Trạm động đất lâu đời nhất ở Việt Nam có gì đặc biệt?
Trạm động đất Phủ Liễn thuộc mạng lưới trạm địa chấn quốc gia Việt Nam, có chức năng chính là quan trắc động đất ở Việt Nam và khu vực.
Trạm động đất Phủ Liễn – một trong những trạm động đất đầu tiên của Viện Vật lý Địa Cầu (IGP). Trạm ở Phường Trần Thanh Ngọ, Quận Kiến An, Hải Phòng.
Trạm động đất Phủ Liễn được thành lập lần đầu tiên vào năm 1923 bởi người Pháp và được hoạt động lại vào năm 1954. Đây là một trong những trạm động đất đầu tiên của Viện Vật lý Địa Cầu (IGP).
Lúc đầu, trạm được thiết kế để đặt máy biến dạng. Vào thời điểm đó, trạm cũng được lắp đặt ghi động đất. Trong 15 năm gần đây, chỉ có máy ghi động đất còn hoạt động.
Được thiết kế hầm đặt máy dài và trên nền đá gốc, trạm Phủ Liễn là một trong những trạm có dữ liệu địa chấn chất lượng cao. Với mục đích báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, tín hiệu từ máy ghi động đất đặt tại trạm được truyền trực tiếp về IGP thông qua internet.
Được thiết kế hầm đặt máy dài và trên nền đá gốc, trạm Phủ Liễn là một trong những trạm có dữ liệu địa chấn chất lượng cao.
Cảm biển sensor hiện đại do địa chấn đặt trên nền đá gốc.
Video đang HOT
Tín hiệu từ máy ghi động đất đặt tại trạm thông qua bộ chuyển đổi được truyền trực tiếp về IGP thông qua internet.
Hệ thống có thể sử dụng nguồn ắc quy để duy trì đề phòng mất điện lưới nhằm đảm bảo tín hiệu thông suốt.
Thông qua các hợp tác quốc tế, trạm Phủ Liễn không chỉ đặt các máy động đất của IGP, mà còn được đặt các bộ máy địa chấn của các tổ chức quốc tế như Cơ quan Khoa học và Công nghệ Địa-Biển Nhật Bản (JAMSTEC) và Viện Khoa học Trái Đất, Đài Loan (IES).
Thùng sắt bảo quản các thiết bị trong trạm động đất Phủ Diễn.
Hiện nay, IGP cầu đang quản lý và vận hành một mạng lưới đài trạm quan trắc động đất quốc gia và nhiều mạng lưới đài trạm quan trắc động đất trên khắp đất nước. Viện Vật lý Địa cầu, với Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cũng là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm trước Chính phủ về ra các thông báo về động đất và cảnh báo sóng thần trên toàn đất nước Việt Nam.
Mạng lưới quan sát động đất ở Việt Nam được hình thành và phát triển với mục đích chính là nghiên cứu các quy luật biểu hiện động đất trên lãnh thổ, góp phần vào giảm nhẹ thiên tai phục vụ cho việc phát triển bền vững của đất nước.
Theo lãnh đạo của IGP, trong suốt thời gian hoạt động, trạm địa chấn Phủ Diễn đã quan trắc được nhiều trận động đất quan trọng trong nước và khu vực, đóng vai trò quan trọng trong công tác báo tin động đất và cảnh báo sóng thần ở Việt Nam. Điển hình như các trận động đất Tohoku, Nhật Bản (ngày 11/3/2011, độ lớn 9,1), động đất Hải Phòng (ngày 3/10/2012, độ lớn 4,4), động đất Sayabouly, Lào (ngày 21/11/2019, độ lớn 6,1), động đất Cao Bằng (ngày 27/11/2019, độ lớn 4,8).
Phát hiện cấu trúc khổng lồ bí ẩn bên dưới lòng đất
Một trong những cấu trúc khổng lồ nằm sâu dưới quần đảo Marquesas, thuộc Pháp, trước đây chưa từng được phát hiện. Trong khi cấu trúc khác nằm ở Hawaii.
Theo Vice, các nhà khoa học đã phát hiện một cấu trúc khổng lồ hình thành từ vật chất dày đặc nằm ở giữa lớp lõi ngoài và lớp phủ dưới Trái Đất. Cấu trúc này tạo thành khu vực khoảng 3.000 km nằm ngay dưới chân chúng ta bao lâu nay.
Để thăm dò cấu trúc bí ẩn sâu bên trong hành tinh, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thuật toán vốn dùng để phân tích các thiên hà xa xôi.
Nhóm nhà khoa học đứng đầu là Doyeon Kim - nhà địa chấn học tại Đại học Maryland - đã tạo ra biểu đồ địa chất từ hàng trăm trận động đất xảy ra từ năm 1990-2018 bằng thuật toán có tên Sequencer.
Sương mù trên quần đảo Marquesas, thuộc Pháp. Ảnh: Vice.
Các nghiên cứu địa chấn khác thường chỉ tập trung vào những dữ liệu nhỏ lẻ về hoạt động của các trận động đất trong khu vực nhất định. Nhưng với Sequencer, các nhà khoa học đã phân tích được khoảng 7.000 phép đo động đất trong nhiều thập kỷ qua, mỗi trận có cường độ ít nhất 6,5 richter.
Một trong những cấu trúc khổng lồ này nằm sâu dưới quần đảo Marquesas, thuộc Pháp, trước đây chưa từng được phát hiện. Trong khi cấu trúc khác từng được tìm thấy trước đó bên dưới Hawaii nhưng trong đợt nghiên cứu này, người ta nhận thấy nó có kích thước lớn hơn ước tính.
"Nghiên cứu này rất đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên chúng ta có thể xem xét bộ dữ liệu lớn như vậy một cách hệ thống, trong đó chứa dữ liệu của gần như toàn bộ lưu vực Thái Bình Dương", ông Doyeon Kim cho biết.
Vị trí của khối cấu trúc bí ẩn trong lòng Trái Đất. Ảnh: Vice.
Động đất tạo ra sóng địa chấn truyền vào bên trong hành tinh. Các cấu trúc tại đây làm cho những con sóng bị phân tán, biến dạng. Những sóng bị biến dạng được ghi lại trong các biểu đồ địa chấn ghi hoạt động sóng bên trong Trái Đất. Nhờ đó, các nhà nghiên cứu thu được những góc nhìn hiếm hoi về thế giới ngầm trong lòng đất vốn không thể tiếp cận.
Nhóm nghiên cứu tập trung vào các địa chấn được tạo ra bởi sóng trượt (sóng S), loại sóng truyền dọc theo ranh giới giữa lõi Trái Đất và lớp phủ, cho ra dữ liệu rõ ràng hơn sóng sơ cấp (sóng P).
"Chúng tôi thích dùng sóng trượt hơn vì chúng có biên độ lớn, sạch vì có lưu lượng sóng P ít hơn", ông Kim nói. Cụ thể, nhóm nghiên cứu tìm kiếm các sóng trượt nhiễu xạ dọc theo ranh giới lõi-lớp phủ. "Vì nhiễu xạ dọc theo bề mặt đó, nó tạo ra cơ hội tuyệt vời để tìm kiếm các cấu trúc nhỏ bé này trên ranh giới lớp phủ-lõi".
Khi sóng S chạm vào các cấu trúc địa chất này, chúng tạo ra tín hiệu giống như tiếng vang gọi là "dấu hiệu trước" (Postcursor).
Những tiếng vang này cho thấy sự tồn tại của cấu trúc dị thường sâu bên trong Trái Đất, được gọi là vùng vận tốc cực thấp (ULVZ). Không ai biết chính xác các ULVZ được hình thành như thế nào hoặc được tạo ra từ đâu, nhưng rõ ràng nó có đường kính khoảng 100 km và đủ dày đặc để khiến các đợt sóng đi qua bị chậm lại.
Các siêu ULVZ (vùng màu đỏ tươi) có thể lưu trữ dấu hiệu địa hóa nguyên thủy tương đối nguyên chất kể từ thời Trái Đất sơ khai. Ảnh: Semanticscholar.
Bằng cách cho Sequencer lọc qua hàng nghìn địa chấn, Kim và các đồng nghiệp phát hiện trong bộ dữ liệu của họ, tín hiệu như tiếng vang kia phát ra mạnh nhất từ dưới Hawaii và quần đảo Marquesas. Đây là bằng chứng rõ ràng về sự tồn tại của hai "siêu ULVZ" - khu vực vật chất đậm đặc rộng từ 1.000 km trở lên.
Siêu ULVZ là những cấu trúc thú vị, không chỉ do kích thước rộng lớn mà còn vì chúng có thể hình thành từ các vật liệu hiếm tồn tại trước cả khi Mặt Trăng xuất hiện. Những khối dị thường với kích thước khổng lồ này có thể là vật chất nóng chảy do một vụ va chạm khổng lồ giữa Trái Đất sơ khai và vật thể có kích cỡ sao Hỏa hơn bốn tỷ năm trước.
Nhóm nghiên cứu có kế hoạch tiếp tục phát triển nghiên cứu này và thuật toán Sequencer, giúp chúng ta nhìn rõ những cấu trúc bí ẩn bên dưới Trái Đất . Họ cũng hy vọng sẽ mở rộng tập dữ liệu sang cả những trận động đất dưới Đại Tây Dương.
Các mảng kiến tạo của Trái đất có thể "già" hơn 1 tỷ năm Theo nghiên cứu mới, các mảng kiến tạo dịch chuyển trên bề mặt hành tinh của chúng ta có thể đã tồn tại lâu hơn tính toán ban đầu. Những phiến đá khổng lồ này nằm trong lớp vỏ Trái đất ngay phía trên lớp phủ. Chúng ta có thể thấy kết quả của sự dịch chuyển và giòn tan xung quanh, từ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cơ trưởng sơ tán hành khách khẩn cấp khi đọc tờ ghi chú trong nhà vệ sinh

Nữ bác sĩ tiêm botox nửa khuôn mặt để chứng minh tác hại của cách làm đẹp này

30 bức ảnh đường phố tuyệt đẹp khiến bạn thấy cuộc sống này thật phi thường

Cảnh 'lạ' ở Quảng Ninh: Nhiều người lái xe tiền tỷ đi bán hàng rong

Tranh cãi quán cà phê 'vườn thú người' ở Thái Lan

Mở cốp xe máy, người phụ nữ sốc nặng khi thấy thứ đáng sợ

Chật vật cảnh vợ chồng già U80 nuôi con gái 5 tuổi

Đang đi bộ, người dân có phát hiện rùng rợn chưa từng thấy dưới giếng sâu

Không phải đà điểu, đây mới là loài chim sở hữu đôi chân dài so với tỷ lệ cơ thể

Tìm thấy chó thất lạc hơn 500 ngày trên đảo Úc

'Rồng biển' khổng lồ lộ diện từ lòng suối ở Mississippi

Nhặt được cá thể cu li cực kỳ quý hiếm ở ven đường
Có thể bạn quan tâm

Con gái minh tinh Hollywood công khai gia nhập 'giới cầu vồng', visual cỡ nào?
Sao âu mỹ
23:20:55 30/04/2025
Nữ nghệ sĩ cực viral sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4, xem video xong ai cũng rưng rưng nghẹn ngào
Sao việt
23:06:00 30/04/2025
Nam ca sĩ tuổi 52 tái hôn với tình trẻ
Sao châu á
22:57:10 30/04/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ
Xe máy
22:21:47 30/04/2025
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy
Trắc nghiệm
22:17:33 30/04/2025
Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu
Thế giới
22:16:08 30/04/2025
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4
Tin nổi bật
21:31:47 30/04/2025
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
21:18:32 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025