Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ.
Nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây, hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Bệnh tay chân miệng thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ mắc tay chân miệng?
Khi trẻ mắc tay chân miệng, cha mẹ cần:
Cách ly trẻ ở nhà từ 10-14 ngày đầu của bệnh.
Nếu trẻ đã đi học, gia đình cần báo ngay cho trường học, nhà trẻ hoặc cơ quan y tế gần nhất để có phương án vệ sinh các bề mặt, dụng cụ mà trẻ đã từng tiếp xúc, cũng như theo dõi sức khỏe của các bé đã tiếp xúc với trẻ mắc bệnh. Nơi ở của trẻ cần thông thoáng, sạch sẽ, có ánh nắng mặt trời.
Nếu trẻ sốt trên 385 độ, cha mẹ chườm ấm ở cổ, nách, bẹn (lưu ý không làm ướt quần áo khi chườm ấm cho trẻ để tránh trẻ bị nhiễm lạnh), kết hợp cho trẻ uống thuố.c hạ sốt.
Cho trẻ uống dung dịch oresol được pha đúng cách theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải.
Vệ sinh cơ thể đúng cách cho trẻ mắc tay chân miệng
Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc pha nước ấm với muối (1 muỗng 5g muối pha với 240ml nước ấm).
Vệ sinh thân thể: Nên tắm nhẹ nhàng cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng sát khuẩn hoặc nước sạch, sau khi tắm bôi Betadin 3% đề phòng nhiễ.m trùn.g da. Tuyệt đối không để trẻ gãi mạnh làm vỡ các nốt phỏng nước dễ gây nhiễ.m trùn.g.
Trẻ mắc tay chân miệng nên ăn gì, uống gì?
Video đang HOT
Nên: Với trẻ còn bú: tiếp tục cho ăn sữa mẹ (vắt sữa đổ thìa khi trẻ đau miệng không bú được). Với trẻ lớn: cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như súp, cháo. Nên cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ.
Không nên: Không nên cho trẻ ăn đồ cay, nóng, cứng.
Bệnh tay chân miệng thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng
Bệnh tay chân miệng có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi trẻ có những dấu hiệu trở nặng sau:
Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuố.c hạ sốt.
Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ chú ý quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
Quấy khóc nhiều: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, quấy khóc cả đêm không ngủ (Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp).
Một số dấu hiệu khác: khó thở, nôn nhiều, nôn khan, khó nuốt, yếu chân tay, đi loạng choạng…
Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Để phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là tr.ẻ e.m, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:
Vệ sinh cá nhân
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và tr.ẻ e.m), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Vệ sinh ăn uống
Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt
Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Thu gom và xử lý chất thải của trẻ
Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Theo dõi phát hiện sớm
Tr.ẻ e.m phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh
Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổ.i cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.
Số ca bệnh tay chân miệng ở TP.HCM tiếp tục tăng
TP.HCM bước vào mùa bệnh tay chân miệng, số ca bệnh tăng trong hai tuần liên tiếp. Cơ quan y tế cảnh báo người dân không chủ quan, lơ là phòng chống dịch bệnh.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ nổi nhiều mẩn đỏ ở lòng bàn chân. Ảnh: Nguyễn Thuận.
Theo số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), tình hình bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu hạ nhiệt trong tuần 16 (14/4-20/4). Tuy nhiên, số ca mắc tay chân miệng lại ghi nhận sự gia tăng đáng kể, trong khi bệnh sởi vẫn duy trì số ca mắc ở mức cao.
Cụ thể, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 290 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 13,8% so với trung bình 4 tuần trước đó. Tính chung từ đầu năm đến nay, thành phố đã có 6.624 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Các khu vực có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất là huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi và TP Thủ Đức.
Đối với bệnh sởi, TP.HCM ghi nhận 189 ca mắc có địa chỉ tại thành phố, giảm 16,9% so với trung bình 4 tuần trước. Tuy nhiên, tổng số ca sởi tích lũy từ đầu dịch đến tuần 16/2025 vẫn ở mức cao, với 8.948 trường hợp. Các quận, huyện ghi nhận số ca mắc sởi cao nhất tính đến thời điểm này là huyện Bình Chánh, quận Bình Tân và TP Thủ Đức.
Trong khi đó, dịch bệnh tay chân miệng lại có xu hướng gia tăng trong hai tuần liên tiếp. Trong tuần 15, thành phố ghi nhận 476 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 36,6% so với trung bình 4 tuần trước. Trong tuần 16, thành phố ghi nhận 544 ca mắc mới, tăng tới 35,5% so với mức trung bình của 4 tuần trước. Lũy kế từ đầu năm, đã có 3.721 ca tay chân miệng. Các quận, huyện có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cao là quận Bình Tân, quận 8 và huyện Nhà Bè.
Trước diễn biến phức tạp của các dịch bệnh, đặc biệt là sự gia tăng trở lại của tay chân miệng, ngành y tế TP.HCM tiếp tục khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện duy trì vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống, diệt muỗi và lăng quăng đối với sốt xuất huyết, cũng như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng đối với tay chân miệng là những biện pháp quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng.
Bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng bệnh, do đó, HCDC khuyến cáo người dân chủ động phòng chống bệnh, bằng cách
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày
Lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày của trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.
Sởi lan rộng tại Hà Nội, nhóm trên 10 tuổ.i chiếm tỷ lệ mắc cao nhất Theo CDC Hà Nội, số ca mắc sởi ở Hà Nội có xu hướng tăng cao ở nhóm người trên 10 tuổ.i - một dấu hiệu cảnh báo sự thay đổi đáng lo ngại trong mô hình dịch tễ học của bệnh sởi. Trong tuần từ ngày 11 đến 18/4, Hà Nội ghi nhận 211 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sau cắt trĩ, người phụ nữ phải nhập viện nhổ đinh 8 lần và bị suy thận

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuố.c gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Nhiều người lớn, tr.ẻ e.m bị bọ chét đốt phải đi bệnh viện

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở tr.ẻ e.m

Những căn bệnh âm thầm đ.e dọ.a dân văn phòng

7 sai lầm phổ biến khiến bạn già nhanh hơn

Mổ cấp cứu nam bệnh nhân bị đinh đâ.m xuyê.n hộp sọ ở Hải Phòng

B.é gá.i 13 tuổ.i ở Hà Nội có cột sống cong hình chữ C, uốn 'như con rồng'

Bài thuố.c chữa mụn trứng cá từ cây kim ngân
Có thể bạn quan tâm

Triệt xóa tụ điểm mua bán, sử dụng m.a tú.y ở quán karaoke
Pháp luật
19:48:43 29/04/2025
EU chúc mừng chiến thắng của ông Mark Carney trong cuộc bầu cử tại Canada
Thế giới
19:46:02 29/04/2025
Đại tá, NSND Thu Hà: Ứa nước mắt giữa vòng tay Nhân dân, xem nhẹ cái nóng 50 độ
Nhạc việt
19:32:08 29/04/2025
Đoạn clip ghi lại thời điểm lửa bùng phát khiến 3 người t.ử von.g trong vụ cháy nhà ở Hà Nội
Netizen
19:23:02 29/04/2025
Điều tra vụ phụ huynh vào trường hàn.h hun.g nữ giáo viên
Tin nổi bật
18:05:49 29/04/2025
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lậ.t mặ.t 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025
Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Chồng là anh hùng phi công, sống ở TP.HCM vẫn có nhà 3 tầng tại Hà Nội
Sao việt
17:44:15 29/04/2025
Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"
Sao châu á
17:39:36 29/04/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay 30/4: Thân yên ắng, Hợi sự nghiệp thăng hoa
Trắc nghiệm
17:27:47 29/04/2025