Trang bị tác chiến tương lai của hải quân thế giới
Nghiên cứu, chế tạo tàu tác chiến mặt nước không người lái (USV) đang là xu hướng phát triển phổ biến của các cường quốc quân sự trên thế giới. Trong tương lai, chúng sẽ được sử dụng rộng rãi như các loại máy bay không người lái (UAV) hiện nay.
Thử nghiệm thành công điều khiển xa phóng tên lửa có điều khiển
Ngày 30-10, hải quân Mỹ thông báo đã phóng thử thành công lần đầu tiên loại tên lửa Spike từ một “Modul chiến đấu chính xác” lắp đặt trên tàu tác chiến mặt nước không người lái (Unmanned Surface Vessel Precision Engagement Module – USV PEM) tại một khu vực bờ biển thuộc Maryland. PEM là hệ thống thiết bị vận hành hoàn toàn tự động, bao gồm 2 ống phóng tên lửa cùng với hệ thống giá vũ khí MK-49.
Đây là một bộ phận trong kế hoạch hợp tác liên hợp giữa Mỹ và Israel trong khuôn khổ một thỏa thuận quốc tế dưới sự chỉ đạo của văn phòng hỗ trợ chiến thuật chống khủng bố.
USV tích hợp tính năng của Protector – Israel và Spartan – Mỹ đang thử nghiệm phóng tên lửa Skipe
Nguyên mẫu thử nghiệm là một USV dài 11m, kết hợp tính năng của tàu Protector của Israel và tàu Spartan của Mỹ. Nó sử dụng “Modul chiến đấu chính xác” điều khiển xa bởi nhân viên thao tác trên bờ hoặc các tàu hải quân, bao gồm thiết bị phóng tên lửa chống tăng Spike của Israel và 1 khẩu súng máy 12,7mm.
Cả tàu Protector và tên lửa chống tăng Spike (phiên bản xuất khẩu tên lửa chống tăng lục quân Tammuz) đều là sản phẩm của công ty Rafael – Israel. Loại tên lửa này có trọng lượng 30 Pound (13kg), tầm bắn 2,5miles (tương đương 4km). 6 quả tên lửa Spike đã được phóng thử thành công, tiêu diệt mục tiêu cần phá hủy trong phạm vi 2miles (tương đương 3,2km). Thành công lần này đã đánh dấu một bước tiến dài trong phương hướng phát triển vũ khí, trang bị trên USV.
Hải quân Singapore đã từng sử dụng USV Protector trong nhiệm vụ
chống cướp biển ở eo biển Malacca
Trước đây, vào tháng 4 năm 2005, Bộ tư lệnh các hệ thống tác chiến mặt nước của hải quân Mỹ cũng đã từng thử nghiệm thành công hệ thống ngắm chuẩn bằng quang điện cho pháo hạm của USV Spartan bằng thiết bị điều khiển xa tại thao trường thử nghiệm hải quân Aberdeen. Tuy vậy nó mới chỉ là một loại vũ khí phi điều khiển, không phức tạp như các loại tên lửa có điều khiển.
“Cặp đôi hoàn hảo” Mỹ và Israel
Trên cơ sở của lần thử nghiệm thành công đầu tiên của Spartan, hải quân Mỹ bắt đầu chế tạo các phiên bản tiếp theo của nó.
Ngoài nhiệm vụ tác chiến chống khủng bố, hải quân Mỹ đã triển khai Sorna và thiết bị rà, phá lôi để tạo ra phiên bản chống ngầm và chống thủy lôi, còn phiên bản dài 7m dùng trong nhiệm vụ trinh sát được lắp đặt các hệ thống trinh sát, giám sát và thu thập số liệu tình báo.
Video đang HOT
CUSV của công ty hệ thống Textron (Textron Systems, Inc)
Họ còn tích hợp hệ thống phóng Rocket của lục quân và pháo hạm hạng nhẹ 30mm trên cơ sở tàu đệm hơi bọc thép loại tiêu chuẩn 11m để chế tạo phiên bản đánh chặn, chống xâm nhập thường được trang bị trên các tàu tác chiến ven bờ. Chính phiên bản này đã được sử dụng làm nguyên mẫu cùng với tàu Protector của Israel trong lần thử nghiệm mới nhất này.
Cũng giống như UAV, Israel lại sánh bước với Mỹ trên con đường nghiên cứu, chế tạo USV bằng những dự án thiết kế liên hợp. Thế nhưng họ vẫn giữ được bản sắc riêng của mình với rất nhiều thiết kế độc đáo, nổi bật là tàu Protector.
Piranha được chế tạo bằng vật liệu Nano Carbon và sơn đặc biệt
nên có trọng lượng rất nhẹ, tốc độ cực cao và khả năng tàng hình rất tốt
Đây là loại USV chế tạo trên cơ sở tàu đệm hơi bọc thép chiều dài 9m, trọng lượng 4 tấn, sử dụng động cơ phản thủy lực, tốc độ trên 30 hải lý/h, tải trọng vũ khí tối đa là 1 tấn, có khả năng hoạt động trong cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết
Về vũ khí, Protector có hệ thống phóng tên lửa chống tăng Skipe và súng máy 12,7mm hoặc súng phóng lựu tự động 40mm cùng với 1 khẩu pháo hạm 30mm. Protector sử dụng loại tên lửa chống tăng Skipe, có khả năng tấn công tàu bọc thép hạng nhẹ, khi cần có thể tấn công cả máy bay trực thăng.
USV dạng thuyền buồm 3 thân X-1 là nguyên mẫu của X-2
Với tính năng ưu việt của mình, Protector đã được 1 số nước hỏi mua để trang bị cho hải quân, trong số đó có Singapore, họ đã trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á sở hữu USV.
Ồ ạt nghiên cứu, phát triển
Hiện nay, Mỹ đã liên tiếp thử nghiệm các loại USV khác nhau như: tàu mặt nước không người lái thông dụng (CUSV) của công ty hệ thống Textron (Textron Systems, Inc) tàu trinh sát cao tốc không người lái kiểu 3 thân X-2 của công ty công nghệ Harbor Wing (Harbor Wing Technologies, Inc) công ty công nghệ Zyvex (Zyvex Technologies) thậm chí đã chế tạo tàu Piranha bằng vật liệu Nano Carbon và sơn đặc biệt nên có trọng lượng rất nhẹ và tốc độ cực cao và có khả năng tàng hình rất tốt.
Siêu USV trinh sát chống ngầm ACTUV của hải quân Mỹ
Trong số này, X-2 hiện đang thử nghiệm tại vịnh San Diego. Nó có thiết kế dạng thuyền buồm 3 thân, chiều dài 15m, rộng 12m, có khả năng tự chủ về hành trình và tác nghiệp bình thường trong điều kiện sóng gió cấp 8 với vận tốc điều chỉnh từ 25 – 55 hải lý/h, bán kính tác chiến lên tới hơn 200km.
Hiện DARPA đang triển khai nghiên cứu siêu USV trinh sát chống ngầm ACTUV có khả năng hoạt động hàng tháng trời, trinh sát phát hiện và tấn công tiêu diệt các tàu ngầm động cơ điện – diezen và cả tàu ngầm hạt nhân chạy êm nhất trên thế giới. Loại tàu này dự kiến 2015 sẽ ra mắt, đánh dấu một bước tiến lớn trong chế tạo USV, mở ra một chương mới cho tác chiến chống ngầm hiện đại.
USV Silver Marlin của công ty hệ thống Elbit (Elbit Systems, Inc) – Israel
Còn Israel cũng có một loạt dự án có phần ấn tượng hơn so với Mỹ, ngoài Protector ra, họ có các loại USV Silver Marlin, Starfish, Sting Ray…
Trong đó, nổi bật nhất là USV Starfish của công ty công nghiệp hàng không Israel với chiều dài 11m, rộng 3,5m, lượng giãn nước 23,5 tấn, tải trọng thiết bị 6 tấn, phạm vi hành trình tối đa 550km, vận tốc 83 km/h, có thể hoạt động liên tục 10h. Đây là 1 loại USV đa nhiệm, có khả năng trinh sát, giám sát, tìm kiếm mục tiêu, tấn công nhanh… với hệ thống pháo hạm, tên lửa và các vũ khí phi sát thương như: vòi rồng, khuếch đại âm thanh cực lớn, thiết bị gây chói nhưng không hại mắt…
Tàu Silver Marlin của công ty hệ thống Elbit (Elbit Systems, Inc) cũng có phạm vi tác chiến 550km với tải trọng thiết bị 2,5 tấn, hành trình liên tục 48h với vận tốc 18,5 km/h.
Ngoài Mỹ và Israel, rất nhiều nước cũng bắt đầu triển khai nghiên cứu USV như: Anh, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, Đức, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản. Xu hướng phát triển USV hiện nay giống hệt như trào lưu phát triển UAV cuối thập niên 90 thế kỷ trước, Mỹ và Israel cũng đang dẫn đầu trong lĩnh vực này. Hiện họ đang nghiên cứu chế tạo các loại USV cỡ lớn hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tấn. Có thể nói, một kỷ nguyên mới trong tác chiến hải quân sắp được mở ra
Theo ANTD
Quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á chế tạo thành công tàu không người lái
Hiện ở khu vực châu Á, các cường quốc như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản... đang chập chững nghiên cứu, phát triển tàu tác chiến mặt nước không người lái. Ít ai biết được rằng có một quốc gia Đông Nam Á đã nghiên cứu, phát triển và sở hữu tàu tác chiến không người lái ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI
Trong khu vực Đông Nam Á, người ta ít thấy các phương tiện truyền thông lên tiếng về các kế hoạch phát triển của hải quân Singapore nhưng thực chất, họ có một lực lượng hải quân rất hùng hậu không hề kém cạnh các nước trong khu vực, thậm chí có những mặt người Singapore đã vượt qua cả những cường quốc hải quân châu Á, đặc biệt là về tàu tác chiến mặt nước không người lái (USV).
Singapore đang sở hữu 2 loại USV là Spartan của Mỹ và Protector của Israel, trong một cuộc diễn tập cuối năm 2011 họ đã triển khai 2 chiếc Protector từ một tàu đổ bộ để diễn tập phong tỏa và bảo vệ trên biển. Ngoài ra, 2 loại tàu này còn được triển khai trong nhiệm vụ chống cướp biển khu vực eo biển Malacca và chống xâm nhập khu vực lãnh hải Singapore với đa chức năng như: trinh sát, giám sát; thu thập thông tin tình báo; rà, phá lôi; tác chiến mặt nước; tác chiến chống ngầm...
Kết cấu của tàu tác chiến mặt nước không người lái Spartan của Mỹ
Ngay từ tháng 5 năm 2002, khi Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ khởi động kế hoạch nghiên cứu chế tạo "Lính trinh sát Spartan", Singapore đã đề nghị được tham gia. Đây là kế hoạch nghiên cứu hợp tác giữa các lực lượng hải quân, lục quân Mỹ và hải quân hoàng gia Singapore với công ty Raytheon, công ty Northrop Grumman, đơn vị phụ trách thử nghiệm là hạm đội 3 của Mỹ.
Tháng 12 năm 2003, tuần dương hạm tên lửa USS Gettysburg (CG-64) đã thả và điều khiển thành công nguyên mẫu đầu tiên của Spartan. Nó có chiều dài 7m, rộng 4m, cao 4,5m, lượng giãn nước 2 tấn, phạm vi hoạt động 14,4 km, thời gian hoạt động tối đa 8h. Đến tháng 4 năm 2005, Hải quân Mỹ đã tiến hành cuộc thử nghiệm bắn đạn thật đầu tiên của Spartan tại thao trường thử nghiệm hải quân Aberdeen với hệ thống pháo hạm.
Mô hình tác chiến đa nhiệm của các USV kết hợp với UAV khu vực eo biển Malacca
Hiện nay, Spartan đã có thêm rất nhiều phiên bản để sử dụng trong các yêu cầu nhiệm vụ tác chiến khác nhau. Cơ bản hiện nay Spactan có 3 phiên bản là loại 5,5m, loại 7m và loại 11m, có thể chuyên chở trên tất cả các loại tàu chiến, tiến hành đa dạng nhiệm vụ như trinh sát, giám sát, chống thủy lôi, chống ngầm, chống cướp biển, chống khủng bố..., các tính năng và tham số kỹ thuật cũng được nâng cao hơn trước rất nhiều.
Tùy theo từng tính chất nhiệm vụ, Spartan được trang bị hệ thống quan sát hồng ngoại, hệ thống camera/chụp ảnh, hệ thống Sonar AQS-14/20X, hệ thống radar giám sát mặt biển và các hệ thống điện tử khác. Đặc biệt nó còn có hệ thống đo đạc và nhận biết hóa sinh, có khả năng phát hiện chất độc hóa học, sinh học, chất nổ và một số vật phẩm nguy hiểm khác xung quanh nó.
Vũ khí mang theo bao gồm súng máy 7.62mm GAU-17 Gatling, bảng chỉ thị tham số nhận biết địch - ta kiểu thủy áp; thiết bị chỉ thị laser và hệ thống phóng tên lửa Hellfire, nếu được trang bị thêm tên lửa Javelin thì nó còn có khả năng tấn công mặt đất rất mạnh.
Protector của hãng Rafael - Israel là USV có hệ thống hỏa lực rất mạnh
Spartan có khả năng chống chịu sóng gió lên đến cấp 8, vận tốc tối đa 28 hải lý/h, bán kính tác chiến 150km, trong một thời gian ngắn có khả năng chuyển đổi nhiệm vụ tác chiến, trong vòng 24h có thể biến thành tàu tác chiến có người lái mà chỉ cần loại bỏ hoặc thay thế một số modul.
Ngoài Spartan, Singapore còn mua của Israel loại USV Protector do công ty Rafael sản xuất.
Đây là loại USV chế tạo trên cơ sở tàu đệm hơi bọc thép chiều dài 9m, trọng lượng 4 tấn, sử dụng động cơ phản thủy lực, tốc độ trên 30 hải lý/h, tải trọng vũ khí tối đa là 1 tấn. Ngoài ra, nó có hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động và hệ thống camera/máy ảnh tác nghiệp công nghệ cao nên có khả năng hoạt động trong cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.
Tên lửa Spike có khả năng tấn công tàu bọc thép hạng nhẹ và cả máy bay trực thăng
Thiết bị cảm biến chủ yếu của nó bao gồm radar dẫn đường, thiết bị cảm biến hồng ngoại quan sát phía trước thế hệ thứ 3 (8-12m); máy ảnh đen/trắng và máy ảnh màu; thiết bị tự động đo đạc cự li bằng laser; thiết bị theo dõi mục tiêu và thiết bị chỉ thị bằng laser cùng rất nhiều thiết bị khác.
Về vũ khí, Protector có thể mang theo súng máy 12,7mm hoặc súng phóng lựu tự động 40mm và 1 khẩu pháo hạm 30mm. Công ty Rafael đã phát triển riêng cho Protector loại tên lửa Skipe là biến thể sử dụng riêng cho USV của loại tên lửa chống tăng nổi tiếng của Israel là Tammuz, có khả năng tấn công tàu bọc thép hạng nhẹ, khi cần có thể tấn công cả máy bay trực thăng.
Hiện hải quân Singapore đang hợp tác với công ty công nghệ kỹ thuật Singapore (Singapore Technologies Engineering - STE) để nghiên cứu, chế tạo USV tác chiến Venus. Đây là loại USV tác chiến trang bị tên lửa và pháo hạm, được đánh giá là không hề kém cạnh 2 loại USV trên của Mỹ và Israel.
Venus, sản phẩm hợp tác của hải quân Singapore với STE
Nguyên mẫu đầu tiên của nó đã ra mắt và đang chạy thử tính năng, dự kiến đến quý II năm 2013, hải quân Sing sẽ thử nghiệm hệ thống vũ khí. Nếu kế hoạch tiến triển thuận lợi, sang năm 2014 nó sẽ được đưa vào trang bị chính thức. Lúc đó lực lượng tàu tác chiến mặt nước không người lái của Singapore sẽ trở thành vô đối không chỉ tại Đông Nam Á mà còn cả ở châu Á.
Theo ANTD
Trung Quốc lại "trình làng" máy bay không người lái tự chế Trung Quốc hôm qua 13/11 đã lần đầu tiên "trình làng" máy bay không người lái Yi Long mà nhà sản xuất của nó tuyên bố rẻ hơn máy bay cùng loại của Mỹ và Israel rất nhiều, với giá vào khoảng 1 triệu USD. Yi Long tại triển lãm hàng không Trung Quốc ở Chu Hải. Chiếc máy bay không người lái...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin

Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ

Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ

Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga

Cơ hội 90 ngày, Trung Quốc làm gì để lật ngược thế cờ trong cuộc đấu thuế quan?

Xung đột Hamas-Israel: Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Reuters: Nga đặt điều kiện để tiến hành ngừng bắn với Ukraine

Mỹ: Bão kèm lốc xoáy, ít nhất 16 người thiệt mạng

Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"
Có thể bạn quan tâm

"Cam thường" tóm gọn David Beckham âu yếm con gái út Harper trên SVĐ, nhan sắc tiểu thư tài phiệt đời thường gây sốt
Sao thể thao
18:24:42 18/05/2025
Xào bắp cải 30 năm vẫn bị lõng bõng nước, kém giòn, đầu bếp mách mấy chiêu này tôi liền làm theo ngay
Ẩm thực
18:21:29 18/05/2025
Drama giảm cân: Tìm bà dì bí ẩn "phốt" Ngân 98, Ngân Collagen động thái kỳ lạ
Netizen
17:21:47 18/05/2025
Hé lộ tin nhắn nhạy cảm giữa Diddy và bạn gái, gia đình ác hơn cả "ông trùm"?
Sao âu mỹ
16:59:30 18/05/2025
Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM
Tin nổi bật
16:25:27 18/05/2025
Rò rỉ mật khẩu khiến các cuộc tấn công mạng đang gia tăng nhanh chóng
Thế giới số
16:13:04 18/05/2025
Xiaomi Civi 5 Pro lộ diện: Trang bị chip Snapdragon 8s Gen 4, màn hình OLED 120Hz, camera Leica, pin 6.000mAh
Đồ 2-tek
16:04:24 18/05/2025
G-Dragon bị "phản bội"
Nhạc quốc tế
16:01:29 18/05/2025
Nữ hoàng showbiz tiêu tiền như nước: Nhận cát -xê cả thùng tiền mặt, tiêu mãi không hết
Sao châu á
15:41:33 18/05/2025
Dữ liệu trên điện thoại phơi bày 'quân xanh, quân đỏ' ở gói thầu trăm tỷ
Pháp luật
15:24:07 18/05/2025