm nhưng vẫn cao, Tây Nguyên hay miền núi phía Bắc phụ nữ vẫn sinh trên 2,4 con. Mức sinh ở đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung đang tăng cao trở lại.
Mức chênh lệch mức sinh ở các vùng không chỉ "đáng kể" mà theo ông Sơn ngày càng kéo khoảng cách rộng ra. Vì thế, các chính sách can thiệp mức sinh buộc phải khác biệt cho các vùng, miền, địa phương, không thể "cào bằng".
Đại diện Cục Dân số cho biết đang tham mưu xây dựng dự thảo Luật Dân số, trong đó, đề xuất các biện pháp của nhà nước khuyến khích sinh đủ 2 con tại tỉnh, thành phố có mức sinh thấp.
"Đề xuất hỗ trợ một lần bằng tiền khi phụ nữ sinh con thứ 2 mục đích là trong quá trình mang thai phụ nữ cần nghỉ làm, bồi dưỡng sức khỏe", ông Sơn nói.
Cùng đó, dự thảo đề xuất miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học, đặc biệt các khu công nghiệp, khu chế xuất; Xây dựng môi trường cộng đồng phù hợp tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con,...
Các tỉnh, thành có mức sinh thấp cũng cần rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con mà cần khuyến khích sinh đủ 2 con. "Nếu không có biện pháp can thiệp thì tình hình rất quan ngại", ông Sơn nói, thêm rằng các địa phương phải xác định thực trạng, xu hướng mức sinh của địa phương để có kế hoạch phù hợp thực tiễn.
Mức sinh thấp để lại hệ lụy lâu dài, chi phí chăm sóc sức khỏe và chi phí xã hội khác cao hơn, Tiến sĩ Hà Anh Đức, Chánh Văn phòng Bộ Y tế, nói. Lượng người lao động, công nhân ít hơn cũng làm giảm khả năng cạnh tranh kinh tế, ít người tiêu dùng hơn, từ đó khiến tăng trưởng kinh tế thấp hơn và mức sống giảm đi.
Nhiều quốc gia khi đối diện tình trạng mức sinh giảm thấp đã liên tục đưa ra các biện pháp ngăn đà giảm. Ông Đức lấy ví dụ, tại Hàn Quốc, sau khi phá kỷ lục về tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, chính phủ đã tăng gấp 3 lần số tiền chi trả cho hoạt động khuyến sinh; tăng mạnh trợ cấp để khuyến khích các gia đình sinh thêm con. Bất chấp khó khăn trong chính sách tài chính, Hàn Quốc vẫn tăng hỗ trợ các gia đình. Trong khi tại Hungary, Thủ tướng nước này tuyên bố sinh 4 con trở lên sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân suốt đời...
TPHCM: Cháy lớn ở chợ Thanh Đa, cảnh sát kéo vòi dập lửa, 7 ki ốt thành tro tàn Khuya 17/3, một vụ cháy lớn xảy ra tại chợ Thanh Đa quận Bình Thạnh, TPHCM. Sau hơn một giờ nỗ lực, đám cháy được khống chế nhưng nhiều ki-ốt hàng hóa đã cháy rụi hoàn toàn. Khoảng 22h, người dân sống quanh khu vực chợ Thanh Đa phát hiện hỏa hoạn bùng phát tại một ki-ốt bán đồ nhựa. Theo người dân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi

TPHCM: Phát hiện sữa tắm, thực phẩm chức năng bị "gắn mác" thiết bị y tế

TPHCM xây công viên gần 20.000m2

Điều chưa biết về mạng bưu chính KT1 phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước

Đình chỉ công tác cán bộ xé vé máy bay của khách nước ngoài ở Phú Quốc

Cắt nhung 15 con hươu đực, lão nông nhận ngay "lộc trời"

Nữ du khách bị xé thẻ lên máy bay: Khó - dễ không ở quy trình, mà là thái độ

Đàn cá heo bơi tung tăng trên vịnh Nha Trang

Huy động hơn 60 người tìm kiếm nạn nhân mất tích trong rừng

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở Lạng Sơn ngập sâu, người dân trắng đêm chạy lũ

Thuốc giả, thực phẩm chức năng giả: Nỗi lo "vụn vỡ" niềm tin

Người dân có thể "đào tiền triệu" mỗi ngày dưới lớp cát
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"
Phim việt
23:52:59 19/05/2025
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình
Hậu trường phim
23:50:28 19/05/2025
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm
Sao việt
23:44:13 19/05/2025
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc
Sao châu á
23:41:54 19/05/2025
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới
Ẩm thực
23:29:48 19/05/2025
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính
Thế giới
23:14:16 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025
Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò
Tv show
22:50:51 19/05/2025