“Tréo ngoe” trong quy định chọn sách giáo khoa

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã tổ chức họp báo theo đó có 32 sách giáo khoa (SGK) của 8 môn học được phê duyệt trong danh mục SGK lớp 1 sử dụng tại các trường phổ thông từ năm học tới. Đây là các bước triển khai chủ trương “một chương trình, nhiều bộ SGK” của Quốc hội nhằm đổi mới toàn diện giáo dục nước nhà.

Theo như công bố 24 trong số 32 bản thảo SGK lớp 1 vừa được phê duyệt để sử dụng trong năm học mới là của NXB Giáo dục Việt Nam. Thị phần của Nhà xuất bản Giáo dục vẫn chiếm đa phần nên nhiều phụ huynh cho rằng mục tiêu Quốc hội đặt ra là đa dạng sách, chống độc quyền dường như chưa thực hiện triệt để. Chất lượng và giá SGK vì thế khó lòng mà tốt, rẻ như kỳ vọng.

Theo đó tại điều 32 Luật Giáo dục (sửa đổi) quy định: “UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT” đã dấy lên sự lo ngại trong các gia đình có em đang đi học. Liệu mỗi tỉnh học một bộ SGK thì sau này thi vào các trường đại học có vênh nhau không? Liệu Nhà xuất bản Giáo dục vẫn “độc quyền” thì giá SGK năm sau có tăng hay không?

Tréo ngoe trong quy định chọn sách giáo khoa - Hình 1

Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.

Nhưng ngay sau đó, trong phiên họp của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sáng 26/11 lại yêu cầu Chính phủ thực hiện theo Nghị quyết 88. Mà trong Nghị quyết 88 của Quốc hội ban hành năm 2014, quy định về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nêu rõ: “Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT”. Các trường sẽ thành lập hội đồng tuyển chọn, người đứng đầu là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; thành viên hội đồng là tổ trưởng chuyên môn, giáo viên đứng lớp và đại diện cha mẹ học sinh.

Như vậy SGK lớp 1 năm học tới không phải “UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK” như Bộ GD&ĐT vừa họp báo công bố mà là “Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK”. Trong ngày 20/11 năm nay, khá nhiều phụ huynh, giáo viên bàn tán xôn xao trước thông tin: Việc chọn SGK lớp 1 năm học 2020 – 2021 sẽ do các trường học quyết định; đến năm học sau, thẩm quyền lựa chọn này mới thuộc về UBND các tỉnh.

Sở dĩ có sự “tréo ngoe” này là do phải sau ngày 1/7/2019 Luật Giáo dục 2019 mới có hiệu lực thi hành. Nghĩa là Chính phủ không thể giao Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục 2019 áp dụng điều 32 trước khi luật này chính thức được áp dụng. Để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong quy định pháp luật, chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác.

Như vậy có thể xảy ra những tình huống như: Hội đồng trường chọn sách lớp 1 là bộ sách A, lên lớp 2 tỉnh chọn bộ sách B. Thực ra để tránh điều này khi thiết kế Luật Giáo dục cần quy định rõ trong điều khoản thi hành, điều khoản chuyển tiếp. Chí ít cần được quy định bằng một quy định của Quốc hội ban hành kèm theo Luật để hướng dẫn thi hành, đáng tiếc điều này lại không xảy ra.

Video đang HOT

Như vậy, trong tháng 12 theo thẩm quyền thì Bộ GD&ĐT sẽ ban hành thông tư lựa chọn SGK theo tinh thần Luật Giáo dục 2019 đồng thời cũng ban hành thông tư thứ 2 theo tinh thần Nghị quyết 88, chỉ áp dụng đối với lớp 1 và chỉ có hiệu lực thi hành đến hết tháng 6/2020.

Vẫn biết các bộ SGK được thiết kế theo chuẩn quốc gia, đảm bảo tính kế thừa và chuyển tiếp nhưng đây vẫn là những sai sót không đáng có.

Theo kinhtedothi

Các trường tự chọn sách giáo khoa có đảm bảo thống nhất về kiến thức, chất lượng học sinh?

Năm học 2020- 2021 tới đây, các trường được tự chọn SGK dạy học nhưng phải đảm bảo tính phù hợp, thống nhất và chất lượng đánh giá học sinh.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa thống nhất thông qua "các cơ sở giáo dục, trực tiếp là hiệu trưởng có thẩm quyền lựa chọn sách giáo khoa (SGK) để sử dụng, dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh". Ngày 22/11 Bộ GD&ĐT từng đưa thông tin trong buổi họp báo công bố SG, theo Luật giáo dục sửa đổi UBND cấp tỉnh được quyền lựa chọn SGK.

Dù ai chọn sách cũng không được xáo trộn chương trình học

Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết, ngày 26/11 Bộ GD&ĐT trình Chính phủ báo cáo Quốc hội xin ý kiến đẩy sớm thời gian thực hiện theo Luật giáo dục sửa đổi từ ngày 1/1/2020, nhằm đảm bảo tính thống trong lựa chọn SGK cho chương trình phổ thông mới.

Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội cho rằng việc ban hành thông tư theo điểm C khoản 1 Điều 32 (UBND tỉnh có quyền lựa chọn SGK) của Luật sửa đổi chưa phù hợp với hiệu lực thi hành của Luật Giáo dục (sửa đổi) vào thời điểm hiện hành.

Các trường tự chọn sách giáo khoa có đảm bảo thống nhất về kiến thức, chất lượng học sinh? - Hình 1

Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT.

Do vậy, việc chọn SGK lớp 1 năm học tới vẫn sẽ thực hiện theo Nghị quyết 88 của Quốc hội. Nhưng Bộ GD&ĐT không bị động vì vẫn đang trong quá trình xây dựng song song cả hai dự thảo, thông tư quy định chọn SGK. Một dự thảo thực hiện theo Nghị quyết 88, một dự thảo thực hiện theo Luật giáo dục (sửa đổi).

Ông Thành khẳng định, Bộ GD&ĐT có tính toán đến các phương án dự trù từ trước. Việc công bố dự thảo thông tư quy định chọn SGK lớp 1 (theo Nghị quyết 88) để xin ý kiến góp ý vẫn theo đúng tiến độ đề ra để kịp cho việc chuẩn bị "thay sách" từ năm học 2020 - 2021.

Chỉ có điều, thông tư này khi ban hành sẽ chỉ có hiệu lực từ 1/1/2020 đến hết tháng 30/6/2020. Vì từ 1/7/2020, Luật giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực thi hành thì việc chọn SGK khi ấy sẽ giao cho UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm; Bộ GD&ĐT sẽ ban hành một thông tư mới căn cứ theo quy định này trong Luật sửa đổi.

Cụ thể hơn, ông Thành cho biết, dự kiến trong thông tư hướng dẫn tới đây, Hội đồng chọn SGK cấp cơ sở giáo dục bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu của cơ sở giáo dục, các thành viên còn lại là hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên của các bộ môn...

Khi để các cơ sở giáo dục có quyền chọn SGK lớp 1 thì trong cùng một quận/huyện, mỗi trường tiểu học sẽ có hiện tượng chọn nhiều loại SGK khác nhau để dạy học. Tuy nhiên, theo ông Thành, dù giao cho các nhà trường chọn SGK, nhưng Phòng và Sở GD&ĐT các địa phương vẫn phải có trách nhiệm tiếp nhận báo cáo, tổng hợp số lượng, loại SGK được chọn.

Đặc biệt, trước băn khoăn của dư luận khi cùng trong một huyện/tỉnh lại có nhiều bộ SGK được đưa vào dạy, liệu sẽ có độ chênh lệch về mặt kiến thức giữa học sinh các trường với nhau?

Ông Thành chỉ ra rằng, Bộ GD&ĐT đã tính toán trước các phương án, khi có nhiều SGK thì việc đánh giá thi cử sẽ bám sát theo mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình, chứ không theo bất cứ một SGK nào.

Người học là chính, SGK là phụ

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT tổng thể cho biết, phương án để cơ sở các trường hay UBND tỉnh lựa chọn SGK đều hợp lý, cơ bản nhất là hướng tới đảm bảo đúng tiến độ in ấn, phát hành và bồi dưỡng giáo viên chuẩn bị cho chương trình giảng dạy từ năm học 2020- 2021.

Việc ban hành thông tư theo tinh thần Nghị quyết 88 giao quyền lựa chọn SGK cho các trường có hiệu lực trong 6 tháng đầu năm 2020 và từ năm sau sẽ quay lại đúng lộ trình của Luật Giáo dục sửa đổi. Dù là đơn vị nào được chọn sách trong những năm sau năm học 2020-2021 đều phải tuân thủ nguyên tắc kế thừa và chuyển tiếp, tuyệt đối không được thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến học sinh, trừ khi chính trường đó muốn thay đổi.

Các trường tự chọn sách giáo khoa có đảm bảo thống nhất về kiến thức, chất lượng học sinh? - Hình 2

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT tổng thể.

GS Thuyết nhấn mạnh, trong chương trình mới không tuyệt đối hóa bất kỳ phương pháp nào hay cấm giáo viên không được tham khảo và giảng dạy các phương pháp tiến bộ mới. Hướng tới nhiệm vụ chủ chốt là tổ chức hoạt động cho học sinh, đảm bảo đạt tiêu chí đánh giá sau khi kết thúc mỗi chương trình học. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp phải đi kèm với đổi mới kiểm tra, đánh giá.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, việc kiểm tra hiện mới chỉ đòi hỏi kỹ năng giải bài tập, chưa đòi hỏi học sinh phải vận dụng, thực hành kiến thức. Áp lực của thi cử khiến cho các giáo viên dạy học sinh theo hướng áp đặt thiếu sáng tạo.

Cụ thể, các đề bài kiểm tra sẽ không trích dẫn từ SGK, dù bất kỳ cách làm nào, dẫn đến kết quả đúng vẫn sẽ được tính điểm. Đây là tính mở trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhằm đảm bảo nếu học sinh chuyển trường hoặc vì một lý do nào đó không được học liên tục một bộ hoặc một cuốn SGK vẫn không ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.

Đây cũng là điểm mới được điều chỉnh tối ưu trong chương trình phổ thông mới tới đây theo hướng chủ động, sáng tạo, tư duy phản biện, SGK chỉ là phụ đạo cho người học.

Vị GS này cho rằng, dù đổi mới thế nào thì tiêu đánh giá vẫn phải bám sát tinh thần khung chương trình đã ban hành của phổ thông mới. Chúng ta không chỉ phân loại học sinh, mà còn phải xác định mức độ đáp ứng được các yếu tố cần đạt trong chương trình. Từ đó, điều chỉnh cách dạy và chương trình để cho học sinh học tốt hơn. Nói theo toán học thì là xác định tọa độ của học sinh trên sơ đồ phát triển.

Theo VTC

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đệ nhất mỹ nhân Việt càng mập càng xinh, sai lầm lớn nhất là giảm 1 lần 5kg vì vai diễnĐệ nhất mỹ nhân Việt càng mập càng xinh, sai lầm lớn nhất là giảm 1 lần 5kg vì vai diễn
16:08:33 11/05/2025
"Tiên nữ" showbiz lấy chồng hơn 17 tuổi và cái kết bất ngờ khi làm mẹ kế hào môn"Tiên nữ" showbiz lấy chồng hơn 17 tuổi và cái kết bất ngờ khi làm mẹ kế hào môn
15:45:00 11/05/2025
Tuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn emTuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn em
15:49:07 11/05/2025
Cô dâu 28kg quê Phú Yên được mẹ chồng hết mực yêu chiều, tăng 10kg sau cướiCô dâu 28kg quê Phú Yên được mẹ chồng hết mực yêu chiều, tăng 10kg sau cưới
15:18:51 11/05/2025
Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây NinhCận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh
16:19:47 11/05/2025
Sự cố lúc 2h sáng, chị chồng bỗng làm một việc khiến tôi từ ghét thành yêuSự cố lúc 2h sáng, chị chồng bỗng làm một việc khiến tôi từ ghét thành yêu
17:49:24 11/05/2025
Concert "tốt nghiệp": HIEUTHUHAI nức nở, RHYDER bị chèn ép, Quang Hùng mới sốcConcert "tốt nghiệp": HIEUTHUHAI nức nở, RHYDER bị chèn ép, Quang Hùng mới sốc
16:03:00 11/05/2025
68 quân nhân duyệt binh từ Nga về Việt Nam trong vòng tay người thân và đồng đội68 quân nhân duyệt binh từ Nga về Việt Nam trong vòng tay người thân và đồng đội
18:43:06 11/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập của mẹ chồng 50 triệu/tháng nhưng ngày nằm viện, bà nhắc chúng tôi đóng viện phí, 2 tuần sau, bà mới công bố lý do

Thu nhập của mẹ chồng 50 triệu/tháng nhưng ngày nằm viện, bà nhắc chúng tôi đóng viện phí, 2 tuần sau, bà mới công bố lý do

Góc tâm tình

20:59:24 11/05/2025
Tiền lương hưu 1 tháng của mẹ còn nhiều hơn vợ chồng tôi cộng lại, vậy mà bà không chịu bỏ tiền ra chữa bệnh cho bản thân là sao?
Xung đột Hamas - Israel: Ai Cập, Palestine thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn và kế hoạch tái thiết Gaza

Xung đột Hamas - Israel: Ai Cập, Palestine thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn và kế hoạch tái thiết Gaza

Uncat

20:55:11 11/05/2025
Về phần mình, Phó Tổng thống Palestine Al-Sheikh ca ngợi vai trò của Ai Cập trong việc hòa giải ngừng bắn và các nỗ lực phá vỡ cuộc bao vây của Israel đối với Gaza, cũng như vai trò trong "việc hỗ trợ người dân Palestine và sự nghiệp ch...
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D. Trump hoan nghênh kết quả đàm phán với Trung Quốc

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D. Trump hoan nghênh kết quả đàm phán với Trung Quốc

Thế giới

20:53:52 11/05/2025
Đây là cuộc tiếp xúc trực tiếp đầu tiên giữa phái đoàn hai nước kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng loạt thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc và nhiều nước khác. Đáp lại, Bắc Kinh cũng áp thuế trả đũa Mỹ.
Vụ con cá 0,5kg "chém" gần 1,8 triệu đồng: Vì sao cá lại đắt hơn tôm hùm?

Vụ con cá 0,5kg "chém" gần 1,8 triệu đồng: Vì sao cá lại đắt hơn tôm hùm?

Tin nổi bật

20:53:21 11/05/2025
Mới đây, tại thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), một chủ bè nổi đã bán con cá bò hòm nặng 0,5kg với giá 1,75 triệu đồng cho 2 khách du lịch, khiến dư luận xôn xao.
Đậu Kiêu: Thợ gội đầu được kỳ vọng thành Ảnh đế, cưới con vua sòng bài, kết đắng

Đậu Kiêu: Thợ gội đầu được kỳ vọng thành Ảnh đế, cưới con vua sòng bài, kết đắng

Sao châu á

20:36:49 11/05/2025
Xuất thân trong gia đình khó khăn, cơ cực nên trong mắt nhiều người, khi Đậu Kiêu công khai yêu Hà Siêu Liên anh chỉ là một kẻ tham lam cố chen chân vào giới thượng lưu không hơn không kém.
Nhà Becks 'mỗi người mỗi ngả'

Nhà Becks 'mỗi người mỗi ngả'

Sao thể thao

20:36:43 11/05/2025
Trong khi tin đồn mâu thuẫn nội bộ gia đình đang lan rộng, Romeo Beckham và Victoria mới đây đều có những động thái mới.
Hiền Thục kể mối tình thời thanh xuân, khóc khi nhắc về anh trai

Hiền Thục kể mối tình thời thanh xuân, khóc khi nhắc về anh trai

Sao việt

20:28:48 11/05/2025
Hôm 10/5, ca sĩ Hiền Thục ra mắt cuốn sách đầu tay mang tên Bong bóng ơi, bay lên , gồm hơn 60 tản văn, xoay quanh các chủ đề: Ký ức gia đình, tình mẫu tử, những chuyến đi, nỗi nhớ, mất mát...
Bà mẹ ở Vĩnh Long tiết lộ chiêu "thao túng tâm lý" giúp con mê học: Con trai 10 tuổi đạt loạt thành tích đáng ngưỡng mộ

Bà mẹ ở Vĩnh Long tiết lộ chiêu "thao túng tâm lý" giúp con mê học: Con trai 10 tuổi đạt loạt thành tích đáng ngưỡng mộ

Netizen

20:14:51 11/05/2025
Không đứa trẻ nào sinh ra đã yêu thích học, nhưng nếu con bạn đang ham chơi hơn học, vẫn có cách để thay đổi điều đó. Đó là bài học chị Phạm Thị Phương Thanh (Long Hồ, Vĩnh Long) rút ra từ hành trình cùng con trai
So sắc vóc em gái Đặng Văn Lâm và Nguyễn Văn Toàn

So sắc vóc em gái Đặng Văn Lâm và Nguyễn Văn Toàn

Phong cách sao

20:07:01 11/05/2025
Bên cạnh vợ hay bạn gái, người thân của các cầu thủ bóng đá Việt cũng thu hút sự chú ý từ phía công chúng, khán giả thể thao. Trong đó, em gái của Đặng Văn Lâm và Nguyễn Văn Toàn thường xuyên được so sánh với nhau.
Vì sao thiếu ngủ, căng thẳng khiến da dầu luôn bóng nhờn, nhiều trứng cá?

Vì sao thiếu ngủ, căng thẳng khiến da dầu luôn bóng nhờn, nhiều trứng cá?

Làm đẹp

19:49:27 11/05/2025
Ngoài việc chăm sóc, vệ sinh da và thực hiện chế độ ăn, thì ngủ đủ giấc cũng là biện pháp hàng đầu để hạn chế da tiết dầu hiệu quả trong những ngày hè nóng bức.
Bắt nữ quái bị truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trẻ em

Bắt nữ quái bị truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trẻ em

Pháp luật

19:43:57 11/05/2025
Sau hơn 10 năm lẩn trốn, dù thay đổi thông tin cá nhân, ngoại hình hòng trốn tránh cơ quan chức năng, nữ quái có hành vi mua bán người, mua bán trẻ em, đã bị bắt giữ.