Trẻ bị viêm phổi và cách chăm sóc đúng tại nhà
Viêm phổi là bệnh thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây t.ử von.g ở trẻ. Trẻ càng nhỏ thì tỷ lệ t.ử von.g do viêm phổi càng cao.
Đa số các trường hợp viêm phổi là do virus gây ra, nên ngoài việc dùng thuố.c theo chỉ định của bác sĩ thì chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh khỏi.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm phổi ở trẻ
Viêm phổi ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra, xong chủ yếu là do nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng nấm… Các virus thường gặp là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, á cúm, Adenovirus. Giao mùa là thời điểm virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh.
Ký sinh trùng, nấm: Thường gặp là nấm Candida Albicans gây tưa miệng cũng có thể gây viêm phế quản phổi.
Yếu tố thuận lợi gây viêm phổi ở trẻ đó là môi trường sống đông đúc, kém vệ sinh, ô nhiễm không khí trong nhà. Trong gia đình có người mắc bệnh lao, hút thuố.c l.á. Trẻ sinh non, cân nặng thấp khi sinh, dị tật bẩm sinh tại đường hô hấp, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải…
Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ. Ngoài ra, không biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ như: Trẻ không được bú mẹ, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu kẽm, không được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cũng gây ra tình trạng viêm phổi.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi
Cần đưa trẻ tới bệnh viện khi có dấu hiệu viêm phổi. Cha mẹ không nên tự cho trẻ uống thuố.c, đặc biệt là các loại thuố.c giảm ho, hạ sốt, kháng sinh, vì có thể khiến các triệu chứng của bệnh diễn tiến nặng hơn và rất khó khăn cho chẩn đoán và điều trị.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuố.c theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên áp dụng đúng cách chăm sóc bệnh cho trẻ phù hợp. Có như vậy mới giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe.
Viêm phổi là bệnh thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây t.ử von.g ở trẻ.
Vệ sinh và chế độ ăn cho trẻ
Vệ sinh:
Vệ sinh mũi miệng: Dùng khăn giấy mềm lau sạch nước mũi, nước dãi rồi vứt bỏ khăn ngay sau khi sử dụng. Nếu dùng khăn xô thì phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh khăn. Việc dùng đi dùng lại khăn xô đã nhiễm bẩn và không được giặt sạch sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn/virus bám trên khăn quay trở lại cơ thể trẻ.
Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ. Người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.
Chế độ ăn:
Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.
Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn cha mẹ đã chuẩn bị.
Cho trẻ uống nhiều nước và dưới nhiều hình thức như canh, soup, sữa, nước trái cây. Điều này sẽ giúp trẻ giảm ho, loãng đờm đồng thời chống mất nước.
Video đang HOT
Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống.
Lưu ý mặc đồ thoáng cho trẻ. Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát nhưng phải tránh những nơi gió lùa, mưa, điều hòa thổi thẳng vào cơ thể. Phải luôn để cơ thể trẻ được giữ ấm.
Khi trẻ bị viêm phổi ở mức độ nhẹ, cha mẹ cần chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ (natriclorit 9% độ), súc miệng hàng ngày, có thể dùng một số loại kháng sinh, nhưng tốt nhất nên dùng đường uống, dạng siro. Khi tình trạng bệnh không cải thiện thì cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay.
Khi trẻ viêm phổi nặng, cha mẹ nên cho trẻ nằm điều trị nội trú tại bệnh viện, theo dõi sát diễn biến của bệnh và có biện pháp xử trí kịp thời. Chú ý khi dùng các thuố.c kháng virus phải theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.
Phòng bệnh viêm phổi ở trẻ
Để phòng bệnh viêm phổi ở trẻ cần chú ý:
Vệ sinh sạch sẽ, tránh lây lan. Không hút thuố.c, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.
Nơi ở đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt. Nếu sử dụng điều hòa thì nên điều chỉnh sao cho chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời từ 5 – 7C để trẻ có thể thích ứng được.
Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các vaccine như bạch hầu – ho gà – uốn ván, Hemophilus influenzae typ B (Hib), phế cầu, cúm…
Phát hiện sớm các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở… và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân… để chăm sóc và điều trị kịp thời.
Sốt virus ở người lớn và những điều cần biết
Sốt virus thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp.
Bệnh thường gặp vào mùa hè, với người lớn, sốt virus có diễn biến thường nhẹ có thể tự khỏi sau 2-7 ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp sốt cao, diễn biến nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
1.Nhiều loại virus gây sốt
Sốt virus do các loại virus khác nhau gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận, khu vực nào trên cơ thể như phổi, ruột, các cơ quan trong hệ hô hấp... Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sốt là do một số loại virus như: Rhinovirus, virus cúm, Coronavirus, Adenovirus... Mỗi loại virus khác nhau sẽ gây ra các biểu hiện sốt với nhiều triệu chứng khác nhau ở người bệnh.
Đối với những người lớn trong độ tuổ.i trưởng thành, nếu hệ miễn dịch yếu cũng dễ bị virus gây sốt tấ.n côn.g vào cơ thể. Nhất là khi thời tiết thay đổi theo mùa, người lớn dễ bị sốt virus khá giống với tr.ẻ e.m.
Thường ở người lớn, với những người có sức khỏe tốt, khi bị sốt virus nếu tiến hành điều trị triệu chứng ngay thì vài ngày sẽ đỡ và khỏi bệnh. Khi đó, virus gây sốt cũng được tiê.u diệ.t nhanh chóng, hiệu quả. Còn nếu chăm sóc không đúng cách, theo dõi diễn biến không phát hiện sớm những bất thường sẽ có nguy cơ cao gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Đường lây truyền sốt virus
Nguyên nhân chính của sốt virus chính là bị lây nhiễm virus qua các đường khác nhau. Trong đó chủ yếu qua đường hô hấp, vì virus có trong nước bọt và dịch khi hắt hơi của người bệnh. Khi hít vào, virus sẽ theo đó xâm nhập vào cơ thể.
Virus có trong thức ăn và nước uống có thể xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta sử dụng thức ăn và nước uống không đảm bảo vệ sinh. Một số loại virus thường thấy chính là enterovirus và norovirus.
Virus còn do muỗi truyền bệnh đây là tác nhân phổ biến nhất. Muỗi là vật chủ trung gian lây truyền các bệnh gây sốt virus, đặc biệt là sốt xuất huyết, Zika.
3. Biểu hiện sốt virus ở người lớn
Hầu hết các trường hợp sốt virus đều có các triệu chứng giống cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, dấu hiệu quan trọng và nổi bật nhất của sốt virus đó là sốt rất cao (có thể trên 39C, tùy chủng virus). Các cơn sốt có thể liên tục tăng và giảm trong thời gian nhiễm bệnh, có thể sốt lên đến 40-41 độ C.
Sốt virus người bệnh cần kiểm tra nhiệt độ thường xuyên
Ngoài biểu hiện sốt cao thì người bệnh còn có các biểu hiện như:
- Đau đầu: Đây là biểu hiện thường gặp của sốt virus, bệnh nhân thường có dấu hiện nhức đầu dữ hội.
- Viêm đường hô hấp: Kèm theo sốt và đau đầu là các biểu hiện viêm đường hô hấp như viêm họng (họng bị sưng tấy, đỏ), rát họng, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi... Người bệnh có biểu hiện đỏ mắt, chảy nước mắt.
- Da nổi mẩn: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt virus, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt vì bệnh đã qua thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.
- Đau nhức mình mẩy: Người bệnh đau nhức khắp người, đặc biệt là đau nhức ở cơ bắp. Những cơn đau này thường khiến bệnh nhân mệt mỏi không làm được việc.
- Rối loạn tiêu hóa: Biểu hiện này thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt virus do virus đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng (tiêu chảy), không có má.u, chất nhầy.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể buồn nôn, nôn, xuất hiện hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy...
4. Chẩn đoán sốt virus
Sốt do virus và do vi khuẩn có rất nhiều điểm giống nhau nên việc chẩn đoán các bác sĩ dựa vào tiề.n căn, bệnh sử, tính chất các triệu chứng và cả lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán, chủ yếu là để phân biệt với tình trạng nhiễ.m trùn.g.
Xét nghiệm là phương pháp tốt nhất giúp chẩn đoán khi sốt virus. Ngoài việc giúp xác định nguyên nhân của sốt virus hay không, xét nghiệm khi sốt siêu vi còn có thể giúp xác định loại trừ các nguyên nhân khác như: nhiễm khuẩn, có thiếu má.u, mất nước và các bệnh lý về má.u cơ bản khác...để xác định được chính xác tình trạng cũng như nguyên nhân của sốt. Từ đó giúp cho việc điều trị chuẩn xác đúng phác đồ.
Cách phòng ngừa sốt virut
Thời tiết thay đổi, cần chủ động ngừa sốt virut
Cách đúng xử trí sốt virut ở tr.ẻ e.m
5. Cần chăm sóc đúng cách khi sốt virus
Trên thực tế hầu hết các trường hợp sốt virus đều không nguy hiểm và có thể tự khỏi nếu chăm sóc tại nhà đúng cách.
Khi bị sốt virus người bệnh cần kiểm tra nhiệt độ thường xuyên nếu sốt cao cần sử dụng thuố.c hạ sốt paracetamol 500mg khi sốt ở nhiệt độ 38,5 độ C .
Người bệnh cần bù nước vì khi sốt cao có thể gây mất nước, gây rối loạn điện giải cơ thể. Do đó nên uống nhiều nước lọc và bù điện giải bằng cách uống Oresol (một gói Oresol pha một lít nước uống dần trong ngày).
Người bệnh sốt virus cần ở trong phòng ấm, không nên mặc quần áo quá dày, ở trong phòng quá kín. Dù sốt nên người bệnh thường xuyên cảm thấy ớn lạnh nhưng nhiệt độ bên trong cơ thể vẫn đang rất cao. Do đó cần mặc các loại quần áo nhẹ, thoáng, có thể sử dụng quạt gió chế độ thấp để giữ không khí lưu thông. Cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
Trong khi sốt người bệnh cần ăn uống đủ chất, đồ ăn dễ tiêu như: ăn cháo, phở bún,... tăng cường bổ sung vitaimin C, ăn thức ăn lỏng đủ dinh dưỡng để nhanh hồi phục tình trạng sức khỏe.
Đa số trường hợp, sốt virus thường không đáng ngại, nhưng nếu sốt cao 39C hoặc cao hơn hoặc sốt không hạ sau khi uống thuố.c, sốt kèm thêm các triệu chứng nghiêm trọng khác thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Những triệu chứng sốt virus ở người lớn cần chú ý là :
Đau đầu dữ dộiKhó thởĐau ngựcNôn thường xuyênPhát ban trầm trọngCổ cứng và đauCo giật, mất tỉnh táo....
Cần phải được nhập viện và điều trị.
6. Biến chứng có thể gặp
Khi sốt virus người bệnh có thể bị rát họng, có mủ, viêm ở phế quản. Nặng hơn có khả năng sẽ bị sốc nhiễ.m trùn.g (mạch đậ.p nhanh, khó thở, tay chân lạnh, huyết áp tụt). Lúc ở trong trạng thái nguy kịch này người bệnh dễ dẫn đến t.ử von.g.
Ngoài ra, biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm ở người lớn mắc sốt virus là viêm phổi, đặc biệt là các chủng virus mới có khả năng gây bệnh nguy hiểm hơn, dễ lây nhiễm và khó kiểm soát bệnh hơn.
Khi virus gây bệnh cũng có thể xâm nhập gây viêm cơ tim, bệnh nhân có thể xuất hiện những cơn co thắt tim nguy hiểm như: tim đậ.p loạn nhịp, ngừng tim từng đợt. Đặc biệt những người bệnh khi đã hết sốt nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi, đuối sức và các triệu chứng đau ngực, hồi hộp hoặc các triệu chứng tim mạch khác thì nguy cơ biến chứng đến tim cao hơn.
Sốt virus không biến chứng chỉ cần điều trị ở nhà. Điều trị triệu chứng như hạ sốt giảm đau bằng thuố.c thông thường, giảm ho, uống đủ nước (nước lọc, nước trái cây, nước có chất điện giải) và không cần truyền dịch. Do vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự mua thuố.c để điều trị, không dùng thuố.c kháng sinh, kháng viêm. Việc tự chữa bệnh như thế dễ dẫn đến các biến chứng do thuố.c hay sử dụng không đúng chỉ định. Thuố.c kháng sinh không có tác dụng chữa bệnh trong sốt virus. Sử dụng thuố.c kháng viêm nhiều, điều trị không đúng bệnh gây đau dạ dày và có thể t.ử von.g.
7. Lời khuyên thầy thuố.c
Để giảm lây nhiễm, người bệnh cần thực hiện cách ly tại nhà trong thời gian sốt virus, nhất là trong thời điểm có sốt.
Không đến cơ quan, trường học và nơi đông người. Hạn chế tiếp xúc với người thân trong gia đình.
Đeo khẩu trang và thay khẩu trang thường xuyên. Rửa tay bằng các dung dịch rửa tay thông thường.
Trở lại sinh hoạt bình thường khi người bệnh hết sốt trên 24 giờ mà không cần dùng thuố.c hạ sốt.
Khi ho, hắt hơi, sổ mũi cần che bằng khăn giấy hay tay áo. Rửa tay sau khi ho hắt hơi giúp giảm lây nhiễm cho những người xung quanh. Khi phải chăm sóc người bệnh cần đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và theo dõi các dấu hiệu của sốt virus.
Nâng cao hệ miễn dịch bằng cách bổ sung kẽm và vitamin C, uống đủ nước, tập luyện thể dục thể thao, ngủ đủ giấc. Đảm bảo vệ sinh ăn uống, môi trường xung quanh sống mát mẻ, sạch sẽ.
Tổng hợp các phân loại viêm xoang thường gặp Việc phân loại viêm xoang thường gặp sẽ giúp bệnh nhân có được phác đồ điều trị phù hợp nhất, từ đó nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian chữa bệnh. Viêm xoang là một bệnh lý rất thường gặp hiện nay, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa và khi không khí bị ô nhiễm nặng nề. Việc phân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đột quỵ ở người trẻ đáng báo động

Khám phá 11 công dụng vàng của nghệ đối với sức khỏe tổng thể

Thói quen nào có nguy cơ gây ung thư vú?

Đồ uống thể thao có lợi gì khi tập luyện?

Vi nhựa đang làm gì với não bộ của bạn? cảnh báo mới từ các nghiên cứu khoa học

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Đồ uống tệ nhất với người huyết áp cao

5 bài thuố.c từ cỏ nhọ nồi trị gan nhiễm mỡ

5 lợi ích sức khỏe khi uống sữa hàng ngày

Suy giáp có nguy hiểm không?

7 loại thuố.c nên tránh dùng chung với cà phê

Cô gái trẻ sốc phản vệ, nguy cơ hoại tử mũi sau thẩm mỹ
Có thể bạn quan tâm

Until Dawn - Vòng lặp chế.t chóc được nâng lên một tầm cao mới
Phim âu mỹ
15:09:48 16/05/2025
MV Anh Tài "ghê" hơn Pickleball, fan 'cắn răng' thẩm nhạc, 'ăn theo' Anh trai?
Sao việt
15:09:04 16/05/2025
Sao nữ Vbiz đòi rút xương sườn vì b.ị ch.ê quá xấu, đi diễn không ai thèm nhìn, sau 10 năm lột xác đến hú hồn
Hậu trường phim
15:06:57 16/05/2025
Mỹ nữ Cbiz "xé luật" mặc hở đến mức bị đuổi khỏi thảm đỏ Cannes 2025 là ai?
Sao châu á
14:58:56 16/05/2025
Loạt hợp đồng lớn mà Tổng thống Trump công bố trong chuyến công du Trung Đông
Thế giới
14:55:40 16/05/2025
Squid Game không có đối thủ, càng chê càng hot, "đè bẹp" phim Kim Soo Hyun
Phim châu á
14:54:37 16/05/2025
Sao nữ muốn làm Quán quân Em Xinh Say Hi: Giảm cân lột xác như búp bê, tất tay từ ca hát tới diễn xuất
Nhạc việt
14:54:30 16/05/2025
Chiếc lightstick của G-Dragon có gì mà fan Việt sẵn sàng chi 10 triệu để sở hữu?
Nhạc quốc tế
14:44:46 16/05/2025
Nóng: Cuối cùng Justin Bieber đã chính thức lên tiếng về nghi vấn bị ông trùm Diddy lạm dụng tìn.h dụ.c!
Sao âu mỹ
14:41:25 16/05/2025
Những con số giật mình trong vụ án Tập đoàn Thuận An
Pháp luật
14:40:26 16/05/2025