Tranh chấp Trung – Nhật không thể giải quyết?
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương Kurt Campbell ngày 2.11 cho biết tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản – Trung Quốc trên biển Hoa Đông chỉ có thể được “kiềm chế” chứ không thể giải quyết được vì tính phức tạp của vấn đề.
“Chúng ta có thể nhận thấy rằng có quá nhiều thử thách đối với một số các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản – Trung Quốc nên những vấn đề này chỉ có thể được kiềm chế, không thể giải quyết triệt để”, tờ South China Morning Post của Trung Quốc ngày 3.11 dẫn lời ông Campbell.
Ông Campbell đưa ra phát biểu trên tại một buổi hội thảo ở thủ đô Washington (Mỹ) ngay khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, trong cùng ngày 2.11, nhấn mạnh sẽ cố gắng làm dịu căng thẳng với Trung Quốc.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương Kurt Campbell – Ảnh:AFP
Căng thẳng Nhật – Trung ngày càng gia tăng kể từ khi chính quyền Nhật Bản tuyên bố kế hoạch mua ba hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Cũng trong ngày 2.11, hãng tin Kyodo cho biết bốn tàu hải giám và hai tàu ngư chính Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần quần đảo này.
Tokyo phản đối hoạt động này của đội tàu Trung Quốc, nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng đây là một hoạt động tuần tra bình thường, theo South China Morning Post.
Kyodo dẫn các nguồn tin ngoại giao Trung Quốc và Nhật Bản ngày 2.11 cho biết Bắc Kinh đã quyết định tìm kiếm các cuộc tham vấn định kỳ với Nhật Bản nhằm bàn thảo về việc quản lý chung vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Video đang HOT
Theo TNO
Phân tích khả năng xung đột vũ trang ở Senkaku/Điếu Ngư
Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư diễn biến theo chiều hướng rất phức tạp và có đến 5 nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang tại đây.
Tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc - Nhật Bản vẫn rơi vào bế tắc. Hai bên một mực khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo này. Cuộc đối đầu giữa đôi bên được coi là rất nguy hiểm và có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào.
Trong một bài viết đăng tải trên trang Wall Street Journal, ông Taylor Flavell, giáo sự khoa học chính trị, là thành viên của chương trình nghiên cứu an ninh tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế MIT (Học viện công nghệ Massachusetts, Mỹ) nhận định, có 5 động cơ khiến Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.
Dưới đây là năm bài viết:
Thứ nhất: Kể từ khi nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949, Trung Quốc đã tham gia vào rất nhiều các tranh chấp lãnh thổ trên đất liền với các nước khu vực. Hầu hết các tranh chấp được giải quyết bằng thỏa thuận chung nhưng đều được thực hiện sau khi xảy ra xung đột vũ trang giữa các bên.
Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ trên đất liền với rất nhiều nước láng giềng, hầu hết những tranh chấp lãnh thổ này đều xảy ra xung đột vũ trang quy mô lớn. Khởi đầu là xung đột biên giới với Ấn Độ vào năm 1962. Đến năm 1969, Trung Quốc lại xảy ra xung đột biên giới với Liên Xô.
Điều quan trọng là các quốc gia này đều có ảnh hưởng đến tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc. Trong các tranh chấp với các quốc gia yếu hơn như Nepal, Mông Cổ, Bắc Kinh đã né tránh việc sử dụng vũ lực vì họ hoàn toàn có thể sử dụng sức mạnh chính trị của mình để ép đối thủ.
Như vậy, lịch sử đã cho thấy, Bắc Kinh thường xuyên sử dụng vũ lực đối với các tranh chấp trên đất liền trong quá khứ, nhất là những quốc gia được coi là "kỳ đà cản mũi" đối với tham vọng của họ.
Hải quân Nhật Bản được ví như "kỳ đà cản mũi" đối với tham vọng
vượt ra ngoài chuỗi đảo thứ 2 của Trung Quốc.
Thứ hai, hiện nay, Nhật Bản là lực lượng có ảnh hưởng lớn nhất đối với tham vọng đại dương của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã sử dụng vũ lực ở hai quần đảo trong 4 quần đảo đang tranh chấp với các nước trong khu vực.
Senkaku/Điếu Ngư có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Đây có thể coi là chìa khóa nắm giữ cửa ngõ hướng ra biển lớn của Trung Quốc. Ngoài vị trí chiến lược về quân sự chính trị, vùng biển xung quanh quần đảo này chứa rất nhiều dầu mỏ và thủy sản.
Nắm giữ một phần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là tiền đề giúp Trung Quốc vượt ra khỏi chuỗi đảo thứ hai.
Trong khi đó, việc sử dụng các biện pháp chính trị để buộc Nhật Bản nhượng lại chủ quyền cho Trung Quốc gần như là điều không thể.
Giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản là chìa khóa cho tham vọng của Trung Quốc.
Thứ ba, lịch sử tranh chấp chủ quyền trên biển đã cho thấy, Bắc Kinh thường xuyên sử dụng vũ lực để củng cố yêu sách chủ quyền của mình ở những nơi mà họ không nắm bất cứ sự kiểm soát nào. Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc đang lớn mạnh và trở thành một thế lực tại châu Á.
Nhưng sức mạnh Hải quân Trung Quốc chỉ được biết đến trên "giấy". Còn sức mạnh của Hải quân Nhật Bản từng được chứng minh trong thực tế. Do vậy, đánh bại Nhật Bản là cách tốt nhất để Trung Quốc khẳng định vị thế của mình.
Thứ tư, lịch sử các cuộc xung đột với các nước láng giềng với Trung Quốc trong quá khứ đều diễn khi Bắc Kinh muốn giương cao tinh thần chủ nghĩa dân tộc trong nước. Và trong thời gian này, Trung Quốc có nhu cầu tăng cường tinh thần đoàn kết trong nước.
Thứ năm, việc Tokyo tuyên bố quốc hữu hóa các đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư được nhận định là một bất ngờ lớn đối với Bắc Kinh. Sự kiện quốc hữu hóa các đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư diễn ra chỉ vài ngày sau kỷ niệm ngày Nhật Bản xâm lược Mãn Châu, Trung Quốc vào năm 1931. Bắc Kinh chắc chắn không hề muốn quần đảo này hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản.
Theo ANTD
Nhật tăng cường đối phó tàu Trung Quốc Tokyo vừa thông qua kênh ngoại giao đưa ra phản đối mạnh mẽ đối với Bắc Kinh sau khi 4 tàu hải giám Trung Quốc ngày 25.10 xuất hiện gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Theo Kyodo News, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Chikao Kawai cũng đã kháng nghị với Đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa, yêu cầu Bắc Kinh rút...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Houthi phóng tên lửa đạn đạo vào Israel

Meta yêu cầu tòa án bác vụ kiện độc quyền của Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ

Hàn Quốc mở lại chương trình tham quan Panmunjom

Ứng cử viên vị trí Chủ tịch ĐHĐ LHQ trình bày chương trình hành động

Hamas 'sẵn sàng hợp tác' nếu Mỹ gây sức ép với Israel chấm dứt xung đột

Tổng thống Putin miễn nhiệm tư lệnh lục quân Nga

Mỹ sẽ tổn thất nhiều tỉ USD vì khách du lịch nước ngoài giảm mạnh

Iran khẳng định không phản đối việc Mỹ đầu tư vào nước này

Ngành quốc phòng Trung Quốc trải qua bước ngoặt tương tự DeepSeek

Loạt hợp đồng lớn mà Tổng thống Trump công bố trong chuyến công du Trung Đông

Tổng thống Zelensky thừa nhận bị Mỹ gây sức ép nhiều hơn

Con trai ông Trump nói Mỹ sẽ tích trữ 'một lượng Bitcoin khổng lồ'
Có thể bạn quan tâm

Thông báo nóng của bạn gái cũ Wren Evans về vụ phốt ngoại tình: Nhập viện cấp cứu, hé lộ chuyện đau đớn nhất
Sao việt
16:28:27 16/05/2025
Chao dự tốt nghiệp ĐH Mỹ: 50k người sốc vì món đồ từ VN, Jenny Huỳnh sính ngoại?
Netizen
16:25:48 16/05/2025
Vụ việc cực sốc: Nam diễn viên công khai hình ảnh bị chuốc thuốc và xâm hại tình dục tới mức suy thận
Sao châu á
16:25:07 16/05/2025
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng chuẩn nữ thần thảm đỏ, nhan sắc 'chặt đẹp' Doãn Hải My, Chu Thanh Huyền khi chung khung hình
Sao thể thao
16:23:41 16/05/2025
Chủ xe máy ở Hà Nội phục kích, tóm gọn tên trộm trong tích tắc
Pháp luật
16:06:42 16/05/2025
Hiệu trưởng trường mẫu giáo lấy trộm đồ: Cho thôi chức và ra khỏi đảng
Tin nổi bật
15:49:36 16/05/2025
Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đánh bại cả Lý Hải và Victor Vũ, chiếm top 1 phòng vé khiến ai cũng choáng
Hậu trường phim
15:21:32 16/05/2025
Until Dawn - Vòng lặp chết chóc được nâng lên một tầm cao mới
Phim âu mỹ
15:09:48 16/05/2025
Squid Game không có đối thủ, càng chê càng hot, "đè bẹp" phim Kim Soo Hyun
Phim châu á
14:54:37 16/05/2025
Sao nữ muốn làm Quán quân Em Xinh Say Hi: Giảm cân lột xác như búp bê, tất tay từ ca hát tới diễn xuất
Nhạc việt
14:54:30 16/05/2025