Trẻ nhỏ nên học tiếng Anh thế nào?
Học tiếng Việt cần cả quá trình bài bản, không lý gì học ngôn ngữ Anh lại có thể đốt cháy giai đoạn hay cắt bỏ bất kỳ công đoạn nào.
Anh Phan Thế Dũng (Fb Thầy Phan Dũng), 38 tuổi, từng giảng dạy ngôn ngữ Anh tại một số quốc gia Đông và Tây Phi trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ phát triển giữa Quỹ Dominial Capital và địa phương (Business Education Program). Anh chia sẻ quan điểm về dạy tiếng Anh cho trẻ.
Người Việt học tiếng mẹ đẻ cần cả quá trình dài. Từ lúc lọt lòng đến 6 tuổi, trẻ học từ vựng cơ bản, qua nghe nói thụ động từ ông bà, cha mẹ, môi trường xung quanh, được cái gì tốt cái đó, chưa phải là những thứ đã được chuẩn hóa.
Bắt đầu từ lớp 1, trẻ tập viết chữ, phát âm, tập đọc. Lớp 2, 3 vẫn là các bài học từ ngữ đơn giản và mãi đến lớp 4, 5 trẻ mới học những bài ngữ pháp, làm văn đơn giản. Viết văn thế nào cho hay, diễn đạt sao cho chuẩn phải lên THCS và sau đó là THPT. Nghĩa là để có thể chuẩn hóa câu cú diễn đạt ngay tiếng mẹ đẻ, chúng ta cũng cần quá trình phát triển nhận thức nhất định.
Đối với tiếng mẹ đẻ vốn thuận tiện và dễ dàng đã cần những công đoạn lớp lang bài bản như vậy thì không lý gì ngôn ngữ Anh lại có thể đốt cháy giai đoạn hay cắt bỏ bất kỳ công đoạn nào. Tuy vậy, thực trạng dạy và học tiếng Anh cho con trẻ hiện nay, từ cả phương pháp luận dạy học lẫn yếu tố kỳ vọng từ phía phụ huynh đều có thiên hướng hoặc đốt cháy giai đoạn, hoặc giản lược đi một số khâu quan trọng, ví dụ tập đọc.
Tôi biết có nhà vì kỳ vọng lo lắng mà cho con học từ 2-3 tuổi. Tất nhiên lĩnh vực nào chúng ta cũng có những thần đồng, những đứa trẻ xuất sắc, tiếng Anh cũng không ngoại lệ. Nhưng rõ ràng chúng ta không thể lấy một số ít thần đồng xuất sắc đó làm kiểu mẫu cho số đông con trẻ.
Mấy tuổi học tiếng Anh cũng được nhưng cần nhớ đây phải là quá trình thuần túy học từ vựng cơ bản, qua kênh nghe nói và là quá trình thụ động. Có nghĩa hãy cho trẻ môi trường nghe nói chuẩn (như môi trường tiếng Việt cho trẻ trước 6 tuổi). Giai đoạn này nên kéo dài đến khoảng lớp 5-6.
Tại sao tôi lấy mốc 11, 12 tuổi? Bởi đó mới là lúc trẻ đủ nhận thức để tiếp nhận những bài học ngữ âm và tông giọng đầu tiên, hai thứ mang tính nền tảng cho việc nghe nói tiếng Anh. Chúng sẽ giúp chuẩn hóa phát âm và tông giọng tiếng Anh cho trẻ như cách mà chúng ta chuẩn hóa đánh vần và 6 thanh điệu tiếng Việt ở giờ tập đọc lớp 1. Cùng với đó là những bài học từ pháp giản đơn, nhớ vẹt thuần túy.
Video đang HOT
Ảnh: Shutterstock.
Sau đó khoảng 1-2 năm, khi 13-14 tuổi, lúc này trẻ đã đủ phát triển khả năng tư duy cũng như vốn kiến thức ngôn ngữ tiếng Việt nhất định để có thể tiếp nhận được những khái niệm của một ngôn ngữ khác. Đó là lúc thích hợp để bắt đầu học cú pháp, tức kiến thức về câu cú, về cụm cũng như các hình thức nối kết, những thứ vốn cần đến tư duy hệ thống và logic.
Nói thêm về giai đoạn đầu tiên, môi trường nghe nói thụ động trước 11-12 tuổi tốt nhất là với người bản ngữ Âu, Mỹ. Nếu không phải trực tiếp ngoài đời thực (với các thầy cô tại trung tâm chẳng hạn) thì có thể qua media (Internet, tivi, video, phần mềm tiếng Anh cho trẻ…) vốn quá sẵn trong thời đại bây giờ, nhưng dứt khoát phải là người bản ngữ.
Một thực tế là việc đánh giá trình độ tiếng Anh tại Việt Nam trên bình diện chính thống (các kỳ thi) thời gian dài chỉ có viết và đọc hiểu, dẫn đến dạy và học hoàn toàn bỏ qua nói và nghe. Khi đã không thi thì giáo viên, học sinh không cần học. Không cần học thì giáo viên không được chuẩn hóa và chú trọng nâng cao kỹ năng nghe nói, không đầu tư biên soạn giáo trình bài bản chuẩn mực để dạy.
Thực tế này chính là nguyên nhân của tình trạng chất lượng thấp và không đồng đều về dạy nghe nói hiện nay, cả trong lớp học tiếng Anh chính thống lẫn trung tâm tư nhân. Phụ huynh không thể đặt cược tương lai con trẻ vào đó để rồi sau này lại giống như chính mình phải vất vả học lại phát âm nghe nói từ đầu, trong khi không phải nhà nào cũng có điều kiện cho con học với người bản địa.
Vậy giải pháp thiết thực nhất ở đây là thế nào? Không ai khác ngoài chính phụ huynh (hoặc tương lai sẽ là phụ huynh) cần vì con mình mà tự trang bị kiến thức. Bạn phát âm tông giọng chuẩn sẽ là môi trường tuyệt vời ngay từ trong nhà cho đứa trẻ của bạn. Một khi bạn phát âm tông giọng chuẩn thì có thể thẩm định được trung tâm nào, thầy cô nào đạt chất lượng để dạy con. Đây đơn thuần chỉ là câu chuyện làm người tiêu dùng thông minh thì phải tự trang bị kiến thức.
Thực hành tiếng Anh thế nào cho hiệu quả?
Để tự thực hành tiếng Anh đạt hiệu quả nhất, cùng với việc biên soạn giáo trình, phải có một cuộc cách mạng trong tư duy người dạy lẫn người học.
Trong hai bài viết trước, anh Phan Dũng, 38 tuổi, giảng dạy ngôn ngữ Anh, đã chỉ ra việc người Việt thiếu phương pháp luận khi dạy và học tiếng Anh. Hôm nay, anh tiếp tục với chủ đề thực hành tiếng Anh như thế nào để có thể sử dụng nhuần nhuyễn cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Từ lâu nay, một tư tưởng đã thành mặc định là học tiếng Anh chỉ cần thực hành nhiều là giỏi. Nghe nhiều là nghe giỏi, nói nhiều là nói giỏi, viết đi viết lại là viết giỏi và đọc nhiều tự khắc sẽ biết hết. Nếu như vậy mà giỏi tiếng Anh thì khác gì bảo cứ lái xe ra đường cho nhiều khắc biết lái xe.
Nhiều người đánh đồng con đường trở thành giỏi tiếng Anh của một bộ phận người học là có điều kiện tiếp xúc thường xuyên, được vây quanh bởi môi trường sử dụng tiếng Anh, hoặc có năng khiếu nhất định về thẩm thấu ngôn ngữ cũng như khả năng bắt chước, và cả mặt nào đó là thiên hướng hướng ngoại, hoạt ngôn, dạn dĩ.
Câu hỏi đặt ra số đông còn lại không được như vậy thì phải làm sao? Đó là chưa kể, lấy ví dụ thực hành giao tiếp, để có thể nói một câu, bộ não người thường bị quá tải vì cần xử lý cùng lúc quá nhiều thứ: tìm kiếm lựa chọn từ vựng, tổ chức câu cú ngữ pháp, phát âm như nào, ngữ điệu ra làm sao..., thứ nào cũng mông lung mơ hồ ngoài tầm với. Hệ quả tất yếu sẽ là tâm lý sợ sai ngại nói, xấu hổ, tự ti, mất niềm tin và đi đến bỏ cuộc.
Giải pháp ở đây chính là khái niệm tự thực hành. Nếu như lý thuyết cần có thực hành mới có thể nhuần nhuyễn cho sử dụng thực tế, trong khi môi trường thực hành chưa có hoặc đơn giản chưa đến lúc phát sinh nhu cầu, thì tự thực hành chính là thứ giúp thỏa mãn cả hai phía. Nó chẳng khác gì công đoạn lái xe mô hình trong trường lái hay tập bắn hình nhân trên thao trường.
Thầy Phan Thế Dũng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Tự thực hành bao gồm đọc và đọc. Đó chính là đọc hiểu (đọc trầm, nhìn câu chữ hiểu nội dung). Đọc hiểu là một kênh giao tiếp. Chúng ta không nhất thiết phải đi gặp một ai đó mới gọi là giao tiếp với họ. Đọc các bài hội thoại, đọc bài viết, về bản chất cũng là các câu nói từ người bản địa phát ra, thậm chí còn là những câu nói chuẩn mực nhất, do những chuyên gia hàng đầu về ngôn ngữ thực hiện. Chỉ khác là chúng ta thay vì dùng tai nhận biết thì dùng mắt.
Khi đọc, chúng ta thực hành kiến thức về câu cú đã học, đặc biệt về cú pháp. Đọc hiểu nhiều thì đương nhiên sẽ học được nhiều cách nói/viết đồng thời mở rộng vốn từ ngữ bằng chính văn cảnh, điều tối quan trọng trong học từ vựng. Tích lũy dạng câu, tích lũy từ vựng giống như một quá trình dồn nén, để đến lúc cần sử dụng tự động sẽ bung ra.
Đọc thứ hai là đọc to thành lời, tương tự tập đọc tiếng Việt ở cấp tiểu học. Thật khó hiểu khi đây là quá trình quan trọng và không hề xa lạ trong học tiếng Việt, lại hoàn toàn không được sử dụng trong học tiếng Anh. Quá trình tập đọc cần được thực hiện ở hai cấp độ: đọc từng từ rời rạc nhằm phát âm tròn vành rõ chữ, đặt tông giọng đúng độ cao quy định; và đọc liền mạch một câu trọn vẹn. Tự thực hành đọc nên được thực hiện trên chính những câu do người học tự viết ra tương ứng trình độ, kiến thức câu và từ vựng bản thân, với phiên âm kèm theo.
Khác với bắt người học nói ra một câu, khi còn ngổn ngang khó khăn về việc tạo lập câu thế nào cho đúng, sử dụng từ nào cho phù hợp, phát âm ra sao, thì tập đọc với hình thức trên sẽ giúp thoát khỏi gánh nặng và phân tâm câu chữ, tập trung hoàn toàn vào một việc. Mặt khác, đó cũng chính là những câu nói mà người học sau này có cơ hội sử dụng. Và tất nhiên, so với việc nghe mò mẫm từng từ cho đến từng câu, người học có thể phát ra tương tự cách người bản địa nói, chắc chắn khi nghe họ nói sẽ quen thuộc và dễ hơn rất nhiều.
Để tự thực hành đạt hiệu quả nhất, về phía người dạy, điều tiên quyết là chấp nhận từ bỏ vai trò trung tâm, là tiêu chuẩn của đúng sai, đưa người học vào thế lệ thuộc. Cần học cách chấp nhận sự "đúng, chuẩn" nằm ở công thức có thể kiểm chứng chứ không phải ở những gì mình đưa ra, hướng dẫn vun xới cho quá trình tự thực hành của người học, và nếu có thể, truyền cảm hứng.
Phần lớn người dạy hiện bị lầm lẫn giữa hai khái niệm truyền cảm hứng và mua vui cho người học. Truyền cảm hứng chỉ đáng biểu dương nếu người dạy tạo hứng thú nhưng vẫn đưa được người học vào những khuôn khổ tư duy cần có. Mua vui thì khiến người học vui vẻ chốc lát, nhưng lại trượt qua một cách dễ dãi hời hợt, không tạo ra được năng lực tư duy có tính hệ thống, xâu chuỗi, logic, học một chỉ biết một mà thôi. Nó có hại cho quá trình tự học, vốn chiếm 90% thành công trong học ngoại ngữ.
Đối với người học, cần hình thành tư tưởng học để thoát ly người dạy, học để tự học. Dĩ nhiên muốn làm được điều đó thì cần đòi hỏi và hướng vào tiêu chuẩn chuẩn mực, thế nào là đúng, thế nào là hay, tất cả đều phải nhìn vào tiêu chuẩn đó. Có như vậy mới thực sự làm chủ kiến thức, mới tạo ra được niềm hứng thú tự học, tự thực hành.
Anh Phan Dũng (tên đầy đủ Phan Thế Dũng) tốt nghiệp Học viện Ngoại giao năm 2004, từng giảng dạy ngôn ngữ Anh tại một số quốc gia Đông và Tây Phi trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ phát triển giữa Quỹ Dominial Capital và địa phương (Business Education Program).
Năm 2017-2018, anh Dũng tham gia dự án nâng cao năng lực giao tiếp và giữ gìn ngôn ngữ Anh sử dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn "Improving literacy, preserving language, and providing inclusion using AI and big data" do Quỹ Dominion Capital tài trợ.
Hiện anh Dũng là chủ nhiệm chương trình khơi nguồn cảm hứng học tiếng Anh cho cộng đồng với hàng nghìn lượt lớp học miễn phí (online và offline).
Học Tiếng Anh ở Langmaster có tốt không? Đó là băn khoăn của hầu hết học viên trước khi đăng ký học tại Langmaster - một trong những trung tâm tiếng Anh giao tiếp nổi bật nhất hiện nay. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời đúng đắn. Môi trường học tập ở Langmaster có tốt không? Ngại nói, phát âm không chuẩn là nỗi lo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

'Gymer đẹp nhất Nam Bộ' khoe thời trang gây tranh cãi trên sân pickleball
Netizen
06:30:19 18/05/2025
Biệt phủ được xây dựng suốt 12 năm bị yêu cầu phá dỡ gấp
Lạ vui
06:27:27 18/05/2025
5 món đồ "ngỡ vô hại" lại là ổ chứa formaldehyde, càng dùng càng đánh bại sức khỏe
Sáng tạo
06:26:26 18/05/2025
Nhìn Tôn Lệ 42 tuổi và Hồ Hạnh Nhi 45 tuổi: Sự thật đằng sau "khoảng cách" của năm tháng
Sao châu á
06:23:09 18/05/2025
Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ
Thế giới
06:22:02 18/05/2025
Chồng là doanh nhân, vợ là diễn viên "siêu bận", nhưng shark Bình - Phương Oanh luôn giữ thói quen này khi nuôi con
Sao việt
06:17:13 18/05/2025
Gợi ý 5 món vừa ngon, dễ ăn cho cuối tuần, món cuối đang cực hot, "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội
Ẩm thực
06:11:24 18/05/2025
Greenwood lên tiếng về tương lai ở Marseille
Sao thể thao
05:54:44 18/05/2025
Lộ ảnh Song Hye Kyo vào vai nàng Dae Jang Geum, tuyệt đối xinh đẹp vẫn thua xa Lee Young Ae một điểm
Hậu trường phim
05:50:57 18/05/2025
10 phim ngôn tình Trung Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 ngược tâm đến tận cùng, ai xem cũng phải khóc
Phim châu á
05:49:18 18/05/2025