Trẻ con có được nghỉ hè đúng nghĩa?
Nghỉ hè, trẻ con chỉ thèm được chơi, không phải học. Trẻ con chỉ thèm được “nghỉ hè” đúng nghĩa mà sao quá khó? Cha mẹ luôn nghĩ chơi là vô bổ, phí hoài nên học kì 3 chưa bao giờ kết thúc, chỉ vì cha mẹ luôn khát khao thành tích, đặt quá nhiều kì vọng lên đôi vai con trẻ…
Ảnh minh họa
Nghỉ hè, đấy là lúc trẻ con không phải đến trường, không phải vùi đầu vào sách vở. Các con được ngủ nghỉ thoải mái, không phải ăn uống nhồm nhoàm cho kịp buổi sáng tới trường, không phải lót dạ tạm cái bánh mì ngay trên yên xe của mẹ để kịp chạy sô học thêm. Nhưng kì nghỉ hè của trẻ con bây giờ không trọn vẹn, đây là học kì 3, là bước đệm quan trọng khi các em bước vào năm học mới.
Phụ huynh quan tâm tới kì nghỉ hè của con bằng nhiều cách khác nhau mà cái chính vẫn là hướng tới mục tiêu nạp thêm kiến thức, kỹ năng sống cho con. Ngay từ đầu tháng 5, khi trẻ con cấp 1 còn đang mải mê ôn thi cuối năm thì ngay ở cổng trường học, phụ huynh được nhận tờ rơi quảng cáo các khóa học tiếng Anh, năng khiếu múa hát, võ, vẽ, khiêu vũ, bơi lội… liên tục tuyển sinh suốt 3 tháng nghỉ hè. Những khóa học này rất thú vị nhưng học phí không hề rẻ. Ngoài tiền học năng khiếu, cha mẹ còn phải đầu tư tiền mua sắm trang phục, lo đưa đón con mất nhiều thời gian.
Nhiều phụ huynh than thở rằng điều kiện kinh tế eo hẹp chưa lo nổi cho con một mùa hè thú vị với những chuyến du lịch đó đây, những khóa học ở cung văn hóa, câu lạc bộ năng khiếu. Nhưng phụ huynh luôn sẵn sàng tìm một lớp học thêm nào đó cho con theo học, càng sớm càng tốt để con không chểnh mảng, bố mẹ luôn nghĩ để con chơi thoải mái thì “chữ thầy trả thầy”. Nếu không cho con đi học thêm hè, làm gì có ai quản trẻ, các con sẽ xem ti vi suốt ngày, đứa nào hư có khi còn lén trộm tiền bố mẹ đi cày game ngoài quán điện tử. Có vô số lý do để cha mẹ bất an khi trẻ nghỉ hè.
Thương nhất là những bé năm nay bước vào lớp 1. Bố mẹ lo lắng, căng thẳng cứ như con thi đại học. Mùa hè trở thành thời điểm vàng cho các con đi học thêm, phải học nhanh học gấp kẻo thua kém bạn bè. Lũ trẻ ngồi học chữ, học số, luyện chữ đẹp miệt mài suốt mùa hè để bố mẹ yên tâm. Phụ huynh nào cũng sốt sắng hỏi nhau, tìm cô tìm lớp uy tín gửi con học hè. Học ở nhà cô vẫn là chưa đủ, các bé còn được bố mẹ kèm thêm buổi tối. Con phải đọc vanh vách, phải viết thật đẹp đúng li đúng cỡ chữ. Hè là phải học, hè không được chơi!
Có lẽ người lớn chúng ta quên mất, mình khi xưa cũng là một đứa trẻ, thèm nhất khi nghỉ hè, được thỏa thích vui chơi, sách vở gấp gọn góc bàn học. Người lớn đi làm cũng chỉ mong đến ngày nghỉ cuối tuần được xả hơi, gác lại công việc một bên. Vậy tại sao cha mẹ lại muốn biến con thành máy học trong dịp nghỉ hè? Trẻ con cứ phải nhai đi nhai lại kiến thức làu làu như cháo chảy với một tâm trạng bất mãn, bị bố mẹ ép học. Nhiều em vùng vằng, phản đối có thể lĩnh ngay cái bạt tai tức thì với lời giáo huấn cửa miệng: “Không học thì chỉ có nước đi quét rác, bốc vác, khổ suốt đời”.
Video đang HOT
Cha mẹ không cho con đi học hè, chỉ cho con chơi trở thành phụ huynh cá biệt. Chắc chắn mọi người sẽ hỏi xem, đứa trẻ nhà đấy năm vừa rồi có đạt học sinh xuất sắc không, có đứng nhất nhì trong lớp không? Khi biết đứa trẻ học lực bình thường, thế nào người hỏi cũng chép miệng cảm thông: “Biết ngay là không đạt xuất sắc vì để con chơi suốt ngày”…
Các con nghỉ hè, tôi chỉ muốn con được vui chơi với lũ bạn, được khám phá thiên nhiên xung quanh. Thỉnh thoảng, tôi cũng giục con học tại nhà, ôn lại môn tiếng Anh vì đây là môn học khó. Nghỉ hè, con được mẹ phân công làm việc nhà cụ thể, làm xong việc con được đi chơi.
Bố mẹ cứ lo xa trẻ con nghịch dại, tôi thấy lũ trẻ biết chơi nhiều trò chơi thú vị. Con trai rủ nhau đá bóng, chơi cầu lông, cờ vua, mấy đứa quây tròn đánh bài nói chuyện rào rào cả buổi. Con gái cùng bạn chơi đồ hàng, dạy học, chạy nhảy, múa hát, đọc truyện cả ngày không biết chán. Nghỉ hè cũng là thời điểm lý tưởng để tôi dạy con vào bếp nấu nướng, rủ con cùng đi chợ, cùng con đi chơi. Không cần quá nhiều tiền, không cần phải là những chuyến du lịch đắt đỏ hoành tráng, vợ chồng tôi cho con đi chơi Bờ Hồ dạo phố đi bộ đêm đầy sắc màu và âm nhạc, dẫn con đi thăm quan bảo tàng, triển lãm tranh thật vui.
Và cũng chẳng cần phải đi quá xa, cha mẹ nào cũng có thể dành tặng con những niềm vui nho nhỏ, bất ngờ. Tôi rủ mấy đứa trẻ hàng xóm đạp xe đi ngắm ao sen, ruộng lúa chín gần nhà. Bọn trẻ hò reo sung sướng vì có cô dẫn đường, hai bạn nhỏ đạp xe băng băng, vừa đi vừa cười đùa ríu rít. Mấy cô cháu ngồi ngắm ao sen xanh biếc lá, mấy nụ sen đỏ thắm lấp ló, lá hoa và sóng nước rập rờn xao động. Hai cô bé đi cùng vui lắm khi biết tên bụi hoa mẫu đơn ven lối đi. Mấy chị em chăm chú nghe cô dạy cách phân biệt lúa nếp, lúa tẻ, lúa xanh, lúa chín giữa cánh đồng lúa bát ngát, gió thổi mát rượi. Lũ trẻ con quan sát côn trùng, chim chóc bay trong ánh chiều chập choạng, ngắm hoàng hôn với mây trời bảng lảng.
Trẻ con cần được vui chơi vào mùa hè, được khám phá những thứ nhỏ nhoi “rất trẻ con” như rình bắt chuồn chuồn, biết phân biệt cào cào, châu chấu, được ngắm mây bay, hoa nở, được thả diều, bắt ve, được ôm truyện tranh đọc cả ngày, được ngủ nướng. Nghỉ hè, trẻ con chỉ thèm được chơi, không phải học. Trẻ con chỉ thèm được “nghỉ hè” đúng nghĩa mà sao quá khó? Cha mẹ luôn nghĩ chơi là vô bổ, phí hoài nên học kì 3 chưa bao giờ kết thúc, chỉ vì cha mẹ luôn khát khao thành tích, đặt quá nhiều kì vọng lên đôi vai con trẻ…
Thanh Mai
(Thị trấn Đông Anh, Hà Nội)
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: Yêu thương và tự hào về con từ những điều giản dị nhất
Phụ huynh chúng ta tự hào và mơ ước điều gì ở các con? Câu trả lời thật dễ dàng: con học giỏi, ngoan ngoãn. Lũ trẻ con được nghỉ hè, tới nhà ai chơi cũng phải trả lời câu hỏi duy nhất: "Cháu đạt danh hiệu gì, có được giấy khen không?".
Ảnh minh họa
Người lớn ngồi với nhau trong dịp hội hè, cỗ bàn thì nhất thiết phải hỏi han đến việc học của các con, chị thì rộn ràng khoe con cuối năm đạt toàn 10 đứng nhất lớp, anh thì hậm hực vì con lỡ bị điểm 8 môn Tin thế là con không đạt danh hiệu xuất sắc, chị thì buồn rầu khi con mình đi học chỉ toàn 7, 8 nhưng vướng điểm 5 môn tiếng Anh vậy là không được khen thưởng. Bao nhiêu hi vọng, trông chờ của cha mẹ đều dồn vào cuối năm học, vào tờ giấy khen như một điều kiện quan trọng khẳng định con giỏi giang, ngoan ngoãn.
Có khi nào cha mẹ giật mình về các con, khi các con lớn lên chỉ biết đến lý thuyết, sách vở mà hoàn toàn dửng dưng, thờ ơ vô cảm với ngay những người thân yêu ruột thịt trong gia đình?
Nhiều bậc phụ huynh ôm trọn công việc nhà để con chỉ việc yên tâm ngồi vào bàn học, con không phải động chân tay vào bất cứ việc gì. Lý do mà cha mẹ đưa ra là con còn nhỏ, thôi cứ để con học tập, vui chơi, chờ con lớn hẳn rồi mới giao việc nhà cho con làm.
Tôi từng được nghe chuyện chị bán tạp hóa kể, chị có hai cậu con trai đều đã đi làm nhưng chị vất vả như mẹ bỉm sữa vì con trai không biết làm việc nhà, chị cứ tất bật với việc làm ăn, hoa mắt với cả núi việc nhà từ cơm nước đến dọn dẹp, giặt giũ. Chị cười xòa thanh minh, lúc con bé thì muốn để con học, con lớn thì chúng bận đi làm, thôi mình cố gắng cho tròn trách nhiệm làm mẹ.
Phụ huynh thường khoe con với bảng điểm chót vót, giấy khen treo kín tường nhà chứ có mấy ai lại khoe con tôi biết đỡ đần cha mẹ việc nhà, biết nấu nướng dọn dẹp, biết trông em. Khoe con những thứ ấy thì ngượng lắm! Thế nên chỉ có những em học thật giỏi mới trở thành niềm hãnh diện vô biên của cha mẹ. Những em học hành làng nhàng, nghịch ngợm, đi học không cố nổi tờ giấy khen không mấy khi được cha mẹ nhắc tới, còn phải "lãnh đủ" những lời mắng mỏ, chửi bới thậm chí là no đòn vì ngu dốt. Tôi nghĩ, mỗi đứa trẻ đều có năng lực và cá tính riêng, rất cần được cha mẹ yêu thương, cổ vũ và động viên.
Sớm nay, tôi bất ngờ chứng kiến được hình ảnh cảm động ngay tại sân ga, nơi tôi làm việc. Chị công nhân môi trường và cậu con trai mặc bộ đồng phục học sinh đang kéo xe rác về nơi tập kết. Chị mới chuyển tới địa bàn thị trấn làm chừng nửa năm nay, tôi đã quen với dáng người đậm đà, gương mặt lúc nào cũng bịt kín mít khẩu trang - khăn trùm đầu, tay đeo găng tay bảo hộ. Khoảng 6 giờ sáng, chị đã lúi húi đẩy xe rác đi qua cửa kiểm soát. Chị thu dọn ở khu vực tập kết rác quanh khu vực ga chừng một tiếng. Xe rác lúc nào cũng cao ngất ngư vì đủ thứ rác thải sinh hoạt. Ai cũng phóng qua thật nhanh khi gặp chị đẩy xe rác bởi thứ mùi thập cẩm nồng nặc khó chịu.
Hôm nay chị không đi làm một mình mà có cả con trai đi cùng phụ giúp chị. Con trai mặc nguyên bộ đồng phục học sinh, thái độ vui vẻ khi làm cùng mẹ. Khi tàu khách đang dừng đón khách, tôi vội trò chuyện cùng chị và được biết cậu bé đang là học sinh lớp 8, vừa mới nghỉ hè nên mẹ dẫn đi cùng. Tôi lén quan sát cách cháu làm việc cùng mẹ. Cháu quét rác, mẹ hót rác đổ lên xe. Tôi hỏi chuyện về gia đình, chị kể chị làm công nhân môi trường, chồng chị lao động tự do.
Chị mải miết thu dọn rác vương vãi, giục con quét sạch khoảng sân bê tông, nơi tập kết xe rác. Nhưng trong ánh mắt của chị, tôi nhận thấy ánh lên niềm vui sướng, tự hào về cậu con trai. Tôi nghĩ, có lẽ niềm tự hào lớn nhất của chị chính là con trai thực sự biết thương yêu mẹ, sẵn sàng giúp đỡ mẹ những công việc lao động cực nhọc mà vẫn vui vẻ, không cáu kỉnh gắt gỏng.
Mấy cô bác đi làm nhìn cảnh cậu bé mặc đồng phục học sinh gò lưng đẩy xe rác cùng mẹ lên dốc thì tỏ vẻ thương xót "Tí tuổi đầu đã phải đẩy xe rác cùng mẹ, khổ thật". Có lẽ mọi người đã quen chuyện phục vụ con hết mức, bố mẹ đi làm hùng hục tối ngày nhưng con thì vô tư chơi dông dài, lướt mạng, chơi game, để mặc cửa nhà bề bộn, cơm không chịu nấu, bát không thèm rửa. Bố mẹ có nhờ làm chút việc là phụng phịu, kêu than, dằn dỗi. Vậy là nhiều cha mẹ xót con, tiện thể làm một lèo cho hết việc vì thương con cả năm đi học vất vả, có mấy ngày hè phải cho con nghỉ ngơi cho lại sức, nghỉ vài ngày chúng nó còn đi học thêm, học năng khiếu, đâu có rảnh mà làm việc nhà.
Có nhiều em 17, 18 tuổi vẫn không biết nấu cơm, đi chợ. Các em đòi hỏi cha mẹ phải đáp ứng quá nhiều yêu cầu từ ăn mặc sành điệu, xe đẹp, điện thoại xịn để bằng bạn bằng bè. Nhiều phụ huynh than thở, mình làm việc nhà hoa mắt chóng mặt nhưng con đi học về là vứt cặp vào bàn, phóng đi chơi đến giờ cơm mới mò về, hễ làm tí việc nhà là như đánh vật. Có nhiều chuyện cười ra nước mắt như việc mẹ nhờ con gái quét nhà mà quét nửa tiếng chưa xong...
Chừng nào cha mẹ chỉ biết ca ngợi con bằng tờ giấy khen mà phớt lờ những hành động đẹp của con trong cuộc sống thường ngày, hẳn có lúc ân hận khi con càng lớn càng sống dửng dưng vô cảm, chỉ quen hưởng thụ vì nghĩ rằng mọi thứ đã có bố mẹ lo hết. Tôi nghĩ, phụ huynh chúng ta hãy yêu thương và tự hào về con từ những điều giản dị nhất. Thông điệp ấy, có mấy ai thực sự quan tâm?
Thanh Mai
(Thị trấn Đông Anh, Hà Nội)
Theo Dân trí
Nghỉ hè của con, nỗi lo của cha mẹ Nghỉ hè là khoảng thời gian rất nhiều trẻ em mong đợi để được vui chơi sau 9 tháng học tập vất vả và cũng là những ngày cha mẹ lo lắng. ảnh minh họa Ngược lại với sự háo hức, mong đợi của con trẻ, kỳ nghỉ hè lại là nỗi lo của không ít gia đình có con ở lứa tuổi...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phim hoạt hình Việt "đụng độ" tại rạp: Dế Mèn Trạng Quỳnh có tự làm khó nhau?
Phim việt
20:39:09 08/05/2025
Khai quật mộ vua trẻ đẹp nhất Ai Cập: Mở ra chuỗi chết chóc, nhân loại ám ảnh
Thế giới
20:28:35 08/05/2025
Diddy tóc bạc gần hết, lo lắng đến mức đi vệ sinh giữa tòa, truyền thông "khịa"?
Sao âu mỹ
20:20:01 08/05/2025
Trấn Thành ngủ quên trên chiến thắng, nhường hào quang, 1 người vào vết xe đổ?
Hậu trường phim
20:01:09 08/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi mặc trang phục gây "tức mắt", đọ sắc ra sao với ứng viên số 1 Miss World mà bùng tranh cãi?
Sao việt
19:59:55 08/05/2025
Cuộc sống của những đứa trẻ từng gây chấn động thế giới trong ca sinh 9 hiếm gặp
Lạ vui
19:54:05 08/05/2025
Giám đốc trung tâm đăng kiểm ở Cần Thơ nhận hối lộ gần 1 tỷ đồng
Pháp luật
18:41:09 08/05/2025
Chuyện tình 'chị ơi anh yêu em' của nữ thần cầu lông lai 7 dòng máu
Netizen
18:33:35 08/05/2025
Đường 34 tỷ đồng "vô dụng", thành chỗ phơi lúa
Tin nổi bật
18:32:46 08/05/2025
5 trang phục đi biển mùa hè 2025 hợp thời trang mà không sợ bị nhăn
Thời trang
18:06:25 08/05/2025