Tranh cãi quanh bằng chứng khẳng định chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư
Trung Quốc và Nhật Bản lại xảy ra tranh cãi về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điều Ngư sau khi Nhật Bản công bố bằng chứng mới cho thấy quần đảo thuộc chủ quyền nước này…
Tờ Thời báo Nhật Bản ngày 17-3 cho biết, Bộ Ngoại giao Nhật Bản vừa công bố trên trang web của mình một bản đồ trong tập bản đồ xuất bản năm 1969 của Chính phủ Trung Quốc, trong đó sử dụng tiếng Nhật để nhắc tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, thay vì tên tiếng Trung.
Bản đồ của chính phủ Trung Quốc sử dụng tên tiếng Nhật cho quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư (Ảnh: Yomiuri Shimbun)
Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố, bản đồ (do Cục Khảo sát và Bản đồ quốc gia Trung Quốc xuất bản) là một bằng chứng mới cho thấy, quần đảo nằm tại tỉnh Okinawa là lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản. Bản đồ của Trung Quốc đã sử dụng tên tiếng Nhật “Senkaku” cho quần đảo này, thay vì tên “Điếu Ngư” mà Bắc Kinh hiện đang sử dụng. Tên của hòn đảo Uotsuri, nằm ở cực tây của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, cũng được viết bằng tiếng Nhật.
Ngoại trưởng Nhật Bản, ông Fumio Kishida đánh giá, tấm bản đồ trên rất có giá trị và cho biết, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã cân nhắc việc công khai nó.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố: “Trung Quốc đã thay đổi tên gọi kể từ khi bắt đầu tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo. Bản đồ này chứng tỏ Trung Quốc đã xem quần đảo thuộc chủ quyền của Nhật Bản và đây sẽ là bằng chứng cho các tuyên bố chủ quyền của Tokio”.
Video đang HOT
Chính phủ Trung Quốc bắt đầu tuyên bố chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư vào những năm 70 của thế kỷ trước, sau khi một báo cáo chỉ ra rằng các khu vực gần quần đảo này có thể có nhiều dầu mỏ và các tài nguyên thiên nhiên khác. Cũng kể từ khi đó, Bắc Kinh bắt đầu gọi quần đảo bằng tên Điếu Ngư.
Sự tồn tại của bản đồ trên đã được một nghị sĩ đảng Dân chủ tự do Nhật Bản tiết lộ hồi tháng trước trong cuộc họp của một ủy ban hạ viện, nhưng gần đây Bộ Ngoại giao Nhật Bản mới quyết định công bố sự tồn tại của tấm bản đồ.
Theo hãng tin Kyodo, ngày 17-3, phản ứng về thông tin trên, Trung Quốc đã bác bỏ tấm bản đồ vừa được Bộ Ngoại giao Nhật Bản công bố. Phát biểu tại một cuộc họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, mặc dù ông chưa nhìn thấy tấm bản đồ này song nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo đó “không thể bị phủ nhận bởi một hoặc hai người dựa trên một vài tấm bản đồ”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Nếu cần, tôi có thể cho các bạn xem hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tấm bản đồ trong đó đánh dấu rõ ràng quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc”.
Quan hệ giữa hai nước láng giềng Trung Quốc và Nhật Bản, vốn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề lịch sử, đã suy giảm nghiêm trọng vài năm qua do cuộc tranh chấp liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Căng thẳng giữa 2 nước liên quan tới quần đảo tranh chấp này đã gia tăng kể từ tháng 9-2012 sau khi Nhật Bản công bố kế hoạch quốc hữu hóa một số đảo thuộc quần đảo này. Đến cuối năm 2013, Trung Quốc đã đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông, bao trùm vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo Mai Nguyên
Quân đội Nhân dân
Tìm thấy bản đồ Trung Quốc dùng tên tiếng Nhật cho quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Bộ ngoại giao Nhật Bản cho hay một bản đồ của chính phủ Trung Quốc, được xuất bản hàng chục năm trước, đã sử dụng tên tiếng Nhật cho quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông, thay vì tên tiếng Trung.
Bản đồ của chính phủ Trung Quốc sử dụng tên tiếng Nhật cho quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư (Ảnh: Yomiuri Shimbun)
Bản đồ trên do Cục khảo sát và bản đồ quốc gia Trung Quốc xuất bản năm 1969 và đã được Bộ ngoại giao Nhật Bản công bố trên trang web của cơ quan này.
Bộ ngoại giao Nhật Bản nói rằng bản đồ là một bằng chứng mới cho thấy quần đảo Senkaku tại tỉnh Okinawa là lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản.
Bản đồ của Trung Quốc sử dụng tên tiếng Nhật cho quần đảo Senkaku, thay vì tên Điếu Ngư mà Bắc Kinh hiện đang sử dụng. Tên của hòn đảo Uotsuri, hòn đảo ở cực tây của quần đảo Senkaku, cũng được viết bằng tiếng Nhật.
Sự tồn tại của bản đồ trên đã được một nghị sĩ đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản tiết lộ hồi tháng trước trong cuộc họp của một ủy ban hạ viện.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đánh giá bản đồ trên là rất giá trị, nói rằng Bộ ngoại giao đã cân nhắc công khai nó.
Nhật Bản hiện đang kiểm soát quần đảo Senkaku nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
Chính phủ Trung Quốc bắt đầu tuyên bố chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư vào những năm 1970, sau khi một báo cáo chỉ ra rằng các khu vực gần quần đảo này có thể giàu dầu mỏ và các tài nguyên thiên nhiên khác.
Kể từ khi đó, Bắc Kinh bắt đầu gọi quần đảo bằng tên gọi Điếu Ngư.
"Trung Quốc đã thay đổi tên gọi kể từ khi bắt đầu tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo. Bản đồ này chứng tỏ Trung Quốc đã xem quần đảo thuộc chủ quyền của Nhật Bản và đây sẽ là bằng chứng cho các tuyên bố chủ quyền của Tokyo", một quan chức cấp cao của Bộ ngoại giao Nhật Bản cho hay.
Quan hệ Trung-Nhật, vốn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề lịch sử, đã suy giảm nghiêm trọng vài năm qua do cuộc tranh chấp liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Căng thẳng giữa 2 nước liên quan quần đảo tranh chấp đã gia tăng kể từ tháng 9/2012 sau khi Tokyo công bố kế hoạch quốc hữu hóa một số đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư. Đến cuối năm 2013, Trung Quốc đã đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông, bao trùm vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
An Bình
Theo Dantri/Japan Times
Mỹ mạnh mẽ chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Các hành động xây dựng của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp quanh quần đảo Trường Sa đang làm gia tăng những nghi vấn rằng Bắc Kinh muốn thiết lập các căn cứ quân sự trên khắp Biển Đông, người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki ngày 9/3 tuyên bố. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki (Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Elon Musk: "Tất cả sự sống trên Trái Đất rốt cuộc sẽ bị Mặt Trời hủy diệt"

Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Phản ứng của Nga khi Ấn Độ - Pakistan leo thang xung đột

Hé lộ đề xuất lập vùng phi quân sự của Ukraine

So sánh sức mạnh quân sự Ấn Độ và Pakistan năm 2025: Ai vượt trội hơn?

3 Hồng y gốc Á là ứng viên tiềm năng kế nhiệm Giáo hoàng Francis

Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tấn công Houthi

Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà

Ấn Độ tiêu diệt hơn 70 phần tử vũ trang trong chiến dịch không kích trả đũa Pakistan

Lãnh đạo CIA ca ngợi Bitcoin

Ukraine liên tiếp tập kích Moskva, Điện Kremlin tuyên bố về lệnh ngừng bắn từ đêm 7/5

Hải quân Mỹ mất thêm một chiến đấu cơ trên Biển Đỏ vì cùng một lý do
Có thể bạn quan tâm

Ăn dưa bắp cải vào thời điểm nào tốt cho sức khỏe đường ruột?
Sức khỏe
07:20:35 08/05/2025
Double2T NS trẻ tuổi nhất hát ở lễ 30/4, lộ quá khứ 'cầm đầu' nhiều người?
Sao việt
07:15:40 08/05/2025
Lisa lại gây tranh luận, diện set thêu 1 người ở vị trí 'lạ', nhà mốt lên tiếng
Sao châu á
07:13:23 08/05/2025
Hồi ức 14 năm trước: Trận chiến kinh thiên động địa giữa những đại gia Kiếm Thế khi trận đấu triệu đô khiến cả làng game chao đảo
Mọt game
07:10:09 08/05/2025
TikToker "khoe" lòng xe điếu 40m, triệu view bị CĐM hại thảm, sắp lên phường?
Netizen
07:09:30 08/05/2025
Hết Trấn Thành tới Lý Hải đuối sức: Khi các ông hoàng đã hết chiêu
Hậu trường phim
06:29:59 08/05/2025
SOOBIN bị fan Sơn Tùng chê "thi Chông Gai mới hết flop" chỉ vì chiếc túi xách 300 triệu
Nhạc việt
06:26:34 08/05/2025
Hóa ra loại củ này không chỉ để nấu canh mà còn có thể biến tấu ra món ngon siêu hạng
Ẩm thực
06:14:51 08/05/2025
Phim 18+ Hàn Quốc bị cả châu Á lên án: Nữ chính đóng cảnh nóng thật, kém nam chính 53 tuổi mới sốc
Phim châu á
05:55:12 08/05/2025
Mỹ nhân gây tiếc nuối nhất Baeksang: Body như tạc tượng, gương mặt đẹp nhất thế giới không cứu nổi sự nghiệp lận đận
Nhạc quốc tế
05:52:49 08/05/2025