Triều Tiên phản đối chỉ trích của quốc tế về xuất khẩu lao động
Triều Tiên phản đối những chỉ trích nhắm vào chính sách đưa người đi lao động nước ngoài của Bình Nhưỡng, gọi đó là sự vu khống vớ vẩn làm ảnh hưởng Triều Tiên.
Một công nhân Triều Tiên – Ảnh minh họa: AFP
Triều Tiên lên tiếng phản đối những chỉ trích của các nước và tổ chức, trong đó có Liên Hiệp Quốc nói rằng Bình Nhưỡng thực hiện chính sách xuất khẩu lao động “cưỡng ép” để mang ngoại tệ về cho chính phủ.
“Họ nói rằng hàng ngàn lao động Triều Tiên bị bạc đãi và đang tham gia vào hoạt động lao động cưỡng bức (ở nước ngoài)”, ông Ri Hung-sik, đại sứ của Triều Tiên phát biểu trong cuộc họp báo ở New York hôm 17.11, theo Reuters.
“Điều đó hoàn toàn sai trái và thêu dệt”, ông Hung nói. “Đây là sự vu khống vớ vẩn nhắm vào nền cộng hòa của chúng tôi”, ông nói tiếp.
Điều tra viên nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, ông Marzuki Darusman hồi tháng 10.2015 bày tỏ sự quan ngại đối với chính sách xuất khẩu lao động của Triều Tiên. Ông cho rằng Bình Nhưỡng ép 50.000 người đi lao động ở nước ngoài trong điều kiện như “lao động khổ sai”. Ông Darusman kêu gọi chính phủ các nước nơi tiếp nhận lao động Triều Tiên nên tiến hành điều tra.
Video đang HOT
Ông Ri phản bác điều này, nói rằng người Triều Tiên làm việc ở nước ngoài bao gồm Nga, Trung Quốc, Kuwait và Angola là tự nguyện. “Chúng tôi có người lao động của mình làm việc ở nước ngoài theo những hợp đồng hợp pháp”, ông Ri nói. Tuy nhiên, ông không xác nhận có bao nhiêu lao động Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài.
Ông Ri Hung-sik (giữa), đại sứ của Triều Tiên trong cuộc họp báo ở New York hôm 17.11 – Ảnh: Reuters
Trước đó, nhiều tổ chức nhân quyền cũng chỉ trích chính sách xuất khẩu lao động của Triều Tiên. Các tổ chức này nói lao động Triều Tiên làm việc trong điều kiện khắc khổ, tiền lương phải nộp gần hết cho chính phủ để phục vụ chương trình hạt nhân.
Trong cuộc họp của một ủy ban của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tháng trước, ông Darusman cho biết trong điều kiện bị cấm vận của Liên Hiệp Quốc vì chương trình hạt nhân, Triều Tiên vẫn kiếm được từ 1,2 đến 2,3 tỉ USD mỗi năm từ chính sách xuất khẩu lao động.
Ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc trong tuần này sẽ bỏ phiếu về một nghị quyết do Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đưa ra nói về tình hình vi phạm nhân quyền của Triều Tiên, theo Reuters. Bình Nhưỡng phản bác việc bỏ phiếu nghị quyết này và yêu cầu EU và Nhật rút lại dự thảo.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Triều Tiên lấy tiền từ đâu cho chương trình hạt nhân?
Ngoại tệ thu được từ xuất khẩu lao động được cho là nguồn cung chính cho chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên, trong bối cảnh nước này đang chịu cấm vận của Liên Hiệp Quốc.
Một nữ công nhân tại nhà máy lụa ở Bình Nhưỡng - Ảnh minh họa: Reuters
Chương trình hạt nhân của Triều Tiên có nhiều nguồn cung tiền, nhưng chiếm phần lớn trong số đó là xuất khẩu lao động, theo bài viết trên ABC News ngày 20.7.
Xuất khẩu lao động được Triều Tiên xem là nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia bị cô lập nhất thế giới này. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un xem đây là ngành quan trọng nhằm phục vụ cho chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng nên đã đẩy mạnh việc đưa người lao động ra nước ngoài.
ABC trích nguồn tin từ tổ chức Theo dõi Triều Tiên ở Hàn Quốc ước đoán hiện có khoảng 90.000 lao động Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài, và nguồn lao động này mang lại cho Bình Nhưỡng 2 tỉ USD mỗi năm. Lao động Triều Tiên làm việc tại 40 nước, phần lớn ở châu Á, Trung Đông và châu Âu; đông nhất là ở Nga với 25.000 người, tiếp đến là Trung Quốc. Họ làm việc trong các lĩnh vực khai khoáng, dệt may và xây dựng.
"Kể từ khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, ông Kim Jong-un càng đẩy mạnh lĩnh vực xuất khẩu lao động", ABC News dẫn lời ông Myeong Chul-ahn, giám đốc tổ chức Theo dõi Triều Tiên. Ông này gọi chương trình đưa người lao động ra nước ngoài làm việc của Triều Tiên là "xuất khẩu lao động nô lệ", vi phạm nhân quyền và thúc giục Liên Hiệp Quốc phải có hành động.
Người lao động làm việc ở nước ngoài được cho là nguồn thu ngoại tệ của chính quyền Triều Tiên - Ảnh: Reuters
Hãng tin ABC News đã gặp gỡ 3 người Triều Tiên từng tham gia chương trình xuất khẩu lao động của Bình Nhưỡng, đã đào tẩu sang Hàn Quốc. Những người này cho biết họ đã lao động như nô lệ trong một xưởng gỗ ở vùng Siberia của Nga, phải làm việc trong thời gian dài dưới điều kiện lạnh giá và không có thiết bị bảo hộ.
Những người Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc không muốn nêu tên nói rằng đổi lại với điều kiện làm việc như thế, họ chỉ nhận được 10% tiền lương. 90% tiền lương còn lại của người lao động bị nhà nước lấy, tờ The Guardian (Anh) cho hay. Có người thậm chí không nhận được đồng nào, phải giao toàn bộ tiền lương cho chính quyền Triều Tiên.
Điều kiện làm việc khắc nghiệt khiến nhiều người lao động chết ngay tại công trường, trong khi những người khác không dám bỏ trốn vì lo sợ tính mạng của người thân trong nước. Chính quyền Triều Tiên được cho đã giữ gia đình người lao động như "con tin".
Dưới áp lực của cộng đồng quốc tế, một số nước đã dè dặt hơn với lao động Triều Tiên, Qatar đã gửi lại Bình Nhưỡng lao động Triều Tiên làm việc trong các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 (World Cup 2022) sẽ tổ chức tại nước này, theo The Guardian.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Mỹ tiếp tục tự đánh giá mình không mạnh Theo Heritage Foundation, Lầu Năm Góc vừa tỏ ra khiêm tốn khi tự đánh giá thấp về sức mạnh bản thân khi phải đối phó với những hiểm nguy. Sức mạnh quân sự của Mỹ được đánh giá dự trên 3 khía cạnh: số lượng, chất lượng và khả năng sẵn sàng chiến đấu. Thực trạng chung dễ nhận thấy đó là "sự...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hồi sinh tàu Voyager 1 sau 20 năm "tưởng như đã chết"

Qualcomm ra chip di động mới cho điện thoại tầm trung, nhấn mạnh vào AI

Mỹ công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Iran

Baidu phát triển hệ thống AI mở ra khả năng giao tiếp giữa con người và động vật

Hàn Quốc hợp tác thúc đẩy hiện đại hóa quốc phòng của Saudi Arabia

Tướng Ukraine ước tính số binh sĩ Nga đang tham chiến

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump
Có thể bạn quan tâm

Diễn viên "lùn nhất" Việt Nam được chồng Tây cưng như trứng, lóa mắt trước nhẫn kim cương cỡ khủng
Sao việt
14:39:47 17/05/2025
Xe tay ga thương hiệu Ý được nâng cấp tại Việt Nam, sẽ tắt máy khi bị đổ
Xe máy
14:35:33 17/05/2025
Phim Hàn 18+ lập kỷ lục 6 năm mới có 1 lần, nam chính đẹp mê mẩn nhưng nhìn mặt là thấy buồn cười
Phim châu á
14:32:51 17/05/2025
Mỹ nam Trung Quốc là "hoàng tử nước mắt" gây sốt: Cả thế giới có lỗi khi anh khóc, phim mới nhất định phải xem
Hậu trường phim
13:57:06 17/05/2025
Nawat ưu ái 'gà cưng' ở Cannes, Thùy Tiên bị đá, hết giá trị thương mại?
Sao châu á
13:53:18 17/05/2025
Phim ATVNCG vừa ra mắt đã tranh cãi, 1 nhà báo tố bị vu oan phát ngôn hết thời
Phim việt
13:44:28 17/05/2025
Top 3 chòm sao vận may cực thịnh ngày 18/5
Trắc nghiệm
13:43:35 17/05/2025
4 loại giường không nên mua dù thích đến mấy
Sáng tạo
13:42:10 17/05/2025
Lisa lại lộ "da thịt" nóng bỏng mắt, nhan sắc thăng hạng "chặt đẹp" IT girl thế hệ mới
Nhạc quốc tế
13:30:16 17/05/2025
Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?
Tin nổi bật
12:05:26 17/05/2025