‘Trải thảm đỏ đón nhân tài’ hay ‘thả gà ra đuổi’?
Chuyện thành phố Đà Nẵng kiện 7 nhân tài vì sử dụng ngân sách nhà nước đi du học nhưng không trở về đúng hạn quả thật chẳng khác gì việc “thả gà ra đuổi”.
Việc nhà nước đầu tư cho những cá nhân xuất sắc đi học ở những quốc gia tiên tiến hơn rồi quay trở về phục vụ đất nước là một chính sách nhân văn và hợp tình, hợp lí. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, chính sách này lại cho thấy những lỗ hổng không dễ hàn gắn.
Từ những lỗ hổng đó, chất xám nhân tài có thể bị thất thoát, rò rỉ bằng cách này hay cách khác, cũng giống như bình nứt thì khó giữ nước. Không hiếm những nhân tài coi việc quay trở về, phục vụ quê hương là bắt buộc theo kiểu “trả nợ cho xong”.
Sở dĩ vậy vì chúng ta tuy có đầu tư đào tạo nhân tài nhưng lại không cho họ đất dụng võ: Điều kiện hoạt động khoa học thiếu thốn; cơ sở vật chất nghèo nàn; môi trường nghiên cứu bảo thủ, rất khó chấp nhận những thay đổi từ bên ngoài…
Ngoài ra, chế độ đãi ngộ cho người tài còn quá hạn hẹp. Thử hỏi, nếu như một người đến ăn một bát phở vào mỗi sáng còn phải băn khoăn suy nghĩ thì liệu họ có toàn tâm toàn trí nghĩ về một vấn đề to tát hơn?
Sự thực còn cho thấy vấn nạn chảy máu chất xám không đơn thuần là vết “ngoại thương”, khi chất xám chảy đến các quốc gia khác. Mà đây còn là “nội thương” khi chính nguồn chất xám chất lượng cao ở trong nước không được phục vụ đúng ngành mũi nhọn của mình mà thường xuyên phải làm trái chuyên môn hoặc thậm chí làm những công việc chân tay để phục vụ cho cuộc sống mưu sinh. Điều đó là không thể chối cãi, nhất là với những người mới ra trường những năm gần đây.
Những học viên trong Đề án 922 trong một lần nhận chứng chỉ. Ảnh: Tiền phong.
Hiện tượng “chảy máu chất xám” kể trên khá trùng khớp với những kết quả thu được từ một… trang trại nuôi gà. Những con gà nhốt trong chuồng với môi trường bí bách, ngột ngạt lâu thì ốm yếu, suy kiệt dần. Một số con nuôi theo cách công nghiệp (được người khác vạch định đường tương lai từ trước) tuy béo mẫm nhưng lại ì ạch, chỉ biết làm theo những phản xạ có điều kiện để cho ra sản phẩm. Còn những con gà được thả, không nuôi theo cách công nghiệp tuy năng động, đắt giá nhưng đến khi bắt để thu hoạch thì rất khó.
Video đang HOT
Trường hợp của thành phố Đà Nẵng vừa qua là minh chứng cụ thể nhất cho việc “thả gà ra đuổi”, đầu tư cho nhân lực mà không có đầu ra thích hợp, thu hút lại nhân tài.
Tuy nhiên, chỉ bàn tới những tác động khách quan là chưa đủ, yếu tố chủ quan cũng đóng một vai trò không hề nhỏ trong vấn đề này. Với thực trạng kinh tế, xã hội như hiện tại, dù chúng ta có bao nhiêu chính sách “trải thảm đỏ đón nhân tài” cũng khó có thể so sánh điều kiện đãi ngộ chung với các quốc gia phát triển.
Chính vì thế, chúng ta cần phải tin và hi vọng vào sự hi sinh và đánh đổi của các trí thức trẻ. Các trí thức trẻ cũng cần phải từ bỏ, không chỉ là vật chất, tiện nghi mà quan trọng hơn là chính “cái tôi cố hữu” của mình để có thể quay trở về phục vụ Tổ quốc với một tâm thế của những người dám đi đầu để thay đổi.
Mong rằng các nhân tài trẻ, đặc biệt những nhân tài đang được trải nghiệm, học tập, đào tạo nhờ công sức lao động, mồ hôi sương máu của nhân dân sẽ có trách nhiệm giữ đúng giao ước với đồng bào của mình. Giá trị của một con người không nằm ở những đồng tiền họ làm ra ít hay nhiều mà ở sự cống hiến với dân tộc.
Hi vọng các bạn luôn nhớ rằng “Học vấn không có quê hương nhưng người học vấn phải có Tổ quốc”.
Bảo Trang
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Theo_Người Đưa Tin
Đà Nẵng điều chỉnh chính sách nhằm tránh 'chảy máu chất xám'
Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh cho rằng việc thu hút người có bằng cấp, kinh nghiệm công tác và muốn gắn bó, góp sức cho sự phát triển của Đà Nẵng sẽ tránh được rủi ro hơn so với chỉ tập trung cho đề án nhân tài.
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh về nhân tài của Đà Nẵng, ông Đặng Công Ngữ, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ, đánh giá cái được lớn nhất của các dự án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là đã bổ sung kịp thời đội ngũ cán bộ, công chức sau khi chia tách khỏi tỉnh Quảng Nam. Chính sách trọng dụng nhân tài trở thành một thương hiệu của thành phố trong 15 năm qua. Đà Nẵng cũng có được đội ngũ công chức phục vụ nhân dân hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của thành phố và chính quyền cũng tạo ra thói quen biết quý giá nguồn nhân lực.
Ông Đặng Công Ngữ, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông.
Nhưng cái mất của Đà Nẵng, theo ông Ngữ chính là những học viên vi phạm hợp đồng đề án, sau khi đi học đã không trở về làm việc cho thành phố hoặc chưa làm việc hết thời gian 7 năm theo cam kết trong hợp đồng đã bỏ ra nước ngoài. 10% trong số hơn 630 lượt học viên tham gia Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (Đề án 922) vi phạm hợp đồng là một minh chứng. Thành phố mất tiền của, sự tin tưởng mà còn mất đi cơ hội sử dụng người tài theo kế hoạch. Nhìn ở góc độ tích cực hơn, dù những nhân tài này không về làm việc cho Đà Nẵng nhưng thành phố vẫn sẽ được hưởng lợi, từ nguồn tiền họ gửi về cho gia đình.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, ông Ngữ cho rằng việc thu hút, đào tạo nhân tài phải liên tục điều chỉnh chính sách cho đúng với từng thời điểm. Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Đà Nẵng bây giờ không nhất thiết phải đưa hết vào bộ máy hành chính, dễ khiến học viên gò bó. Thay vào đó phải cho người tài "có đất dụng võ". "Nhiều người đi làm không hẳn đã về thu nhập, mà họ có nơi để thể hiện năng lực bản thân", ông nói thêm.
Dù Đà Nẵng là một trong số ít địa phương ở Việt Nam đưa ra hàng loạt chính sách "chiêu hiền" và "đãi sĩ", nhưng theo ông Ngữ việc giữ chân người tài vẫn đang còn là vấn đề đáng bàn. Khi thành phố bố trí công việc, đãi ngộ tốt thì những nhân tài cũng suy nghĩ về việc gắn bó. Nhưng với người tài, chỉ trọng tín, trọng đãi và trọng tình chưa đủ, mà quan trọng nhất là trọng dụng họ.
"Trọng dụng không phải là quý mến hay ưu ái, mà phải bố trí việc đúng khả năng, đúng môi trường để họ phát huy trí tuệ, năng lực, giúp họ luôn có cảm hứng để gắn bó. Hiện tại mình mới sử dụng người tài chứ chưa thực sự trọng dụng. Phải làm cho họ thăng hoa, tin dùng họ thì đó mới là trọng dụng", ông Ngữ nêu quan điểm.
Việc nhân tài "bội tín" khiến Đà Nẵng mất cơ hội bố trí nguồn nhân lực trẻ. Ảnh minh họa: Nguyễn Đông.
Ông Nguyễn Xuân Anh, Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho biết số tiền thành phố chi cho các học viên tham gia Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao mỗi năm tốn hàng trăm tỷ đồng, nhưng học viên sang nước ngoài có công ty trả lương cao hơn, hay lập gia đình rồi vịn lý do không về, lại tính chuyện "xù" tiền thuế của nhân dân là "không được".
"Con số học viên vi phạm là không nhiều so với một đề án. Nhưng có học viên cá biệt còn vi phạm pháp luật, qua nước ngoài chơi cờ bạc, không học hành đến nơi đến chốn nên phải kiện. Thành phố cực chẳng đã mới phải đi kiện nhân tài để họ bồi hoàn lại tiền ngân sách. Còn đã là nhân tài thì càng phải tuân thủ luật chơi", ông Anh nói.
Để khắc phục tình trạng "chảy máu chất xám", ông Nguyễn Xuân Anh cho biết Đà Nẵng đã có những điều chỉnh. Theo đó, việc đưa học sinh đi du học phải theo ngành nghề trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, phải là những ngành thực sự cần để dễ bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, việc xét duyệt cấp học bổng cũng chặt chẽ hơn trước, không tham về số lượng.
"Thành phố đang cân đối giữa việc cho đi học và thu hút nhân tài. Việc thu hút những người đã có bằng cấp, kinh nghiệm công tác và thực tâm muốn gắn bó để góp sức cho sự phát triển của thành phố sẽ tránh được rủi ro hơn so với chỉ tập trung cho Đề án 922. Thêm vào đó, những ngành nghề lâu nay cử đi học nhưng học viên về khó phát huy hết năng lực thì chúng tôi cũng giảm đào tạo", ông Anh nêu giải pháp.
Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhận định, nhiều học viên của Đề án 922 dù hết thời gian làm việc 7 năm như cam kết nhưng vẫn tiếp tục ở lại công tác là điều thành phố thành công khi thực hiện Đề án 922 cũng như những chính sách "chiêu hiền, đãi sĩ".
Từ năm 1998, Đà Nẵng đã tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bằng chính sách đãi ngộ ban đầu với những người tự nguyện đến làm việc lâu dài cho thành phố. Kết quả là đến nay thành phố đã tiếp nhận và bố trí công tác cho hơn 1.000 người tốt nghiệp đại học công lập, chính quy trở lên và từ đó trẻ hóa cũng như chuyển biến về chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
Năm 2004, thành phố bắt đầu triển khai công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bằng việc cấp học bổng ngay từ bậc đại học. Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn được Đà Nẵng đầu tư để tìm kiếm học sinh gỏi, xuất sắc để cấp học bổng. Đến tháng 4/2014, đã có 340 học sinh trường này tham gia đào tạo bậc đại học ở nước ngoài theo Đề án 922 (thống nhất từ Đề án 47 và Đề án 393 - Đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở nước ngoài).
Theo đánh giá của Thành ủy Đà Nẵng, sau khi về nhận công tác, nhiều người thích ứng ngay với công việc; tự tin tham mưu, đề xuất với cấp trên các giải pháp, sử dụng ngoại ngữ tốt... Hàng chục người đã được bổ nhiệm cán bộ quản lý cấp phòng, cán bộ lãnh đạo cấp sở và tương tương. Tuy nhiên mới đây, Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải kiện 7 nhân tài ra tòa để bồi hoàn số tiền hơn 10 tỷ đồng.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Hà Nội bổ sung 20 tỷ đồng để ưu đãi, thu hút nhân tài Một trong những điểm sáng về thực hiện Luật Thủ đô năm 2015 là việc UBND TP Hà Nội đã tích cực, đẩy mạnh triển khai các chính sách về phát triển giáo dục đào tạo và trọng dụng nhân tài. UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố về tình hình triển khai...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thiếu nữ 'đăng xuất' dưới giếng, gần 10 năm lộ bí mật thảm, chịu đau 2 lần?

Sau vụ lòng se điếu, đại biểu đề nghị 'nghề của thanh tra' là phải làm đột xuất

Cháy căn hộ chung cư Viễn Đông ở TPHCM, 5 người mắc kẹt

Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tuệ Đức

Tiêu huỷ an toàn quả bom nặng 100kg

Vụ lòng se điếu 'fake': Đại sứ ẩm thực ra kèo 1 tỷ, tiết lộ "bùa phép" heo bệnh?

5 trụ bê tông 'mọc' trước chung cư ở Hà Nội, chính quyền phải chỉ đạo khẩn

Nghe đọc lệnh khởi tố qua mạng, cụ bà 77 tuổi suýt mất gần 200 triệu đồng

Thương tâm con gái đi cùng bố bị xe đầu kéo cán tử vong trên quốc lộ 5

Hai cha con tử vong bất thường trong căn nhà khóa trái ở Lâm Đồng

Hồ sơ công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối dầu gội đầu bị thu hồi

Lòng Se Điếu 'hót hòn họt' gặp biến, loạt cơ sở bị điều tra, tạm ngừng đón khách
Có thể bạn quan tâm

Nữ trợ lý hết giấu diếm, công khai với ViruSs dịp đặc biệt, Ngọc Kem khác lạ
Netizen
17:16:30 09/05/2025
Cú hích cho sự nghiệp cầm quân của HLV Anh Đức
Sao thể thao
17:14:08 09/05/2025
Hàn Quốc ấn định thời điểm khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống
Thế giới
17:13:18 09/05/2025
Nóng: Mẹ Từ Hy Viên nhập viện cấp cứu vì đột ngột lên cơn đau tim, bệnh án tiết lộ tình trạng nguy hiểm
Sao châu á
17:11:40 09/05/2025
Á hậu 10 năm dẫn Thời sự VTV: Là mỹ nhân có tiếng Hà Nội, ai cũng mê
Sao việt
17:08:45 09/05/2025
Những chặng đường bụi bặm: Lời thú nhận đau lòng của ông Nhân
Phim việt
17:02:08 09/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều toàn món dân dã mà ngon khó cưỡng
Ẩm thực
16:45:48 09/05/2025
Lời khai kẻ cầm đầu nhóm 'cắt đá tìm ngọc', giao dịch hàng trăm tỷ
Pháp luật
16:11:54 09/05/2025
Top mẫu xe máy điện sở hữu phạm vi hoạt động xa nhất
Xe máy
16:04:59 09/05/2025
Smartphone pin khủng đang được ưa chuộng
Thế giới số
15:53:03 09/05/2025