Trái Đất đang giữ lại lượng nhiệt kỷ lục
Nghiên cứu của NASA cho thấy lượng nhiệt Trái Đất giữ lại trong bầu khí quyển tăng gần gấp đôi kể từ 2005, góp phần làm thời tiết nóng lên.
“Lượng nhiệt mà Trái Đất giữ lại trong bầu khí quyển đang ở mức chưa từng có”, Norman Loeb, nhà khoa học Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) kiêm tác giả chính của nghiên cứu công bố tuần trước trên tạp chí Nghiên cứu Địa Vật lý, nói. “Trái Đất đang nóng lên nhanh hơn dự kiến”.
Sử dụng dữ liệu vệ tinh, nhóm nghiên cứu tính toán hiện tượng mất cân bằng năng lượng, tức sự chênh lệch giữa năng lượng mà Trái Đất hấp thụ từ Mặt Trời so với nhiệt lượng mà nó tỏa ra hoặc phản xạ trở lại không gian.
Ảnh chụp Trái Đất từ Trạm Vũ trụ Quốc tế bay trên Đại Tây Dương, tây nam Nam Phi. Ảnh: NASA .
Stuart Evans, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Buffalo, cho hay khi tỷ lệ mất cân bằng này ở mức dương, nghĩa là Trái Đất hấp thụ nhiệt nhiều hơn tỏa nhiệt, đó là bước đầu tiên dẫn tới hiện tượng nóng lên toàn cầu.
“Đó là dấu hiệu Trái Đất đang tích thêm năng lượng”, Evans nói. Nghiên cứu cho thấy sự mất cân bằng đó đã tăng gần gấp đôi từ năm 2005 tới 2019.
“Đó là lượng năng lượng khổng lồ”, Gregory Johnson, nhà hải dương học tại Phòng thí nghiệm Môi trường biển Thái Bình Dương của Cơ quan Khí quyển Đại dương Mỹ (NOAA), đồng tác giả của nghiên cứu, nói.
Video đang HOT
Johnson cho hay mức tăng nhiệt lượng này tương đương với 4 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima nổ trong mỗi giây, hoặc mỗi người trên Trái Đất bật 20 ấm điện đun nước cùng lúc.
Trái Đất nhận khoảng 240 W nhiệt lượng từ Mặt Trời trên mỗi m2. Vào giai đoạn đầu nghiên cứu, năm 2005, nó đã bức xạ lại không gian khoảng 239,5 W, khiến sự mất cân bằng dương 0,5 W. Cuối năm 2019, mức chênh lệch này tăng gần gấp đôi, lên khoảng 1 W/m2.
Đại dương hấp thụ hầu hết số nhiệt lượng đó, khoảng 90%. Khi so sánh dữ liệu vệ tinh với kết quả đo nhiệt độ từ hệ thống cảm biến đại dương, các nhà nghiên cứu phát hiện một mô hình tương tự.
Loeb gọi kết quả mất cân bằng này là “cái đinh đóng vào quan tài”. “Việc các nhà nghiên cứu sử dụng hai cách quan sát khác nhau và đều phát hiện xu hướng giống nhau là điều đáng chú ý”, Elizabeth Maroon, nhà khí hậu học tại Đại học Wisconsin, Madison, nói. “Nó khiến họ tự tin hơn với kết quả nghiên cứu”.
Kênh Lemaire, phía tây bán đảo Nam Cực ngày 3/3/2016. Ảnh: AFP.
Câu hỏi lớn nhất là điều gì đã thúc đẩy Trái Đất tăng hấp thu nhiệt. Nghiên cứu chỉ ra độ giảm che phủ của mây và băng biển, những thứ phản xạ năng lượng Mặt Trời trở lại vũ trụ, cùng sự gia tăng khí nhà kính do con người phát thải như metan và carbon dioxit, cũng như hơi nước, thứ giữ nhiệt ở lại lâu hơn trên Trái Đất, cùng các yếu tố khác. Nhưng rất khó để phân biệt thay đổi do con người gây ra với thay đổi theo chu kỳ khí hậu.
“Chúng đã kết hợp cùng nhau”, Loeb nói, cho hay cần nghiên cứu thêm để xác định các yếu tố.
Quãng thời gian nghiên cứu trùng với những biến động về khí hậu có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng nhiệt, bao gồm hiện tượng El Nino mạnh từ năm 2014 tới 2016, dẫn tới nước biển ấm lên bất thường. Dao động Thập niên Thái Bình Dương (PDO – hiện tượng biến đổi khí hậu theo chu kỳ 10 năm trên Thái Bình Dương), một hiện tượng giống El Nino, cũng chuyển từ “mát” sang “ấm” vào năm 2014.
Nhưng Johnson cho hay điều này cũng không thể ngụy biện cho hành vi của con người. “Chúng ta phải chịu trách nhiệm cho một số nguyên nhân”, ông nói, nhưng chưa rõ là bao nhiêu.
Kevin Trenberth, học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia, cho hay kết quả nghiên cứu không gây ngạc nhiên với những biến đổi khí hậu hiện nay, nhưng thời gian 15 năm không đủ để tạo ra một xu hướng.
“Chắc chắn cần quan sát thêm 10-15 năm nữa để xem điều này diễn ra như thế nào”, ông nói. “Câu hỏi đặt ra là: Liệu xu hướng này có tiếp diễn?”
“Càng quan sát lâu, chúng ta càng chắc chắn về xu hướng của nó”, ông giải thích.
Theo dõi sự mất cân bằng nhiệt lượng của Trái Đất cũng giúp nhà khoa học hiểu rõ hơn về biến đổi khí hậu, Johnson nói. Các chỉ số thông thường khác như nhiệt độ không khí chỉ phản ánh một phần nhỏ ảnh hưởng của nhiệt lượng Mặt Trời. Sự mất cân bằng nhiệt lượng Trái Đất thể hiện “tổng lượng nhiệt đi vào hệ thống khí hậu”.
Trenberth cho rằng bất kể lý do nào thúc đẩy sự mất cân bằng năng lượng Trái Đất, việc tỷ lệ này ở mức dương thể hiện “toàn cầu đang nóng lên”. Lượng nhiệt tăng, đặc biệt ở đại dương, đồng nghĩa với việc các trận bão và sóng nhiệt ở biển sẽ dữ dội hơn.
“Tôi hy vọng Trái Đất sẽ không tiếp tục bị đốt nóng theo chiều hướng này”, Loeb nói. “Đây không phải tin tốt”.
Ba phi hành gia trở về Trái Đất an toàn sau nửa năm trên Trạm ISS
Ngày 17/4, hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia Mỹ đã về đến Trái Đất trên thảo nguyên của Kazakhstan sau sứ mệnh kéo dài nửa năm trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Nữ phi hành gia Kate Rubins. Ảnh: NASA
Hai phi hành gia Sergei Ryzhikov và Sergei Kud-Sverchkov cũng như nữ Tiến sĩ Kate Rubins, phi hành gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã đáp xuống khu vực cách Zhezkazgan 150km về phía Đông Nam lúc 04h55 GMT, (tức 11h55 theo giờ Việt Nam).
Với chuyến trở về từ Trạm ISS, nhà sinh học phân tử Rubins, 42 tuổi và cựu phi công quân sự Ryzhikov, 46 tuổi, đã hoàn thành thành nhiệm thứ hai trong không gian vũ trụ. Cả hai từng làm nhiệm vụ trên ISS trong lần phóng vào tháng 7 và tháng 10/2016. Trong khi đó, phi hành gia Kud-Sverchkov, 39 tuổi, cũng là cựu quân nhân, hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên ngoài vũ trụ.
Nữ phi hành gia Rubins sẽ trở lại trung tâm của NASA ở Houston, Mỹ, trong khi hai đồng nghiệp Ryzhikov và Kud-Sverchkov sẽ trở về thủ đô Moskva của Nga.
Trong nhiệm vụ đầu tiên ngoài không gian vũ trụ năm 2016, Tiến sĩ Rubins đã trở thành người đầu tiên giải mã chuỗi ADN trong không gian. Trong lần thứ hai ngoài vũ trụ, nữ phi hành gia tiếp tục các hoạt động về giải trình tự, làm các thí nghiệm về tim mạch và giám sát một số củ cải trồng trong quỹ đạo và thu hoạch chúng để phân tích ở Trái Đất.
Dự kiến, hai phi hành gia Shane Kimbrough và Megan McArthur của NASA, phi hành gia Akihiko
Hoshide của Nhật Bản và phi hành gia Thomas Pesquet của Cơ quan Vũ trụ châu Âu sẽ lên Trạm ISS vào ngày thứ Sáu tuần tới và nhóm 4 phi hành gia sắp được thay thế dự kiến sẽ trở về Trái Đất vào ngày 28/4 tới.
'Mắt thần' Hubble gặp sự cố kỹ thuật Ngày 18/6, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo kính viễn vọng không gian Hubble, "mắt thần" của Trái Đất trong vũ trụ suốt hơn 30 năm qua, đã gặp sự cố kỹ thuật và ngừng hoạt động. Kính viễn vọng không gian Hubble. Ảnh: nasa.gov Theo NASA, sáng 14/6 (theo giờ Việt Nam), máy tính chính của kính...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn

Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga

Việc Trung Quốc đang ráo riết gom vàng báo hiệu điều gì?

Ông Trump được tặng "cung điện bay": Thách thức an ninh với tình báo Mỹ

"Sát thủ" cảm tử của Ukraine bị Nga bắt bài trên diện rộng

Tổng thống Pháp: Ukraine biết không thể giành lại toàn bộ lãnh thổ

Mỹ mất dần vị thế công nghệ: Nguy cơ 'chảy máu chất xám' và tụt hậu trước Trung Quốc

EU bất ngờ chuẩn bị áp thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Ukraine

Tầm quan trọng của các căn cứ Mỹ ở châu Âu

Những tiết lộ ban đầu về gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Liên bang Nga

Tổng thống Putin có thể không tham gia đàm phán với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

Mỹ cảnh báo áp trừng phạt khắc nghiệt nhất với Nga
Có thể bạn quan tâm

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện
Tin nổi bật
23:46:25 14/05/2025
Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"
Sao việt
23:33:53 14/05/2025
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'
Tv show
23:24:35 14/05/2025
'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục
Phim châu á
23:19:38 14/05/2025
'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?
Hậu trường phim
23:17:33 14/05/2025
Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí
Góc tâm tình
23:12:12 14/05/2025
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'
Phim âu mỹ
22:54:22 14/05/2025
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu
Sao châu á
22:42:36 14/05/2025
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris
Sao âu mỹ
22:22:52 14/05/2025
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?
Nhạc quốc tế
22:02:59 14/05/2025