Trả lại giá trị thực cho trí tuệ
Việc phát hiện đường dây làm giả nhiều loại bằng cấp, có cả bằng tiến sĩ, thạc sĩ, giá khoảng từ 8,5 triệu đồng/bằng đến 15 triệu đồng/bằng với chất lượng rất cao, nhiều khả năng là phôi thật, chỉ nội dung ghi trên bằng là giả, đang khiến dư luận xôn xao.
Có một thực tế là lâu nay, thị trường luận văn, luận án, đề án luôn trong tình trạng tấp nập và những tấm bằng giả này là bằng chứng của sự suy vi đến mức ngoài sức tưởng tượng về chế độ học hành, thi cử hiện nay. Nó hé lộ một sự thật đáng lo ngại là đã có không ít bằng giả được lưu hành, không ít những người dùng bằng giả để tiến thân mà chúng ta chưa hay biết. Một điều đáng lo ngại nữa là với trình độ công nghệ thông tin, in ấn, sao chụp hiện nay và chắc chắn sẽ tối tân hơn, tình trạng bằng giả sẽ trầm trọng hơn, nếu chúng ta không kiên quyết loại bỏ nó, từ trong gốc rễ.
(Ảnh minh họa)
Muốn loại bỏ vấn nạn bằng giả, trước hết cần tìm được nguyên nhân vì sao có nó. Có lẽ không cần phải nhắc lại một nguyên nhân ai cũng biết, đó là chính sách giáo dục, chính sách đãi ngộ lâu nay quá coi trọng bằng cấp mà không căn cứ vào thực học, thực tài. Nhưng ít ra thì để có tấm bằng, không chỉ là bằng phổ thông, mà là bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thì cũng phải có mặt ở lớp học, có tên trong sổ sách của nơi đào tạo. Thế nhưng những người đi mua và dùng những tấm bằng giả này không cần điều đó. Họ chỉ cần những phôi bằng có đóng dấu đỏ để hợp thức cho việc kiếm chỗ làm, leo lên chức nọ chức kia. Còn để làm được việc đó, cần hơn cả bằng là một thứ bôi trơn hiệu nghiệm khác, đó là đồng tiền, đi kèm với đó là sự quan liêu, tắc trách…
Bởi thế, qua việc phát hiện đường dây làm bằng giả, có lẽ nên làm một đợt tổng kiểm tra trong các cơ quan công quyền, các doanh nghiệp nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội từ trung ương đến địa phương xem có bao nhiêu chủ nhân của bằng giả, bằng thật mà học giả? Để làm được việc này không khó, miễn là công tâm, không xuê xoa, nể nang hoặc chịu các sức ép nọ kia. Khi phát hiện được, cần công khai và kiên quyết xử lý, mức cao nhất là đưa ra khỏi hệ thống những trường hợp không trung thực này, những người nhờ bằng giả mà lọt được vào rồi leo cao hơn. Đồng thời với việc xử lý những người dùng bằng giả, cũng cần xử lý nghiêm khắc với những người vô tình hay cố ý dung túng cho việc dùng bằng giả. Đó cũng là một cách để chống tham nhũng, chống giả dối, làm trong sạch Đảng, trong sạch bộ máy công quyền.
Phát hiện, triệt phá các đường dây làm bằng giả là cần thiết và rất đáng hoan nghênh. Nhưng dù sao, đó chỉ là phần ngọn, có cầu thì có cung, theo quy luật thị trường. Muốn thực hiện thắng lợi chiến lược giáo dục của Đảng và Nhà nước, muốn xây dựng một xã hội học tập lành mạnh, trả lại giá trị thực cho trí tuệ, cho tài năng thì trước hết phải vô hiệu hóa mọi thứ giả dối, trong đó có bằng giả. Khi bằng giả không ai mua vì không ai muốn dùng và dám dùng, ắt thị trường bằng giả sẽ tàn lụi.
Video đang HOT
Theo Vũ Duy Thông
Hà Nội mới
Loạn sao chép trong trường ĐH
Được coi là cái nôi sinh ra những thành quả sáng tạo có thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhưng trường ĐH cũng là nơi mà nạn sao chép đang trở thành "căn bệnh" khó chữa.
Thời gian gần đây, không ít trường ĐH đã xảy ra các vụ xâm phạm quyền tác giả (luộc sách) khi biên soạn giáo trình, luận văn, luận án, nghiên cứu đề tài khoa học gây bức xúc trong giới khoa học và dư luận xã hội. Vấn đề được đặt ra trong một hội thảo về nghiên cứu khoa học vừa được Bộ GD-ĐT tổ chức tại Hà Nội.
Ngoài tầm kiểm soát
Thầy Lê Văn Hưng, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, cho rằng thực trạng vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT) trong trường ĐH không chỉ nhiều về số lượng mà còn phức tạp về tính chất.
Theo thầy Phan Quốc Nguyên, Trường ĐH Công nghệ thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội, tình trạng xâm phạm bản quyền SHTT trong trường các ĐH tại Việt Nam đang là vấn đề nhức nhối và diễn biến phức tạp.
Thậm chí, có chuyên gia còn cho rằng việc sao chép trong trường ĐH đang nằm ngoài tầm kiểm soát và đã ở mức tồi tệ vì không chỉ sao chép tài liệu gốc mà còn sao chép cả những tài liệu đã được sao chép từ trước đó.
Đánh giá của nhiều chuyên gia cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nói trên là do trong nhiều năm qua, các trường thiếu sự quan tâm tới đăng ký SHTT cũng như xây dựng ý thức thực hiện bản quyền tác giả đối với tư liệu, giáo trình của các học giả.
Biểu hiện rõ nhất là tình trạng ngang nhiên "đạo văn" trong hàng loạt tiểu luận, khóa luận, luận văn, luận án. Thậm chí "chợ" luận văn còn ngang nhiên tồn tại ngay sát cổng trường ĐH, cung cấp bất kỳ loại luận văn, đồ án nào cho sinh viên có nhu cầu.
Ngay như ở ĐH Quốc gia Hà Nội, tính đến tháng 4/2010 cũng chỉ mới nộp đến Cục SHTT 3 hồ sơ sáng chế thì hoàn toàn chưa thấm tháp gì so với hoạt động đào tạo, nghiên cứu của cán bộ, nghiên cứu sinh của trường.
Đồ án, luận văn... được rao bán công khai.
"Quên" dẫn nguồn
Thực tế cho thấy ngoài hình thức đáng phê phán là sao chép toàn bộ ý tưởng, số liệu và giải pháp của người khác, một hình thức sao chép nữa cũng đang rất phổ biến là việc dẫn các công trình, kết quả nghiên cứu của người khác trong đề tài của mình.
Đây là việc làm bình thường và cần có trong nghiên cứu khoa học, tuy nhiên khi trích dẫn thì người sử dụng phải nêu rõ nguồn, tác giả, thế nhưng hầu hết sinh viên và cả một bộ phận giảng viên không thực hiện các quy tắc này.
Việc thiếu dẫn nguồn, không ghi chú trích dẫn tài liệu trong các tác phẩm nghiên cứu đã xảy ra từ nhiều năm nay, đến nỗi trở thành... thói quen khiến nhiều giảng viên nghĩ rằng chúng là của... mình.
Đơn cử như cuối tháng 4/2010, nhóm tác giả đứng tên chủ biên 2 cuốn sách Tài chính quốc tế và Nguyên lý thực hành bảo hiểm bị tố "đạo sách" đã phải nhận quyết định kỷ luật khiển trách của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM. Lý do chính là vì trong 2 cuốn sách này có sử dụng tài liệu biên soạn giáo trình không được sự đồng ý của tác giả.
Trước đó, nhiều sinh viên bộ môn đồ họa - mỹ thuật ứng dụng của Trường ĐH Nghệ thuật Huế cũng đã phản ánh việc giảng viên Đồng Thị Mỹ H. (được giữ lại trường từ năm 2006) đã "đạo" ý tưởng thiết kế nội thất trụ sở Hội đồng Anh tại Hà Nội của họa sĩ Lê Trung Hải để làm đồ án tốt nghiệp.
Không xét tốt nghiệp nếu vi phạm
Nhằm hạn chế tình trạng sao chép, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã đề ra biện pháp đối phó bằng cách không công nhận tốt nghiệp đối với những sinh viên được xác định sao chép đến 70% luận văn của người khác. Trường hợp này khi bị phát hiện sẽ bị buộc thực tập lại và phải thi tốt nghiệp ở khóa sau. Đây là cách xử lý nghe có vẻ nghiêm nhưng thực tế không phải trường hợp nào cũng bị phát hiện nên khó có thể nói là mức độ hạn chế được đến đâu.
PGS Ngô Thám, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, cho biết thời gian gần đây, Trường ĐH Kiến trúc đã kiên quyết không cho sinh viên mượn luận văn, đồ án về nhà để tránh sao chép. Khi bảo vệ luận văn, nếu phát hiện có sao chép, sinh viên sẽ không được tốt nghiệp.
Theo dân trí
"Nâng cấp bằng" từ cuộc đua liên thông Mục đích của liên thông là nâng cao trình độ người học nhưng trên thực tế thì hoàn toàn trái ngược. Hàng loạt trường mở các lớp liên thông ngoài cơ sở với mục tiêu tăng số lượng mà bỏ quên đi chất lượng. Sinh viên theo học chỉ nhằm tới đích "nâng cấp bằng". Học giả, bằng thật Ghé thăm bất kì...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hiền Thục kể mối tình thời thanh xuân, khóc khi nhắc về anh trai
Sao việt
20:28:48 11/05/2025
Tổng thống Putin: Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine mà không có điều kiện tiên quyết
Thế giới
20:27:40 11/05/2025
Nữ thần showbiz lúc hấp hối còn dặn mãi: "Tôi có chết cũng không muốn gặp hai người này"
Sao châu á
20:25:11 11/05/2025
Lũ cuốn trôi nhiều lán trại du lịch tại thác A Don ở Huế
Tin nổi bật
20:23:31 11/05/2025
Ronaldo rời Al Nassr?
Sao thể thao
20:17:01 11/05/2025
Bà mẹ ở Vĩnh Long tiết lộ chiêu "thao túng tâm lý" giúp con mê học: Con trai 10 tuổi đạt loạt thành tích đáng ngưỡng mộ
Netizen
20:14:51 11/05/2025
So sắc vóc em gái Đặng Văn Lâm và Nguyễn Văn Toàn
Phong cách sao
20:07:01 11/05/2025
Vì sao thiếu ngủ, căng thẳng khiến da dầu luôn bóng nhờn, nhiều trứng cá?
Làm đẹp
19:49:27 11/05/2025
Bắt nữ quái bị truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trẻ em
Pháp luật
19:43:57 11/05/2025
Những chiếc Galaxy A sẽ bị Samsung bỏ rơi sau One UI 7
Đồ 2-tek
19:43:30 11/05/2025