TQ dù giàu vẫn chưa thể dẫn dắt thế giới
Các học giả Trường Kinh doanh Harvard phân tích những “đức tính” Trung Quốc còn thiếu để thực sự đạt tầm lãnh đạo toàn cầu, bất chấp sự phát triển vũ bão của nền kinh tế này.
Câu chuyện thần kỳ của kinh tế TQ trong 35 năm qua đã tốn quá nhiều giấy mực. Nước này đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, cho dù xét về thu nhập quốc dân trên đầu người thì còn lâu TQ mới đạt đẳng cấp đó.
5 năm qua chúng tôi làm việc ở TQ, không biết đã gặp bao nhiêu quan chức cấp cao trong chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp tự tin dạy bảo chúng tôi rằng Hoa Kỳ là một cường quốc hết thời đã qua buổi hoàng kim, và trong thế kỷ 21 này, chân bá chủ chính là TQ. Với những bằng chứng như thế, chẳng trách họ ảo tưởng đến vậy. Nhưng chuyện quả thực không đơn giản, và chưa chắc có hậu như họ nghĩ.
Chúng tôi nhìn thấy những rào cản đáng kể trong trước mắt và lâu dài khiến cho TQ, dù đã giải được bài toán kinh tế khá chắc tay, vẫn khó lòng tiến xa hơn vì con đường đang ngày càng trở nên không bằng phẳng.
Động lực kinh tế là rất cần thiết nếu muốn lãnh đạo thế giới, nhưng chỉ thế là chưa đủ. Mặc dù TQ đã tăng trưởng phi thường, và triển vọng trước mắt vẫn rất sáng sủa bất chấp tình trạng khó khăn chung, nước này vẫn phải đối mặt với những thách thức to lớn. Từ chảy máu chất xám đến bất ổn xã hội, từ ô nhiễm đến tham nhũng, chưa kể hàng triệu lao động du cư mà vì không có hộ khẩu, không được làm công dân chính thức.
Thủ đô Bắc Kinh của TQ phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Ảnh: Reuters
Thách thức lớn hơn cả có lẽ nằm ngay trong đời sống của tầng lớp tinh hoa đất nước này. Nghĩa là sao khi những công dân hàng đầu của một đất nước lại gửi tài sản và con cái của họ ra nước ngoài? Nghĩa là sao khi tiền tiết kiệm của các hộ gia đình và vốn của các công ty lại đổ vào bất động sản ở Mỹ, Canada và Anh? Nghĩa là sao khi Canada nhận được quá nhiều đơn xin nhập quốc tịch của người giàu TQ đến nỗi phải cố gắng hạn chế đối tượng này nhập cư?
Những công dân thành đạt nhất ở một cường quốc dẫn đầu thế giới không thể nào lại ưu tiên hàng đầu việc đưa con cái ra nước ngoài du học. Hiện đang có ít nhất 275 nghìn thanh thiếu niên TQ học tập ở các trường đại học Mỹ, và khoảng 160 nghìn ở châu Âu. Các trường trung học đầu bảng ở các quốc gia này nhận được một danh sách dài đơn xin học của học sinh TQ. Để đáp ứng xu thế này, các tổ chức giáo dục phổ thông trung học quốc tế đang tính đến việc mở chi nhánh ở TQ.
Video đang HOT
Dù ở TQ cũng có đến 300 nghìn sinh viên ngoại quốc đang theo học nhưng chủ yếu họ đến từ các nước trong khu vực, nên ảnh hưởng không thể gọi là toàn cầu được. Thứ hạng của các trường đại học TQ cũng tăng lên, nhưng vẫn chưa trường nào đặt chân được vào top 40. Nói ngắn gọn, riêng trong giáo dục đã là một chặng đường dài.
Các trường đại học TQ cũng gặp không ít trở ngại khi cố gắng cạnh tranh ở tầm toàn cầu. Đến gần đây, giảng viên các trường đại học ở TQ bị hạn chế gắt gao những chủ đề họ được phép nói với sinh viên cả trên giảng đường lẫn khi gặp riêng. Khái niệm “7 Không” – một danh sách những chủ đề tránh thảo luận với sinh viên – được thảo ra. Thật khó mà nói hết được hệ quả của những cấm đoán này đối với môi trường học tập và thảo luận ở các trường đại học.
Thế còn những phẩm chất khác của một quốc gia lãnh đạo toàn cầu? Theo chúng tôi, một nước không thể lãnh đạo nếu đồng tiền của họ không liên thông với thế giới và không thể quy đổi. Đây có lẽ là vấn đề dễ thấy, dễ nói nhất, và dường như đang có những dấu hiệu tiến bộ trong lĩnh vực này.
Cũng chẳng dễ mà dẫn dắt thế giới khi mà kiểm soát gắt gao internet, và qua đó ngụ ý về một sự thiếu tin tưởng sâu sắc với công dân của chính nước mình. Việc một chính quyền thiếu tự tin đến mức đó thì không thể đủ bản lĩnh làm lãnh đạo thế giới.
Cuối cùng, muốn lãnh đạo phải có thông điệp rung động lòng người. TQ thời nay không có một thông điệp nào như thế. Làm giàu hoành tráng là một câu nói vô hồn. Khái niệm “Giấc mơ TQ”, dựa chủ yếu vào quyền lực và tài sản vật chất, không có vẻ gì là đáng mơ mộng đối với các nước khác.
Giải quyết những vấn đề này trong một hai thập kỷ tới không hề dễ dàng. Nhưng không có nghĩa là không thể giải quyết. Thử so sánh với nước Mỹ năm 1900 – nơi phụ nữ không được bầu cử, những quy định phân biệt chủng tộc đầy rẫy ở miền Nam, thực phẩm và dược phẩm không hề được kiểm soát – để thấy sau một thời gian dài, hoàn toàn có thể có những thay đổi sâu sắc về giá trị và thể chế.
Chắc là cũng có thể mường tượng một viễn cảnh tương tự ở TQ trong một thế kỷ tới với những điều kiện phù hợp. Nhưng lúc này, những tranh luận về tương lai của TQ, dù là ngầm, đang sôi nổi ở đại lục. Khi nào những cuộc tranh luận như thế trở nên cởi mở, công khai và thậm chí là dự đoán được, ở đại lục, khi đó – và chỉ khi đó – mới tin được là TQ có năng lực để thực sự làm người lãnh đạo.
Theo Đại An
Vietnamnet
* Hai tác giả của bài viết: GS. William C. Kirby, chuyên ngành quản trị kinh doanh ở Trường Kinh doanh Harvard, chuyên ngành Trung Quốc học ở ĐH Harvard University, Chủ tịch Quỹ TQ Harvard và GS. F. Warren McFarlan, chuyên ngành quản trị kinh doanh ở Trường Kinh doanh Harvard, thỉnh giảng tại ĐH Thanh Hoa.
Theo Dantri
"Đòn hiểm" của phương Tây nhằm vào kinh tế Nga
Biết kinh tế Nga chủ yếu dựa vào dầu mỏ, phương Tây tìm mọi cách ấn giá mặt hàng này giảm sâu khiến đồng rúp Nga liên tục phá đáy. Với "đòn hiểm" này, phương Tây đang dùng chiêu bài phá hoại kinh tế để làm lung lay nền tảng ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Là người từng có kinh nghiệm vực dậy kinh tế Nga kể từ năm 1998 và đang nhận được sự ủng hộ rất lớn của cử tri sau nhiều năm kinh tế phát triển ổn định bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những đòn đánh kinh tế hiện nay của phương Tây chắc chắn "không hạ bệ" được Tổng thống Putin như những nước này mong muốn, mà chỉ tạo ra những khó khăn trước mắt cho nhà lãnh đạo Nga và giúp ông một lần nữa có đất phô diễn khả năng xoay sở tài tình của mình.
Kinh tế Nga đang đối mặt với những khó khăn lớn do cả dầu mỏ và đồng nội tệ cùng bị rớt giá mạnh.
Trong "cơn bão kinh tế" do Mỹ và châu Âu tạo ra hiện nay, giá dầu đã xuống đến mức thấp kỷ lục trong 5 năm trở lại đây và được giao dịch quanh ngưỡng 60 USD/thùng, sụt gần một nửa so với lúc đỉnh điểm. Chịu tác động mạnh từ giá dầu và tác động từ các lệnh trừng phạt ngày càng siết chặt của Mỹ và châu Âu, đồng rúp Nga cũng giảm sâu với mức sụt giá mạnh nhất lên tới 20% chỉ trong ngày 16/12, buộc Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga phải cấp tốc nâng lãi suất cơ bản lên 17% ngay trong đêm. Hiện tượng người dân rút tiền ồ ạt để quy đổi sang ngoại tệ cũng đã bắt đầu xảy ra khiến nhiều ngân hàng và doanh nghiệp lúng túng, trong khi chính phủ phải triệu tập cuộc họp khẩn cấp để vạch ra các biện pháp ổn định tình hình.
Cố nhiên ai cũng hiểu kinh tế không phải là nguyên nhân duy nhất khiến đồng rúp của Nga trượt giá và càng không phải là lý do để mặt hàng "vàng đen" giảm sâu. Trong buổi họp báo cuối cùng của năm 2014, Tổng thống Putin đã thẳng thừng tuyên bố phương Tây đang tìm cách tạo ra các mối đe dọa mới để xiềng xích "gấu Nga". Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavov cũng nói rằng ông có "những lý do hết sức nghiêm túc" để cho rằng phương Tây đang áp đặt các biện pháp để tìm cách thay đổi chính quyền Mátxcơva.
Vậy điều gì đang thực sự xảy ra phía sau sự biến động bất thường và đột ngột này của đồng rúp và giá dầu? Đánh giá toàn diện sẽ thấy nổi lên nhiều vấn đề, nhưng chủ ý của phương Tây muốn mượn khủng hoảng kinh tế "diệt" nước Nga mới là nguyên nhân chính.
Xét trên góc độ kinh tế, trên thị trường dầu mỏ thế giới đang xuất hiện tình trạng cung vượt trội so với cầu vì hai lẽ. Thứ nhất là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) kiên quyết không cắt giảm sản lượng, cho dù nhu cầu dầu mỏ đang giảm mạnh vì kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Âu đều đang giảm tốc. Thứ hai là Iran và Mỹ trong vài năm gần đây đã tăng mạnh lượng cung ứng dầu ra thị trường, góp phần làm phong phú thêm nguồn cung dầu mỏ. Theo quy tắc thị trường, khi cung vượt cầu, tất yếu giá dầu sẽ bị đẩy xuống cho tới khi thị trường tìm được điểm cân bằng giá mới.
OPEC ước tính trong năm 2015, mỗi ngày thế giới sẽ tiêu thụ 93,9 triệu thùng dầu, trong đó có 28,9 triệu thùng do các thành viên OPEC cung cấp. Tuy nhiên, tổ chức này lại duy trì sản xuất 30 triệu thùng/ngày, nên bình quân riêng OPEC đã tạo ra số dư 1,2 triệu thùng/ngày.
Khi giá giảm, những nước có nguồn thu ngân sách chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu mỏ như Iran, Iraq, Venezuela, Arập Xêút và Nga đương nhiên thiệt hại nhiều nhất. Với sản lượng 10,6 triệu thùng dầu/ngày, lớn nhất thế giới, mức giá dầu hiện nay sẽ khiến ngân sách của Nga bốc hơi 221 tỷ USD/năm.
Theo chuyên gia Lubomir Mitov thuộc Viện Tài chính quốc tế, nếu giá dầu hiện nay được duy trì trong một năm hoặc lâu hơn, đầu tư và tiêu dùng ở Nga sẽ sụt giảm, nhiều doanh nghiệp và ngân hàng phá sản, kinh tế lún vào khủng hoảng với mức sụt giảm GDP có thể lên tới 5%. Nhiều chương trình phúc lợi xã hội bị cắt xén và quan trọng nhất là niềm tin, sự ủng hộ của người dân Nga dành cho Tổng thống Putin sẽ bị giảm sút. Phương Tây muốn cho người dân Nga thấy rằng họ đang phải trả giá cho chính sách cứng rắn của Tổng thống Putin trong vấn đề sáp nhập Crimea và bất ổn ở miền Đông Ukraine. Chuyên gia Mitov nhấn mạnh: "Đây là mối đe dọa trực tiếp (đối với nước Nga)".
Nhưng là người lên nắm quyền ngay sau cuộc vỡ nợ năm 1998 và từng có kinh nghiệm trong việc khôi phục kinh tế cũng như bảo vệ đồng nội tệ, nhà lãnh đạo Nga rất biết cách chèo lái con thuyền kinh tế đất nước. Điều này cũng đã được chứng minh trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu vừa qua khi kinh tế Nga liên tục đạt mức tăng trưởng cao, bất chấp kinh tế Mỹ và châu Âu rơi vào cảnh khốn đốn và đến nay vẫn chưa thể phục hồi nguyên trạng. Việc giá dầu luôn được duy trì ở mức cao trong nhiều năm qua, tất nhiên, đã đóng góp rất lớn cho thành công kinh tế ngoạn mục của Nga song thành công đó sẽ không thể có được nếu như thiếu đi một "thuyền trưởng" biết nhìn xa trông rộng như ông Putin.
Trong suốt các năm đó, tận dụng lợi thế xuất khẩu dầu và giá dầu cao, nước Nga đã làm đầy thêm ngân khố dự trữ khoảng 570 tỷ USD, chiếm gần 1/3 GDP. Số ngân quỹ này giúp ích rất nhiều cho đất nước mỗi khi đối mặt với khủng hoảng.
Trong cuộc khủng hoảng hiện nay cũng vậy. Dù muốn nhưng phương Tây khó có thể đẩy kinh tế Nga vào cảnh vỡ nợ như năm 1998, bởi khi đó nợ chính phủ chiếm 50% GDP và dự trữ chỉ chiếm 5% GDP, còn bây giờ nợ chính phủ là 35% GDP và dự trữ tăng lên 30% GDP. Hơn nữa, nội lực kinh tế hiện nay của Nga đã mạnh hơn trước rất nhiều nhờ có khu vực tư nhân linh hoạt và có khả năng thích ứng cao, giúp hạn chế phụ thuộc vào nhập khẩu.
Ngoài ra còn một lý do khác là sự kết nối chặt chẽ của kinh tế Nga với kinh tế thế giới. Là nền kinh tế lớn thứ 8 thế giới và đã hội nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu, nếu Nga rơi vào suy thoái kéo dài thì không chỉ Nga mà cả những nước khác cũng phải gánh chịu hậu quả. Khu vực chịu tác động đầu tiên là Liên minh châu Âu (EU) với một số thành viên chủ chốt đang có quan hệ thương mại mạnh với Nga. Tiếp đến là những nền kinh tế phụ thuộc lớn vào ngành xuất khẩu năng lượng cũng như vũ khí của Nga, trong đó có Trung Quốc, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ. Mạng tin "National Interest" của Mỹ cũng đã nhận định: "Trong thời buổi quan hệ đan xen chặt chẽ hiện nay với đầy rẫy rủi ro trên quy mô toàn cầu, việc để mất nước Nga chẳng khác nào hành động (phương Tây) tự bắn vào chân mình, thậm chí đầu mình".
Bởi thế, không quá khi nói rằng những gì mà phương Tây đang tạo ra ở Nga hiện nay là mối đe dọa đối với kinh tế thế giới và trật tự toàn cầu. Nước Nga có thể đang phải đối mặt với những khó khăn không nhỏ trước mắt nhưng về lâu dài, những hậu họa từ diễn biến này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế toàn cầu, nhất là châu Âu. Để tránh phải chịu cảnh "gậy ông đập lưng ông" trong tương lai, Mỹ và châu Âu cần phải có những quyết định "nhìn xa, trông rộng" hơn để giữ đại cục.
Đức Vũ
Theo dantri
Mỹ báo động an ninh trên toàn cầu Sứ quán Mỹ ở các nước, lực lượng quân đội và những đơn vị có liên quan được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ, sẵn sàng đối phó nguy cơ an ninh có thể xảy ra trên toàn cầu sau khi Thượng viện Mỹ công bố báo cáo về các phương pháp thẩm vấn của CIA đối với nghi phạm al-Qaeda....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

3 Hồng y gốc Á là ứng viên tiềm năng kế nhiệm Giáo hoàng Francis

Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tấn công Houthi

Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà

Ấn Độ tiêu diệt hơn 70 phần tử vũ trang trong chiến dịch không kích trả đũa Pakistan

Lãnh đạo CIA ca ngợi Bitcoin

Ukraine liên tiếp tập kích Moskva, Điện Kremlin tuyên bố về lệnh ngừng bắn từ đêm 7/5

Hải quân Mỹ mất thêm một chiến đấu cơ trên Biển Đỏ vì cùng một lý do

Thủ tướng Ấn Độ hoãn ba chuyến công du nước ngoài giữa căng thẳng với Pakistan

Nghị viện châu Âu điều tra Cơ quan hỗ trợ tị nạn EU sau cáo buộc sai phạm

Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng về xung đột quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan

Canada bắt đầu tiến trình pháp lý để tịch thu máy bay vận tải An-124 của Liên bang Nga

Đằng sau việc Mỹ ra lệnh cho các cơ quan tình báo tăng cường do thám Greenland
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Phương Lê U50 vẫn yêu cuồng nhiệt: Giao 2 công ty cho chồng mới, vừa mang thai tự nhiên
Sao việt
22:26:50 07/05/2025
Nữ nhân viên tuyệt vọng cầu cứu khi bị đồng nghiệp nhốt trong kho đông lạnh
Netizen
22:23:58 07/05/2025
Phú bà hot nhất Chị Đẹp cảnh báo thông tin sai lệch đang bị lan truyền
Nhạc việt
22:22:35 07/05/2025
Người đàn ông bị sét đánh tử vong ngay trước nhà
Tin nổi bật
22:18:49 07/05/2025
Jennie nói 1 câu xác định thời điểm BLACKPINK comeback, bùng nổ bình luận trái chiều
Nhạc quốc tế
22:18:47 07/05/2025
Tội ác của thanh niên giết cô gái, bỏ vào vali rồi phi tang trên núi ở Vũng Tàu
Pháp luật
22:07:18 07/05/2025
Toàn cảnh "trò đùa dai" vào trưa nay (7/5) của gia đình Kim Sae Ron dành cho Kim Soo Hyun
Sao châu á
21:55:21 07/05/2025
Bí quyết mặc đẹp cho nàng thanh lịch gọi tên áo quây
Thời trang
21:54:37 07/05/2025
Google phát triển trợ lý AI Gemini phiên bản cho trẻ em
Thế giới số
21:04:33 07/05/2025
Người dân Panama phản đối kế hoạch Mỹ tăng hiện diện an ninh gần kênh đào
