Trận đụng độ đầu tiên của Mỹ với lực lượng thiết giáp Đức

Theo dõi VGT trên

Trải qua những sai lầm, vấp váp, hy sinh đầu tiên, tiểu đoàn diệt tăng của Mỹ cũng đã có chiến thắng quý giá trước những cỗ xe tăng Panzer của Đức.

Trận đụng độ đầu tiên của Mỹ với lực lượng thiết giáp Đức - Hình 1

Xe chiến đấu M6 gắn pháo diệt tăng của Mỹ trong Thế chiến 2. Ảnh: Wikimedia

Năm 1939-1940, khi những cỗ xe tăng Panzer của phát xít Đức càn quét trên chiến trường Ba Lan và Pháp với những chiến thắng như đi dạo, các chỉ huy quân đội Mỹ trở nên rất lo lắng. Trong trường hợp cuộc thế chiến lan sang nước Mỹ, quân đội cần tìm ra cách phá hủy những cỗ máy này, theo WarIsboring.

Do đó, Mỹ đã thành lập một đơn vị diệt tăng đầu tiên trong lịch sử quân sự của mình mang tên tiểu đoàn 601, theo sử gia Victor Failmezger kể lại trong cuốn Những hiệp sĩ của nước Mỹ.

Tiểu đoàn 601 của Mỹ được thành lập vào tháng 8/1941 với những trang thiết bị nghèo nàn chưa qua thử nghiệm như xe chiến đấu bộ binh M3, xe jeep M-6 lắp pháo 75 mm và 37 mm, những vũ khí không phải đối thủ của tăng Panzer.

Sau một thời gian huấn luyện cấp tốc ở North Carolina, đến tháng 12/1942, tiểu đoàn 601 gồm 111 binh sĩ được điều đến Bắc Phi, nơi đang diễn ra cuộc giao tranh giữa quân Đồng minh và quân đoàn Bắc Phi khét tiếng của thống chế Đức Erwin Rommel. Đây cũng là lần đầu tiên quân đội Mỹ tham chiến trong Thế chiến 2 chống lại phát xít Đức ở chiến trường châu Âu.

Ngay từ đầu, màn ra mắt của quân Mỹ đã không suôn sẻ. Tổn thất đầu tiên của tiểu đoàn này là Michael Syrko, trợ lý ban chỉ huy đại đội trong một cuộc không kích, theo Failmezger.

Một máy bay của Italy trong đội hình chiến đấu cơ Đức bay ngang qua đội hình của tiểu đoàn 601 đã nã đạn trúng Syrko. 10 phút sau, các đồng đội của Syrko trong cơn giận dữ đã bắn điên cuồng vào một chiếc máy bay trên bầu trời mà không hề biết rằng đó là chiếc Spitfire của đồng minh Anh đang đuổi theo máy bay phát xít. Bị trúng đạn, phi công Anh buộc phải nhảy dù và bị tiểu đoàn “bắt giữ”. Đây là kinh nghiệm thực chiến đầu tiên của tiểu đoàn 601.

Tiểu đoàn 601 sau đó chiến đấu trong hoảng loạn và thua liểng xiểng trong các cuộc đối đầu với quân đoàn châu Phi của Đức, thậm chí là các trận đụng độ với chính quân mình.

Tháng 1/1943, tiểu đoàn 601 đang di chuyển theo đội hình hàng dọc về hướng Tây thì một lính Mỹ bất ngờ khai hỏa khẩu súng máy 12,7 mm nhằm vào 4 máy bay phe Đồng minh, buộc họ phải không kích đáp trả vào đội hình tiểu đoàn. Tiếp đó, pháo của phát xít Đức nã vào đội hình hàng dọc của tiểu đoàn, khiến họ phân tán vào các khe nhỏ giữa những tàn tích La Mã. Pháo Đức chưa ngớt, pháo Mỹ bắt đầu dội vào các xe chiến đấu đang nằm im trên đường. Ngay lập tức, quân Đức ngừng bắn bởi họ cho rằng các xe này là của quân phát xít.

Sau những thất bại trên, tiểu đoàn 601 và các đơn vị khác của Mỹ đã rút ra được những kinh nghiệm quý giá, giúp họ giành được chiến thắng đầu tiên trước lực lượng thiết giáp của Đức tại El Guettar, Tunisia vào ngày 23/3/1943.

Trận đụng độ đầu tiên của Mỹ với lực lượng thiết giáp Đức - Hình 2

Diễn biến trận đánh ở El Guettar, nơi tiểu đoàn 601 đụng độ 100 xe tăng Panzer Đức. Đồ họa: Osprey Map

Ở địa hình đồng bằng tại El Guettar, xe tăng Panzer Đức dàn hàng ngang di chuyển xen kẽ cùng các khẩu pháo tự hành 88 mm và xe chở bộ binh. Phát hiện hướng di chuyển của quân địch, tiểu đoàn 601 quyết định chuẩn bị trận địa đương đầu với các xe tăng Panzer. Sau khi nã một loạt đạn vào chiếc Panzer số 10 đang lao đến, tổ trinh sát rút lui theo kế hoạch để tăng cường cho đại đội A và chuẩn bị ứng phó với đợt tấn công của tăng Panzer sắp diễn ra.

Lúc 5 giờ sáng ngày 23/3/1943, khi trời vẫn còn mờ tối, quân Đức với hơn 100 tăng Panzer phát động cuộc tấn công vào vị trí của tiểu đoàn 601. Tiểu đoàn lâm vào thế bất lợi vì đối phương có lực lượng mạnh hơn hẳn, với khoảng ba xe tăng Panzer đấu với một xe diệt tăng của Mỹ. Pháo binh Đức ở dưới thung lũng bất ngờ khai hỏa và các xe tăng của Đức hiệp đồng cùng bộ binh phía sau tiến công. Pháo binh Mỹ đáp trả nhưng hầu như không gây ảnh hưởng gì ngoài việc buộc các xe tăng Panzer tản ra.

Ở cự ly ngoài tầm bắn của các xe diệt tăng Mỹ, đội tăng Panzer Đức chia làm hai mũi tấn công. Khoảng 30 tăng Panzer vòng sang cánh trái để tiến lên con đường hướng về thị trấn El Guettar, với mục đích chiếm thị trấn quan trọng này, cắt đứt đường rút lui của tiểu đoàn Mỹ. Tuy nhiên quân Đức không ngờ rằng bên trái con đường là vùng đất lầy lội dễ lún, khiến các xe tăng Panzer không thể di chuyển, phơi mình ra trước những xe M3 trang bị pháo diệt tăng của Mỹ.

Các khẩu pháo của Đại đội A Mỹ liên tục khai hỏa vào đội hình quân Đức ở khoảng cách hai km, khiến 8 chiếc tăng Panzer bị chặn đứng trên đường và đà tiến công bị khựng lại. Quân Đức rút lui, kéo theo 4 chiếc tăng Panzer bị bắn hỏng ở phía sau.

Ở mũi còn lại, 70 xe tăng Panzer tấn công thọc sâu chia cắt đội hình đại đội B và C trước sườn núi. Quân Đức tiến công theo 5 hàng ngang, chia thành 5 hoặc 6 nhóm xe tăng với từ 15-20 xe tăng ở mỗi hàng. Các xe tăng Panzer cùng bộ binh Đức tiến công như thể đang thực hiện một cuộc diễu binh trên bộ.

Video đang HOT

Tiểu đoàn 601 kiên nhẫn đợi xe tăng Panzer tiến đến gần trước khi khai hỏa pháo xuyên giáp. Tổ cảnh giới phía trước thông báo một nhóm xe Panzer đang tiến tới và cung cấp cho chỉ huy khoảng cách, hướng di chuyển của nhóm tăng này. Sau khi nhận được thông tin, xe diệt tăng Mỹ di chuyển lên đỉnh đụn cát, nhanh chóng khai hỏa vào đội hình Panzer và lui xuống. Một lát sau, khi các tăng Panzer tiến lên ào ạt, các pháo thủ diệt tăng quyết định bám trụ trên đụn cát và bắn càng nhanh càng tốt.

Trận đụng độ đầu tiên của Mỹ với lực lượng thiết giáp Đức - Hình 3

Một xe tăng Panzer của Đức trong Thế chiến 2. Ảnh: Wikimedia

Các xe diệt tăng Mỹ hỗ trợ lẫn nhau chuyển sang thế phòng ngự, di chuyển nhịp nhàng giữa các vị trí, khiến pháo binh và xe tăng Đức khó bắn trúng họ hơn. Những người lính không trực tiếp điều khiển hỏa lực xe diệt tăng thì sử dụng các vũ khí hạng nhẹ và súng máy tấn công bộ binh Đức.

Kết thúc cuộc chiến, 27 trong tổng số 36 khẩu pháo của tiểu đoàn 601 bị hỏng với 72 lính thương vong, trong đó có 14 người thiệt mạng. Nhưng bù lại, tiểu đoàn 601 đã tiêu diệt 37 xe tăng Panzer của phát xít Đức. “Một số người cho rằng đây là trận chiến mang tính quyết định trong chiến dịch Tunisia. Rõ ràng, đó là chiến thắng đầu tiên của Mỹ trước lực lượng thiết giáp đối phương trong Thế chiến 2″, Failmezger nhấn mạnh.

Duy Sơn

Theo VNE

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất sau Thế chiến 2

Các chiến dịch đắt đỏ, tốn kém nhất thế giới sau Thế chiến 2 này đều liên quan đến quân đội Mỹ.

Hồi tháng 3/2016 Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ chi phí của chiến dịch không kích IS ở Syria nằm ở mức 33 tỷ rouble (tương đương khoảng 464 triệu USD).

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất sau Thế chiến 2 - Hình 1

Tiêm kích Mỹ bay trên các mỏ dầu Kuwait trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc. Ảnh: Wikipedia.

Nhân sự kiện này, hãng tin RIA Novosti của Nga đã xem xét lại một số chiến dịch quân sự "đắt đỏ nhất" thế giới kể từ sau Thế chiến thứ 2.

Theo công bố của Tổng thống Putin,chiến dịch không kích IS của Nga từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2016 tiêu tốn khoảng 3 triệu USD mỗi ngày.

Ông Putin khi đó nói rằng phần lớn chi phí cho chiến dịch này lấy từ ngân sách của Bộ Quốc phòng trong năm 2015 dành cho hoạt động tập trận và huấn luyện. "Chúng tôi chỉ đơn giản là dùng số tiền này để chống IS ở Syria".

5. Chiến dịch NATO không kích Nam Tư: 43 tỷ USD

Chiến tranh Kosovo kết thúc bằng cuộc không kích của NATO kéo dài trong 78 ngày. Chiến dịch này, NATO sử dụng máy bay tấn công các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng dân sự trong Cộng hòa Liên bang Nam Tư.

Theo ước tính của các nhà báo BBC và chuyên gia của tạp chí quân sự Anh Janes, chi phí của chiến dịch này ở mức 43 tỷ USD.

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất sau Thế chiến 2 - Hình 2

Hình ảnh Serbia bị bom NATO tàn phá trong cuộc chiến Kosovo 1999. Ảnh: Serbia TV.

Trong chiến dịch này, liên quân của NATO ném hơn 23.000 trái bom, phá hủy một nửa năng lực sản xuất kinh tế của Nam Tư. Serbia ước tính mình chịu thiệt hại tới 29,6 tỷ USD. Theo giới chức Nam Tư, cuộc không kích của NATO khiến hơn 1.700 dân thường thiệt mạng và khoảng 10.000 bị thương nặng.

Tổng cộng NATO đã tiến hành 35.000 phi vụ và phóng khoảng 550 tên lửa hành trình. Trong số 23.000 trái bom, có 35% là bom được dẫn đường chính xác.

Các chuyên gia ước tính người ta đã bắn khoảng 35.000 viên đạn uranium nghèo vào các mục tiêu ở Serbia và Kosovo, chủ yếu bằng oanh tạc cơ A-10. Người ta tin rằng việc dùng loại vũ khí uranium này đã làm tăng đáng kể tỷ lệ ung thư trong khu vực.

Kết quả chiến dịch này là làm Kosovo ly khai khỏi Serbia và tuyên bố độc lập vào năm 2008.

4. Chiến tranh Bão táp Sa mạc trong chiến tranh vùng Vịnh: 102 tỷ USD

Chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991 được coi là một trong các cuộc chiến chóng vánh nhất trong lịch sử Mỹ. Chiến dịch của liên quân do Mỹ đứng đầu mang mật danh Bão táp Sa mạc, kéo dài 42 ngày, kết thúc bằng việc giải phóng Kuwait khỏi quân đội Iraq.

Chiến dịch Bão táp Sa mạc là ví dụ đầu tiên về các phương pháp chiến tranh công nghệ cao thế hệ mới. Trong chiến dịch này, liên quân tiến hành không kích bằng việc sử dụng ở mức độ cao các vũ khí "thông minh" được dẫn đường chính xác, cũng như các hình thức tác chiến điện tử.

Mỹ tốn kém 102 tỷ USD và mất 298 quân nhân.

Về phần Iraq, nước này thiệt hại 20.000-30.000 quân nhân và có hơn 75.000 người bị thương.

Ngoài ra, việc đối phương sử dụng đạn uranium nghèo được cho là đã làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc ung thư trong cả binh sĩ và dân thường Iraq. Cụ thể, tỷ lệ ung thư tăng từ 40 trên 100.000 dân trước chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 lên 800 trên 100.000 dân năm 1995, và hơn 1.600 trên 100.000 dân vào năm 2005.

3. Chiến tranh Triều Tiên: 341 tỷ USD

Vào ngày 25/6/1959, quân đội Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 trên bán đảo Triều Tiên và mở cuộc tấn công quy mô lớn trên lãnh thổ Hàn Quốc.

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất sau Thế chiến 2 - Hình 3

Binh lính Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên tháng 11/1950. Ảnh: Wikipedia.

Nhân việc Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tổ chức này đã thông qua một nghị quyết ủng hộ hỗ trợ quân sự cho Hàn Quốc. Quân Liên Hợp Quốc, chủ yếu là lính Mỹ, đã được gửi tới đây để đánh nhau với quân Triều Tiên và đồng minh Trung Quốc.

Một trong những trận đánh lớn nhất trên chiến trường này là trận Taegu trong đó liên quân Liên Hợp Quốc đã tiến hành trận đổ bộ đường biển lớn nhất sau trận Normandy. Hàng trăm máy bay B-29 đã thả hàng ngàn quả bom loại lớn.

Các đợt ném bom rải thảm của liên quân đã phá hủy 3/4 các trung tâm dân cư của Triều Tiên. Tổng cộng trên bán đảo Triều Tiên, Mỹ đã thả 635.000 tấn bom, bao gồm 32.000 tấn bom napalm, nhiều hơn cả tổng số bom mà Mỹ thả trong toàn bộ chiến dịch Thái Bình Dương trong Thế chiến 2.

Chiến tranh Triều Tiên khiến Mỹ tiêu tốn 341 tỷ USD (theo giá trị đồng đô la năm 2011) và mất 34.000 sinh mạng.

2. Chiến tranh Việt Nam: 738 tỷ USD

Năm 1965, Mỹ mở chiến dịch Sấm Rền - chiến dịch ném bom lâu nhất của Mỹ kể từ Thế chiến 2.

Các cuộc ném bom miền Bắc Việt Nam đã khiến Washington tiêu tốn khoảng 900 triệu USD. Còn trong toàn bộ cuộc Chiến tranh Việt Nam (Mỹ tham gia trực tiếp trong 8 năm), Mỹ mất 738 tỷ USD (theo giá trị đồng đô la năm 2011) và mất hơn 58.000 quân nhân.

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất sau Thế chiến 2 - Hình 4

Trực thăng lục quân Mỹ dùng súng máy bắn xối xả vào một căn cứ của các chiến sĩ quân giải phóng miền Nam Việt Nam gần Tây Ninh, tháng 3/1965. Ảnh: AP.

Cuộc chiến Việt Nam có lẽ là cuộc chiến tranh được viết đến nhiều nhất trong văn chương Mỹ. Trên 500 bộ phim và loạt phim đã được sản xuất cho riêng chủ đề chiến tranh này, tạo dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí người Mỹ.

Từ năm 1965 đến 1975, Không quân Mỹ đã thả khoảng 7,6 triệu tấn bom lên lãnh thổ Việt Nam, Lào và Campuchia, gần gấp 3 lần tổng số bom thả trong Thế chiến thứ 2.

Đã vậy Mỹ còn rải chất diệt cỏ lên 20% diện tích miền Nam Việt Nam, phá hủy đất nông nghiệp và tàn phá sức khỏe người dân địa phương trong nhiều thế hệ.

1. Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Iraq và Afghanistan: Từ 1.000-6.000 tỷ USD

Sau loạt khủng bố 11/9/2001, Tổng thống Mỹ George W. Bush mở chiến dịch Tự do Vĩnh cửu - đây là một chuỗi chiến dịch mà Mỹ nói là để chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu ở nhiều nước trên thế giới, từ Afghanistan và Iraq tới Philippines, Somalia, Pakistan, Yemen và Indonesia.

Ước tính tổng chi phí của cuộc chiến này (từ năm 2001 đến 2010) vọt lên mức 1.147 tỷ USD (đã quy đổi theo mức độ trượt giá).

Theo một ước tính năm 2013 của Giáo sư Linda Bilmes thuộc trường quản lý nhà nước John F. Kennedy, nếu tính cả chi phí y tế và đền bù thương tật dài hạn cùng các chi phí kinh tế-xã hội khác nữa thì tổng chi phí của cuộc chiến này nằm từ 4.000-6.000 tỷ USD.

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất sau Thế chiến 2 - Hình 5

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa"

Như vậy, cuộc chiến "Chống khủng bố" của Mỹ là tốn kém nhất trong lịch sử Mỹ. Trong Thế chiến 2, Mỹ chỉ phải chi 3.000 tỷ USD (đã tính đến mức lạm phát hiện nay).

Ngoài tiền bạc, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ còn khiến liên minh do họ dẫn đầu mất hàng ngàn sinh mạng binh lính và làm hàng chục ngàn quân nhân khác bị thương.

Đã vậy cuộc chiến của Mỹ ở Iraq và Afghanistan khó có thể kết luận là thành công mỹ mãn được. Hiện nay Iraq đang khổ sở vì bạo lực giáo phái và sự hoành hành của tổ chức khủng bố IS. Còn ở Afghanistan, lực lượng phiến quân Taliban đang chiếm ưu thế trở lại sau khi NATO rút đi./.

Trung Hiếu Dịch từ RIA/Sputnik

Theo_VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh, bé trai 5 tuổi tử vong thương tâm ở Malaysia: Chia sẻ đẫm nước mắt của người bốBị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh, bé trai 5 tuổi tử vong thương tâm ở Malaysia: Chia sẻ đẫm nước mắt của người bố
13:27:14 04/05/2025
Nga nêu quan điểm về việc Mỹ và EU cảnh báo rút khỏi đàm phánNga nêu quan điểm về việc Mỹ và EU cảnh báo rút khỏi đàm phán
05:51:25 04/05/2025
Mỹ sẽ tổ chức diễu binh vào sinh nhật ông Trump, thị trưởng Washington lo ngạiMỹ sẽ tổ chức diễu binh vào sinh nhật ông Trump, thị trưởng Washington lo ngại
22:18:12 04/05/2025
Quan chức Nga cảnh báo Ukraine không khiêu khích vào Ngày Chiến thắng 9/5Quan chức Nga cảnh báo Ukraine không khiêu khích vào Ngày Chiến thắng 9/5
18:56:41 04/05/2025
Lộ diện 'quái thú' đổ bộ ZTD-05 gắn HJ-10: Đột phá công nghệ chống tăng mớiLộ diện 'quái thú' đổ bộ ZTD-05 gắn HJ-10: Đột phá công nghệ chống tăng mới
11:48:24 05/05/2025
Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIARộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA
22:22:03 04/05/2025
Hé lộ khả năng diễu binh ở Mỹ vào sinh nhật ông TrumpHé lộ khả năng diễu binh ở Mỹ vào sinh nhật ông Trump
22:05:38 03/05/2025
Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?
06:18:36 04/05/2025

Tin đang nóng

Quang Linh lộ tình cảnh đáng thương, Thuỳ Tiên bị "thu hồi" tài sản quan trọngQuang Linh lộ tình cảnh đáng thương, Thuỳ Tiên bị "thu hồi" tài sản quan trọng
16:44:27 05/05/2025
Xôn xao cựu chiến binh bị NV quầy vé sân bay thái độ vì không đủ tiền mua vé?Xôn xao cựu chiến binh bị NV quầy vé sân bay thái độ vì không đủ tiền mua vé?
16:31:05 05/05/2025
Việt Trinh lộ quá khứ chèn ép đồng nghiệp, đổ nghiệp tu thức tỉnh giờ ra sao?Việt Trinh lộ quá khứ chèn ép đồng nghiệp, đổ nghiệp tu thức tỉnh giờ ra sao?
16:01:40 05/05/2025
Nghiên cứu sinh giàu nhất ĐH Quốc gia Hà Nội khi sở hữu khối tài sản hơn 1.431 tỷ đồngNghiên cứu sinh giàu nhất ĐH Quốc gia Hà Nội khi sở hữu khối tài sản hơn 1.431 tỷ đồng
17:23:19 05/05/2025
Hòa Minzy nói gì khi Võ Hạ Trâm hát ở đại lễ diễu binh 30/4?Hòa Minzy nói gì khi Võ Hạ Trâm hát ở đại lễ diễu binh 30/4?
17:58:47 05/05/2025
Truy tìm Võ Thị Diễm My - cô gái liên quan vụ án "Tịnh thất Bồng Lai" mất tích bí ẩn suốt 5 nămTruy tìm Võ Thị Diễm My - cô gái liên quan vụ án "Tịnh thất Bồng Lai" mất tích bí ẩn suốt 5 năm
17:42:40 05/05/2025
Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộTài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ
17:13:40 05/05/2025
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long: Người cha tử vong, vụ án giải quyết ra sao?Vụ nổ súng ở Vĩnh Long: Người cha tử vong, vụ án giải quyết ra sao?
15:27:21 05/05/2025

Tin mới nhất

Cựu quan chức CIA: Mỹ chỉ viện trợ cho Ukraine 'đủ để chiến đấu'

Cựu quan chức CIA: Mỹ chỉ viện trợ cho Ukraine 'đủ để chiến đấu'

19:57:49 05/05/2025
Kể từ khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1, Tổng thống Trump đã thúc đẩy cả Moskva và Kiev tiến tới một lệnh ngừng bắn. Hồi tháng 3, Mỹ đã soạn thảo kế hoạch nới lỏng trừng phạt nếu Liên bang Nga tiến tới hòa bình,
Trung Quốc 'khát' nhân lực cổ cồn xanh lá

Trung Quốc 'khát' nhân lực cổ cồn xanh lá

19:53:40 05/05/2025
Trong bối cảnh Trung Quốc thúc đẩy chuyển đổi xanh, làn sóng ngành công nghiệp phát thải thấp ra đời, kéo theo nhu cầu bùng nổ về nguồn nhân lực cổ cồn xanh lá.
Hiệu ứng Boomerang từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Hiệu ứng Boomerang từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

19:51:34 05/05/2025
Những lợi ích từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã chứng minh rằng việc mở rộng sang các thị trường khu vực đa dạng giúp các công ty Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
Tổng thống Mỹ trấn an lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế

Tổng thống Mỹ trấn an lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế

19:47:56 05/05/2025
Chiến lược gia đảng Cộng hòa Marc Short - người từng làm việc trong chính quyền Tổng thống Trump nhiệm kỳ đầu - cho rằng thiệt hại từ cuộc chiến thương mại sẽ sớm trở nên rõ ràng hơn.
Vai trò mới của chuyên xa Giáo hoàng Francis tại Gaza

Vai trò mới của chuyên xa Giáo hoàng Francis tại Gaza

19:39:06 05/05/2025
Hòa bình toàn cầu là chủ đề xuyên suốt trong nhiệm kỳ của Giáo hoàng Francis. Ông đã nhiều lần kêu gọi lệnh ngừng bắn đối với xung đột Nga-Ukraine và Israel-Hamas.
EU tích cực 'chiêu hiền, đãi sĩ' từ Mỹ

EU tích cực 'chiêu hiền, đãi sĩ' từ Mỹ

19:21:29 05/05/2025
Đại học Aix Marseille ở miền Nam nước Pháp cho biết đã nhận được một lượng lớn đơn đăng ký sau khi hồi tháng 3 tuyên bố rằng sẽ mở cửa chào đón các nhà khoa học Mỹ đang bị đe dọa bởi các đợt cắt giảm ngân sách.
ASEAN+3 cảnh báo tác động từ chủ nghĩa bảo hộ

ASEAN+3 cảnh báo tác động từ chủ nghĩa bảo hộ

19:16:26 05/05/2025
Kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền nhiệm kỳ hai hồi tháng 1 vừa qua, ông đã công bố nhiều mức thuế cao với các đối tác thương mại, bao gồm mức thuế cơ bản 10% và thuế đối ứng tùy theo mức thâm hụt thương mại với tùy từng đối tác.
Doanh nghiệp Mỹ điều chỉnh kế hoạch đầu tư theo chiến lược 'Nước Mỹ trước tiên'

Doanh nghiệp Mỹ điều chỉnh kế hoạch đầu tư theo chiến lược 'Nước Mỹ trước tiên'

18:45:39 05/05/2025
Danh sách này bao gồm các cam kết sản xuất trị giá hàng tỷ USD từ nhiều công ty dược phẩm, vốn đang nỗ lực vận động hành lang để giảm thiểu tác động từ đe dọa áp thuế đối với dược phẩm nhập khẩu của ông Trump.
Kênh đào Panama 'lao đao' giữa trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Kênh đào Panama 'lao đao' giữa trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

18:40:11 05/05/2025
Mỹ và Trung Quốc là hai nước sử dụng Kênh đào Panama nhiều nhất, và vai trò của nó trong vận tải biển toàn cầu đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây do sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Phát hiện ra nguồn gốc gây bất ngờ của vàng và các kim loại nặng trên Trái Đất

Phát hiện ra nguồn gốc gây bất ngờ của vàng và các kim loại nặng trên Trái Đất

16:27:03 05/05/2025
Ông Eric Burns, đồng tác giả của nghiên cứu và nhà vật lý thiên văn tại Đại học Louisiana, nói: Nếu làm rối loạn sao neutron, ta đã giải phóng vật chất đặc nhất trong vũ trụ chủ yếu là neutron .
Loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng tái xuất hiện ở miền Nam Thái Lan

Loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng tái xuất hiện ở miền Nam Thái Lan

15:13:00 05/05/2025
Ông Chalerm Phoommai, Giám đốc Văn phòng Bảo tồn Động vật hoang dã, cho biết đây là lần thứ 2 ghi nhận hình ảnh của hổ Mã Lai tại khu vực này, sau lần đầu năm 2023. Cá thể hổ Mã Lai đầu tiên được nhìn thấy cách đây 2 năm có biệt danh "B...
Tỷ phú Warren Buffett cảnh báo những tác động của căng thẳng thương mại

Tỷ phú Warren Buffett cảnh báo những tác động của căng thẳng thương mại

15:10:56 05/05/2025
Tỷ phú Buffett nói: Chúng ta nên tìm cách giao thương với phần còn lại của thế giới. Chúng ta nên làm những gì chúng ta làm tốt nhất và họ nên làm những gì họ làm tốt nhất . Theo nhà đầu tư kỳ cựu này, thế giới sẽ an toàn hơn nếu nhiều ...

Có thể bạn quan tâm

Khám phá 'hòn ngọc xanh' sắp là đặc khu của tỉnh Quảng Trị sau sáp nhập

Khám phá 'hòn ngọc xanh' sắp là đặc khu của tỉnh Quảng Trị sau sáp nhập

Du lịch

20:53:09 05/05/2025
Đảo Cồn Cỏ được mệnh danh là hòn ngọc xanh với vẻ đẹp của sự hoang sơ, thanh bình và thơ mộng, địa danh này sẽ trở thành đặc khu của tỉnh Quảng Trị sau sáp nhập.
Bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 5/2025

Bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 5/2025

Xe máy

20:22:41 05/05/2025
Theo ghi nhận, xe côn tay YZF-R15 trong tháng 5 vẫn được hãng Yamaha bán ra thị trường 2 mẫu: YZF-R15M và YZF-R15, đi kèm với nhiều phiên bản, tùy chọn màu sắc khác nhau.
Nguyễn Văn Chung sau biến cố hôn nhân: Tôi tập trung vào gia đình, công việc

Nguyễn Văn Chung sau biến cố hôn nhân: Tôi tập trung vào gia đình, công việc

Tv show

20:21:54 05/05/2025
Nguyễn Văn Chung cho biết ngoài công việc sáng tác, anh nỗ lực sắp xếp thời gian để chăm lo cho các con. Gần đây, nam nhạc sĩ đón tin vui khi ca khúc ra mắt cách đây 2 năm bất ngờ gây sốt trở lại.
Hé lộ nguyên nhân vụ nổ lớn tại nhà dân, khiến 1 người tử vong

Hé lộ nguyên nhân vụ nổ lớn tại nhà dân, khiến 1 người tử vong

Tin nổi bật

20:14:46 05/05/2025
Liên quan đến vụ nổ tại nhà anh Vi Văn Tú (xã Phúc Tân, TP Phổ Yên, Thái Nguyên), cơ quan chức năng bước đầu đã nhận định nguyên nhân.
'Tình trẻ Lưu Diệc Phi' đối mặt sóng gió tình ái lộ ảnh nhạy cảm cùng bạn gái cũ

'Tình trẻ Lưu Diệc Phi' đối mặt sóng gió tình ái lộ ảnh nhạy cảm cùng bạn gái cũ

Sao châu á

20:13:51 05/05/2025
Trước sự ồn ào từ phía bạn gái cũ, Lý Hiện vẫn giữ thái độ bình thản đáng chú ý. Trên trang cá nhân, nam diễn viên liên tục đăng tải những bức ảnh phong cảnh do chính tay anh chụp, ngầm cho thấy mình vẫn đang giữ tinh thần ổn định và kh...
Khởi tố Chủ tịch xã ở Hà Nội cùng 2 thuộc cấp về tội nhận hối lộ

Khởi tố Chủ tịch xã ở Hà Nội cùng 2 thuộc cấp về tội nhận hối lộ

Pháp luật

20:13:01 05/05/2025
3 cán bộ xã Tự Nhiên (huyện Thường Tín, Hà Nội) bị khởi tố vì nhận hối lộ để tạo điều kiện cho một số hộ dân xây dựng trái phép công trình kiên cố trên đất nông nghiệp.
Bí mật kinh hoàng phía sau Tịnh thất Bồng Lai: Thầy ông nội, con trai bày kế độc

Bí mật kinh hoàng phía sau Tịnh thất Bồng Lai: Thầy ông nội, con trai bày kế độc

Netizen

20:12:49 05/05/2025
Ngày 4.5, tin từ TAND tỉnh Long An cho biết, cơ quan này đã giao TAND H.Đức Hòa xét xử sơ thẩm 2 vụ án loạn luân và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại ngôi nhà được tự xưng là Tịnh thất Bồng Lai
Nvidia lo lắng trước tốc độ làm chip của Huawei

Nvidia lo lắng trước tốc độ làm chip của Huawei

Thế giới số

19:54:37 05/05/2025
SCMP dẫn nguồn tin thân cận cho biết CEO Jensen Huang của Nvidia đã có buổi thảo luận với cơ quan chức năng Mỹ về lo ngại liên quan đến năng lực phát triển chip AI (trí tuệ nhân tạo) ngày càng mạnh của Huawei.
Võ Hạ Trâm: Tiêu biểu ca sĩ phái thực lực, chồng Ấn cưng hết mực, tặng kim cương

Võ Hạ Trâm: Tiêu biểu ca sĩ phái thực lực, chồng Ấn cưng hết mực, tặng kim cương

Sao việt

19:48:26 05/05/2025
Ca sĩ Võ Hạ Trâm vừa có màn thể hiện đầy ấn tượng khi thể hiện ca khúc Viết tiếp câu chuyện hòa bình trong lễ diễu binh. Tiết mục này một lần gợi nhắc về một chặng đường hoạt động nghệ thuật bền bỉ cùng cuộc sống cá nhân đầy viên mãn củ...
Triệu Lộ Tư: Hát không hay nhưng tự tin có thừa!

Triệu Lộ Tư: Hát không hay nhưng tự tin có thừa!

Nhạc quốc tế

19:30:54 05/05/2025
Tại Hồ Lô Quả, Triệu Lộ tư biểu diễn loạt ca khúc tiếng Anh như You R, Look Yourself. Sân khấu của nữ diễn viên sinh năm 1998 lần nữa gây tranh luận.
Thời tiết lúc này không thể "nóng" bằng Jennie khoe ảnh bikini: 1 chi tiết độc quyền không ai có được

Thời tiết lúc này không thể "nóng" bằng Jennie khoe ảnh bikini: 1 chi tiết độc quyền không ai có được

Phong cách sao

19:28:59 05/05/2025
Trang Instagram hơn 87 triệu followers của IT-girl Jennie thường xuyên trở thành tâm điểm của MXH mỗi khen nữ idol đình đám cập nhật hình ảnh mới.